Chính sách ổn định tỷ giá:

Một phần của tài liệu VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TỪ GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI (Trang 26 - 28)

3. Giai đoạn 2010 đến nay: Bộ đôi chính sách tiền tệ độc lập và ổn định tỷ giá:

3.2Chính sách ổn định tỷ giá:

Chịu hậu quả mất cân đối cung cầu ngoại tệ nghiêm trọng trong năm 2010 ( nhập siêu 12,4 tỷ USD) và 2 tháng đầu năm 2011 ( nhập siêu 1,8 tỷ USD), cùng lúc giá vàng thế giới tăng cao làm bùng nổ đầu cơ vàng dẫn đến nhu cầu ngoại tệ tăng vọt trong đó chủ yếu là nhu cầu USD, có lúc tỷ giá USD trên thị trường tự do lớn hơn trong ngân hàng đến 10% . Không thể tiếp tục duy trì tỷ giá, NHNN đã tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch sử (9,3%) vào 11/2/2011, nâng tỷ giá chính thức lên 20.693 VND/USD và giảm biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%. Đây là bước ngoặc quan trọng trong việc bắt đầu những chính sách ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà Nước.

Với quyết tâm ổn định tỷ giá thì Và chỉ trong ngày đầu tiên của tháng 6/2011, Ngân hàng Nhà nước đã dồn dập ban hành loạt văn bản quan trọng, mang tính đồng bộ nhằm điều tiết thị trường.Trước hết, việc kết hối đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã chính thức được quy định bằng Thông tư số 13/2011/TT-NHNN; quy định về việc bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước tăng Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng thêm 1%. Lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức bị rút xuống còn 0,5%/năm, của các cá nhân xuống còn 2%/năm.

Phía sau loạt quyết định trên, tỷ giá USD/VND và lãi suất trên thị trường đã có những diễn biến mới. Tỷ giá USD/VND từ tháng 2 năm 2011 và cả năm 2012 dao động trong khoảng 20.600 VND – 21.000 VND

Ngày 28/12/2012 Ngân Hàng Nhà Nước ban hành Thông tư 37/2012/TT- NHNN quy định về việc hạn chế mục đích cho vay ngoại tệ, trong đó quan trọng nhất là tổ chức tín dụng chỉ được cho vay khi khách hàng vay sản xuất kinh doanh có đủ nguồn thu ngoại tệ từ sản xuất kinh doanh. Việc hạn chế nhu cầu vay USD trong nước đối với doanh nghiệp không cân đối được nguồn ngoại tệ trả nợ góp phần làm ổn định tỷ giá.

Với những chính sách ổn định tỷ giá hợp lý và mạnh mẽ, Ngân hàng Nhà Nước đã giữ ổn định tỷ giá từ quý 2 năm 2011 đến nay. Với mức tăng tỷ giá liên ngân hàng chỉ 0,7% và tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại tăng lúc tối đa chỉ cao hơn 1,7% so với tỷ giá liên ngân hàng từ ngày 11/02/2011

Diễn biến tỷ giá nói trên có những tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội. Trước hết, tỷ giá ổn định đã tác động tích cực đến tâm lý của người dân, tâm lý của thị trường tài chính. Người dân, giới đầu tư tin tưởng vào sự ổn định của đồng Việt Nam, hay đồng Việt Nam được coi trọng. Điều này làm giảm hẳn tình trạng người dân lựa chọn việc cất trữ tài sản của mình bằng việc mua ngoại tệ, góp phần đẩy lùi tình trạng đô la hóa trong xã hội; hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản của các doanh nghiệp.

Tiếp theo, một tác động quan trọng khác của tỷ giá là góp phần tạo điều kiện cho NHNN mua được một lượng lớn USD trên thị trường từ dân cư và các doanh nghiệp. Từ đó, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, làm tăng sức mạnh của quốc gia, đưa lượng dự trữ ngoại hối đến nay tương đương với trên 11 tuần nhập khẩu. Bên cạnh đó, làm giảm tình trạng "đô la hóa" của nền kinh tế vốn đã lớn và tăng lên trong mấy năm trước. Nhà nước đã huy động được một lượng ngoại tệ lớn trong dân vào đầu tư phát triển và điều hành chính sách tiền tệ. Ngược lại, nguồn quỹ dự trữ ngoại tệ do Ngân hàng Trung ương quản lý dồi dào cũng là cơ sở quan trọng cho bình ổn tỷ giá, sẵn sàng can thiệp, đóng vai trò người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, chủ động đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu các mặt hàng chiến lược khi cần thiết và nếu có nhu cầu.

Tỷ giá ổn định tác động tích cực đến nợ nước ngoài của Việt Nam nói chung và nợ công nói riêng. Bởi vì, nếu như tỷ giá chỉ cần tăng thêm 3-4% thôi thì mỗi năm số nợ của nước ta tính ra nội tệ tăng thêm hàng chục nghìn tỷ đồng, bằng số thu ngân sách một năm của trên 10 tỉnh miền núi.

Một phần của tài liệu VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TỪ GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI (Trang 26 - 28)