4.2 Một số gợi ý giải pháp phát triển CNPT cho ngành sản xuất ôtô của Việt
4.2.4 Chú trọng đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật cao
Theo kế hoạch phát triển tổng thể của ngành CNPT của bộ Công Thương, trong thời gian tới, cả nước có 30 ngành kinh tế kỹ thuật cần đến
CNPT, những lĩnh vực then chốt cần được thúc đẩy điện tử-công nghệ thông tin-viễn thơng, dệt may, da giày, cơ khí chế tạo và lắp ráp ôtô. Tuy nhiên nhân lực phục vụ CNPT hiện chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành cơng nghiệp chính cả về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu do suất đầu tư thấp, doanh nghiệp và nhà trường chưa liên kết hợp tác để đào tạo nhân lực: cần bao nhiêu, trình độ gì, trong lĩnh vực nào….
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa gắn kế hoạch phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu phát triển sản xuất nên có sự hẫng hụt về đội ngũ, khơng chủ động được nguồn nhân lực cho việc triển khai kế hoạch sản xuất của đơn vị. Chất lượng đào tạo thấp đã ảnh hưởng đến chất lượng các cơng trình nghiên cứu khoa học ứng dụng, chất lượng kỹ sư, công nghệ viên, kỹ thuật viên và cơng nhân. Lực lượng kỹ sư có trình độ trung cấp đến cao cấp, kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển dụng có đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về quản lý rất thiếu. Một phần của thực trạng này là việc đào tạo thực hành khoa học và kỹ thuật trong các trường đại học còn rất yếu. Các chương trình đào tạo của Việt Nam lạc hậu hơn so với thế giới 1-2 năm. Nhìn chung nguồn nhân lực nước ta còn thiếu các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng làm việc sáng tạo.
Chính sự yếu kém về nguồn nhân lực cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sự kém phát triển của CNPT cho ngành sản xuất, lắp ráp ôtô của Việt Nam. Trong thời gian tới, nguồn nhân lực giá rẻ sẽ khơng cịn là một lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút FDI của Việt Nam khi các thỏa thuận về miễn giảm thuế nhập khẩu chính thức được áp dụng. Vấn đề cần phải quan tâm lúc này là cần phải đào tạo được nguồn nhân lực có khả năng quản lý, sản xuất ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
Để giải quyết bài toán nhân lực từ đó thúc đẩy sự phát triển của CNPT cho ngành sản xuất, lắp ráp ơtơ, trước hết Chính phủ cần làm rõ lĩnh vực công nghiệp mục tiêu và chiến lược phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam, từ đó tiến hành đào tạo nguồn nhân lực cả về công nghệ sản xuất và quản lý kinh doanh. Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn ODA cho các khoa chuyên ngành của trường đại học, cao đẳng để đào tạo nguồn lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao tại Việt Nam. Ưu đãi và tạo điều kiện gắn kết các cơ sở đào tạo với các hoạt động doanh nghiệp, đổi mới trang thiết bị, chương trình đào tạo, gắn liền giữa kỹ thuật thực hành và thực tiễn. Cần phải cải cách triệt để đào tạo đại học theo cả hai hướng, đó là phần cứng (bằng trang thiết bị) và phần mềm (chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy), và có một khối lượng lớn kỹ sư có thể làm việc trong các ngành CNPT. Các chương trình liên thông giữa các trường đại học và các tổ chức học thuật, ví dụ như chương trình thực tập ngắn hạn, cần phải có hiệu quả để sinh viên có điều kiện nâng cao kỹ năng thực hành và có thái độ đúng đắn với mơi trường làm việc của một doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra, việc mở rộng các trường cao đẳng kỹ thuật và các trung tầm đào tạo nghề là điều hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú ý cơng tác đào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ, chuyên viên kĩ thuật nhằm nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm, đẩy mạnh liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Trong điều kiện hạn chế của đào tạo trong nước, các doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo cán bộ ở nước ngoài kết hợp với hoạt động khảo sát thị trường về lâu dài.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc đào tạo nhân lực dàn trải trên mọi lĩnh vực cũng như phát triển sản xuất tất cả mọi linh kiện và nguyên vật liệu cho một sản phẩm có thể dẫn tới sử dụng lãng phí lớn về thời gian và tài nguyên.
Các doanh nghiệp Việt Nam nên chọn cách tiếp cận chọn lọc và tập trung trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư đào tạo vào những lĩnh vực mà Việt Nam đang thiếu và yếu.
4.2.5 Xây dựng các cơ sở dữ liệu có cung cấp thơng tin về cơng ty, địa chỉ liên lạc và sản phẩm chính của họ.
Trong nền kinh tế kế hoạch trước đây, các doanh nghiệp nhận được rất ít đơn đặt hàng sản xuất từ cấp trên nên họ không cần mở rộng sản xuất bằng nỗ lực của mình. Thậm chí ngay cả bây giờ, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ thụ động làm các đơn đặt hàng có sẵn chứ khơng nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới cho sản phẩm của mình. Để phát hiện ra các doanh nghiệp có tiềm năng hoạt động cao trong số các doanh nghiệp trong nước, chúng ta cần phải thiết lập một hệ thống phổ biến thông tin doanh nghiệp chính thức và xây dựng các mạng lưới thông tin nội bộ doanh nghiệp. Để làm được việc này, các thông tin và dịch vụ hỗ trợ của Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt nam (VCCI), của Cơng đồn Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại (UAIC), và của Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC) cần được thúc đẩy mạnh hơn. Hơn nữa, cũng cần tăng số lượng hội trợ thương mại nhằm tìm kiếm các đối tác kinh doanh cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
4.2.6 Xây dựng các tiêu chuẩn công nghiệp và tiêu chuẩn an tồn
Hiện nay, các khía cạnh pháp lý về quản lý chất lượng sản phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng (STAMEQ) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Việc quản lý tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng và phân tích mẫu do Trung tâm Quản lý và Kiểm định chất lượng (QUATEST) thực hiện dưới sự chỉ đạo của STAMEQ tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh. Việc quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm là một trong nhiều chức năng quan trọng của
chính phủ trong việc phát triển các ngành CNPT và tăng cường khả năng cạnh tranh của chúng. Vì thế, năng lực của QUATEST cần phải được cải thiện.
QUATEST cần tăng cường hoạt động của mình nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt nam chỉ coi việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là trách nhiệm với người sử dụng sản phẩm của họ khi những sai sót của sản phẩm được phát hiện. Quan niệm này cần phải thay đổi trước khi họ có thể trở thành nhà cung cấp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Bên cạnh đó, việc hỗ trợ kỹ thuật dài hạn rất cần thiết nhằm thay đổi tư tưởng cố hữu của một số doanh nghiệp trong nước về chất lượng. Đào tạo ngắn hạn khơng phải là cách làm có hiệu quả đối với vấn đề này. Tuy nhiên, chi phí cho việc hỗ trợ dài hạn vượt quá sức các doanh nghiệp tư nhân. Việc làm thiết thực nhất là tổ chức các chương trình chính thức và thường xun hơn cho các doanh nghiệp Việt nam với sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ các nước CNPT phát triển như Nhật Bản, Đài Loan.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bởi vậy việc xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của kinh tế nói chung và ngành cơng nghiệp nước nhà nói riêng là hết sức quan trọng. CNPT chính là một trong những nền tảng đó. Tuy nhiên, CNPT ở Việt Nam hiện nay mới đang trong giai đoạn đầu phát triển, thực trạng này đã hạn chế cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đầu tư vào đây, đặc biệt là các doanh nghiệp lắp ráp.
Ngành công nghiệp ôtô đã được hình thành ở Việt Nam hơn 10 năm qua với những con số khiêm tốn về số lượng doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Thêm nữa, tất cả lực lượng này mới chỉ dừng lại ở việc lắp ráp ôtô với nguồn linh kiện chủ yếu nhập khẩu, chứ chưa hề chế tạo ôtô. Dung lượng thị trường ôtô Việt Nam nhỏ bé, công suất của các doanh nghiệp hầu hết đều ở khoảng 1/3 công suất thiết kế. Thực trạng này đã đẩy cơng nghiệp ơtơ Việt Nam vào tình thế khó khăn: thị trường nội địa chưa đủ lớn để kích thích chế tạo linh kiện phụ tùng tại chỗ, nhập khẩu linh kiện thì giá thành sản phẩm lại cao, khó tiêu thụ. Ngồi ra, chính sách thuế quan có tính chất bảo hộ cao trong một thời gian dài của chính phủ đã góp phần làm chậm q trình phát triển của ngành công nghiệp ôtô.
Do phần giá trị lớn nhất (chiếm tới 80-90%) của chiếc ôtô thành phẩm là từ các linh phụ kiện, khâu lắp ráp tận dụng lao động rẻ chỉ đóng góp giá trị tương đối thấp (chiếm khoảng 5-10%), nếu ngành CNPT không phát triển, các doanh nghiệp lắp ráp khơng thể mở rộng sản xuất vì họ khơng có lợi thế về chi phí. Nhưng khi các doanh nghiệp lắp ráp vẫn cịn hoạt động với quy mơ nhỏ, khơng có nhà cung cấp linh kiện nào đầu tư hay mở rộng sản xuất tại các quốc gia đó vì khơng thể giảm giá thành do quy mơ sản xuất nhỏ. Vịng luẩn quẩn
này chỉ có thể được phá vỡ bởi các chính sách mạnh mẽ chuyên tập trung vào việc mời gọi nhiều doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất linh kiện nước ngoài lớn mạnh. Điều này được rút ra từ kinh nghiệm một số nước Châu Á sau nhiều thập kỷ nỗ lực cơng nghiệp hóa của mình. Đây là những bài học q giá nhằm phát triển CNPT cho ngành sản xuất ơtơ mà Việt Nam có thể học hỏi, những bài học nhằm phát huy vai trị của chính sách nội địa hóa, thúc đẩy đầu tư nước ngồi vào CNPT, thúc đẩy liên kết công nghiệp và tham gia vào mạng sản xuất cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Cơng nghiệp - Viện nghiên cứu chính sách, chiến lược cơng nghiệp (2007) -Quy hoạch phát triển công nghiệp ôtô đến năm 2010, tầm nhìn 2020 , Hà Nội.
2. Diễn đàn phát triển VN (2006), Báo cáo: Công nghiệp phụ trợ Việt
Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản, Hà Nội.
3. Hà Văn Hội (2009), Chuyên đề: Nguồn nhân lực cho công nghiệp phụ
trợ Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển, Trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN, Hà Nội.
4. Hoàng Văn Châu (2009), Chuyên đề Quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020, Trường Đại học Ngoại
thương Hà Nội.
5. Kenichi Ohno (chủ biên) (2007), Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt
Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
6. Kenichi Ohno và Nguyễn Văn Thường (chủ biên) (2005), Hoàn thiện
chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
7. Kyoshiro Ichikawa- Cục xúc tiến ngoại thương Nhật bản (2005), Báo
cáo điều tra: Xây dựng và tăng cường ngành CNPT tại Việt Nam, Hà Nội.
8.. Kenichi Ohno (2007), Phát triển kinh tế của Nhật Bản: con đường đi
lên từ một nước đang phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
9. Lưu Thị Hải Ninh (2009), Chuyên đề: Một vài hàm ý từ công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô của Trung Quốc, Viện Kinh tế
10. Nguyễn Văn Sơn (2006), Phát triển cơng nghiệp ơtơ Việt Nam nhìn từ
góc độ hội nhập kinh tế quốc tế
11. Nguyễn Đắc Hưng (2009), Chuyên đề: Một số vấn đề về phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Ngân hang Nhà
nước Việt Nam.
12. Trần Văn Thọ (2006), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công
nghiệp hóa Việt Nam, Nxb Trẻ.
13. Vũ Chí Lộc (2009), Vai trò của các TNCs trong quá trình phát triển
các ngành công nghiệp hỗ trợ tại các quốc gia đang phát triển, Trường Đại
học Ngoại thương Hà Nội.
14. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2009), Chuyên đề: Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ: thực trạng và một số khuyến nghị, trung
tâm thông tin – tư liệu.
Tiếng Anh
15. Limsavarn, Aimorn (2004), “Thailand’s way to become Detroit of Asia”, thailandoutlook.com.
16. Thailand Automotive Institute (2002), “Executive Summary Master Plan for Thai Automotive Industry 2002-2006”, Propose to Office of
Industrial Economics Office.
Website
www.mpi.gov.vn; www.tinkinhte.com; www.hids.hochiminhcity.gov.vn;
MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ...................................................................................................... 9
1.1. Khái quát về công nghiệp phụ trợ ............................................................. 9
1.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 9
1.1.2. Đặc điểm ............................................................................................. 13
1.2. Vai trò của CNPT cho ngành sản xuất ơtơ trong q trình Cơng nghiệp hóa tại các nước đang phát triển .................................................................... 16
1.2.1. Đáp ứng u cầu của q trình cơng nghiệp hóa .................................. 17
1.2.2. Cung cấp nguyên vật liệu và gia công chế tạo cho ngành cơng nghiệp chính ............................................................................................................. 18
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô ... 19
1.3.1. Tỷ lệ nội địa hóa trong ngành sản xuất ơtơ........................................... 19
1.3.2. Chất lượng, chi phí, khả năng cung ứng và cạnh tranh ......................... 20
1.3.3. Dung lượng của thị trường ................................................................... 21
1.3.4. Khả năng xuất khẩu ............................................................................. 22
1.3.5. Nguồn nhân lực ................................................................................... 24
2.1. Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của Trung quốc .. 26
2.1.1. Chính sách phát triển cơng nghiệp phụ trợ của Trung Quốc ................. 27
2.1.2. Thực trạng công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của
Trung Quốc ................................................................................................... 31
2.2. Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của Thái Lan ...... 33
2.2.1. Chính sách phát triển cơng nghiệp phụ trợ của Thái Lan ..................... 33
2.2.2. Thực trạng công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của Thái Lan . 35 2.3. Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của Nhật Bản ..... 38
2.3.1. Chính sách phát triển cơng nghiệp phụ trợ của Nhật Bản ..................... 38
2.3.2. Thực trạng công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của Nhật Bản.40 2.4. Đánh giá và những kinh nghiệm rút ra từ việc phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của một số nước .................................................. 44
2.4.1. Đánh giá .............................................................................................. 44
2.4.1.1. Giống nhau ....................................................................................... 44
2.4.1.2. Khác nhau......................................................................................... 44
2.4.2. Kinh nghiệm ........................................................................................ 45
2.4.2.1. Kinh nghiệm thành lập các đầu mối hỗ trợ và phát triển CNPT ........ 45
2.4.2.2. Kinh nghiệm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào CNPT ........................ 46
2.4.2.3. Kinh nghiệm trong việc quy định về tỷ lệ nội địa.............................. 46
2.4.2.4. Kinh nghiệm thúc đẩy liên kết công nghiệp ...................................... 47
2.4.2.5. Kinh nghiệm tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu ................... 48
2.4.2.6. Kinh nghiệm phát triển CNPT dựa vào các doanh nghiệp tư nhân .... 48
2.4.2.7. Kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực cho CNPT ................. 49
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA .......................... 51
3.1. Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam ........................................................... 51
3.1.2.Sản lượng và cơ cấu sản phẩm ............................................................. 51
3.1.3. Trình độ kỹ thuật – cơng nghệ ........................................................... 517
3.2. Đánh giá CNPT ngành sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam ........................ 60
3.2.1. Số lượng doanh nghiệp ........................................................................ 60
3.2.2. Loại hình phụ trợ ............................................................................... 601
3.2.3. Trình độ cơng nghệ ............................................................................ 601
3.2.4. Chất lượng và giá thành của các sản phẩm phụ trợ nội địa ................. 602
3.2.5. Tiến trình nội địa hóa ......................................................................... 603
3.2.6. Đánh giá chung .................................................................................. 604
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ