2. Giải pháp cho Việt nam trong giai đoạn 2013-
2.2 Giải pháp cho chính sách tỷ giá
Hiện nay trên thế giới tồn tại 3 chế độ tỷ giá chính: chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ trung gian. Ứng với mỗi chế độ tỷ giá sẽ đi kèm với những ưu điểm và khuyết điểm nhất định .Việc lựa chọn chế độ tỷ giá xoay quanh 2 vấn đề chính : Mối quan hệ giữa các nền kinh tế quốc gia với cả hệ thống toàn cầu và mức độ linh hoạt của các chính sách kinh tế trong nước.
Thứ nhất, lựa chọn chế độ tỷ giá là lựa chọn hệ thống mở cửa hay đóng cửa. Các phương án lựa chọn hệ thống tỷ giá thiên về hoặc tỷ giá cố định hoặc tỷ giá linh hoạt. Một quốc gia lựa chọn tỷ giá cố định tức là chấp nhận sự ràng buộc đối với các chính sách kinh tế quốc gia. Các chính sách kinh tế của quốc gia bị lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái cố định, vì vậy việc hoạch định chính sách đối nội rất bị động. Từ đó có thể thấy rằng sự lựa chọn này ngang với việc áp đặt các ràng buộc quốc tế vào các chính sách kinh tế quốc gia. Nói rộng hơn, lựa chọn cơ chế hối đoái là một chính sách quan trọng, tác động trực tiếp đến mức độ mở cửa thương mại, và quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
Thứ hai, chúng ta cần quan tâm đến mức độ linh hoạt của các chính sách kinh tế đối nội. Nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đó là vì đồng tiền không còn thể hiện giá trị thị trường thực của chúng. Sự che đậy thông tin nào tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ tấn công các đồng tiền cố định và nhiều nước sẽ mất sạch cả dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứkhông chịu để nó mất giá. Cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997 là một minh chứng cho điều này. Lựa chọn có thay đổi chế độ tỷ giá hay không còn chịu ảnh hưởng bởi mức dự trữ ngoại hối mà quốc gia đó có.
Theo phân tích trên, chế độ tỷ giá phù hợp cho Việt nam chính là chế độ mà Việt Nam đang áp dụng. Bằng cách đối chiếu với định nghĩa của IMF, có thể thấy rằng chính sách tỷ giá của Việt Nam là tỷ giá cố định có điều chỉnh chứ không phải thả nổi có quản lý như công bố. Sau khi điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với cung cầu thị trường, áp lực phá giá đồng nội tệ đã giảm đi. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, Việt Nam có thể phải tiếp tục phá giá ở một mức vừa phải để cân bằng lại dự trữ ngoại hối sau đà sụt giảm nghiêm trọng năm 2010. Nhâp siêu vẫn là vấn đề nền kinh tế cần giải quyết trong khi xuất khẩu Việt Nam chưa tìm lại được vị thế sau cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách nên:
- Tiếp tục giữ ổn định tỷ giá trong ngắn hạn;
- Chuẩn bị cho đợt điều chỉnh phá giá nhẹ đồng tiền trong giai đoạn từ 6-12 tháng tới.
- Cân đối và đề ra mức dự trữ ngoại hối mục tiêu.