Tác dụng kết hợp hai chính sách và tác động của nhân tố thứ

Một phần của tài liệu VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TỪ GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI (Trang 28 - 30)

3. Giai đoạn 2010 đến nay: Bộ đôi chính sách tiền tệ độc lập và ổn định tỷ giá:

3.3Tác dụng kết hợp hai chính sách và tác động của nhân tố thứ

Việc kết hợp chính sách tiền tệ độc lập và ổn định tỷ giá trong năm 2011 đã không thành công khi ngay từ đầu năm 2011 tỷ giá đã tăng 9,3% ảnh hưởng đến cả năm 2011 khiến lãi suất và lạm phát năm 2011 tăng cao.

Từ năm 2012 đến nay NHNN đã kết hợp thành công chính sách tiền tệ trong việc giảm lạm phát và ổn định tỷ giá nhờ việc tăng dự trữ ngoại hối, những quyết định hợp lý và mạnh mẽ về kiểm soát nhu cầu ngoại tệ.

Việc ổn định tỷ giá đã góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ. Nói cụ thể hơn, đó là Việt Nam trong thời gian dài là nền kinh tế nhập siêu và nhập siêu ở mức lớn. Do đó, tỷ giá biến động theo hướng đồng Việt Nam giảm giá dẫn tới tình trạng “ nhập khẩu lạm phát” vào nền kinh tế nước ta trong một số năm qua. Điều này thấy rõ nhất trong các năm 2009 – 2010 khi giá cả nhiều mặt hàng chủ lực, chiến lược trên thị trường thế giới tăng mạnh, cộng với tỷ giá VND/USD cũng biến động lớn, dẫn tới tình trạng “nhập khẩu kép” lạm phát vào nền kinh tế nước ta. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến tình trạng lạm phát cao ở Việt Nam trong những năm gần đây. Khi tỷ giá ổn định, thì hàng hóa nhập khẩu ổn định, các mặt hàng sử dụng nhiều nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu,... giá cũng ổn định. Ngoài ra, các mặt hàng nông sản, thủy hải sản,... thu mua cho xuất khẩu, đặc biệt là lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản,...cũng không biến động theo sự biến động của tỷ giá. Diễn biến đó thực tế cũng góp phần lớn vào việc ổn định chỉ số giá tiêu dùng trên thị trường xã hội trong năm 2012 đến nay.

Tuy nhiên, thời gian này Việt Nam sử dụng cả hai yếu tố tức là vừa kiểm soát dòng vốn vừa can thiệp bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị trường để giữ tỷ giá. Trong 10 tháng đầu năm NHNN mua vào gần 10 tỷ USD. Việc NHNN mua

vào nhằm giữ cho đồng nội tệ khỏi lên giá. Chẳng hạn, giả sử nếu NHNN không mua vào 10 tỷ USD thì tỷ giá có thể chỉ còn 20.000 VND/USD, thay vì 21.000 VND/USD như hiện nay. Rõ ràng để giữ tỷ giá ổn định chính sách tiền tệ của NHNN đã giảm sự độc lập.

Sự độc lập về chính sách tiền tệ có tác dụng quan trọng đến giảm thiểu những biến động về lạm phát, không phụ thuộc vào quy mô của dự trữ ngoại hối quốc gia; trong khi đó, tự do hóa tài chính mặc dù giảm biến động về lạm phát nhưng lại gia tăng biến động về sản lượng; mức độ ổn định về tỷ giá (nếu không có vai trò của dự trữ ngoại hối) thì mặc dù giảm được biến động sản lượng nhưng lại tăng biến động lạm phát; và cần có những điều kiện nhất định về dự trữ ngoại hối cũng như chuẩn ổn định tỷ giá thì biến số này mới có tác dụng ổn định lạm phát.

Vì thế, tăng cường tính độc lập chính sách tiền tệ nên được là một lựa chọn ưu tiên trong giai đoạn tới để hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, theo đó, mô hình Tam giác Bộ ba bất khả thi nên được điều chỉnh chệnh nhiều hơn về phía đỉnh độc lập chính sách tiền tệ.

Theo ràng buộc bộ ba bất khả thi, để hướng sự ưu tiên đối với chính sách tiền tệ độc lập, cần hi sinh ở mức độ nhất định sự ổn định tỷ giá hoặc tự do hóa tài khoản vốn. Tự do hóa chu chuyển vốn và ổn định tỷ giá (nếu bỏ qua vai trò của dự trữ ngoại hối) cùng có tác động ngược chiều nhau đến biến động sản lượng (giảm thiểu) và biến động lạm phát (gia tăng).Tuy nhiên, nếu gia tăng được dự trữ ngoại hối thì tỷ giá ổn định có thể ổn định được lạm phát.

Kiểm soát vốn hiệu quả nên thể hiện ở việc lựa chọn cách thức kiểm soát vốn hợp lý trong bối cảnh phải mở cửa nền kinh tế, liên quan đến ưu tiên mở cửa khu vực nào và mức độ đến đâu. Trong bối cảnh các giao dịch về vốn cần được tự do hóa theo thông lệ và cam kết hội thập, có những khu vực có thể kiểm soát chặt chẽ hơn, ví dụ kiểm soát nợ nước ngoài.

Một phần của tài liệu VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TỪ GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI (Trang 28 - 30)