Tiêu chí đánh giá công tác quản lý NSH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 43)

1.2. Cở sở lý luận về ngân sách huyện và quản lý ngân sách huyện

1.2.3. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý NSH

Công tác quản lý ngân sách bao gồm các hoạt động quản lý thu và quản lý chi ngân sách thông qua các khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Để đảm bảo tính tập trung, thống nhất, cần phải có các tiêu chí để đánh giá tính chính xác, toàn diện kể cả về định tính và định lƣợng, làm cơ sở cho công tác quản lý ngân sách đảm bảo hiệu quả hơn.

1.2.3.1. Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý thu ngân sách

Đối với hoạt động quản lý thu ngân sách, tiêu chí để đánh giá là:

* Về định tính

Hoạt động quản lý thu ngân sách đƣợc đánh giá giữa trên kết quả so sánh giữa thực hiện so với kế hoạch, bao gồm:

Tỷ lệ % tổng thu ngân sách đạt đƣợc so với dự toán; tỷ lệ % các khoản thu ngân sách đạt đƣợc so với dự toán phân chia cho các cấp ngân sách đƣợc hƣởng (theo quy định về phân cấp nguồn thu). Tỷ lệ % các khoản thu đƣợc phân chia cho ngân sách huyện hƣởng 100% so với dự toán. Các khoản thu đƣợc phân chia cho ngân sách các cấp đƣợc hƣởng huyện hƣởng theo tỷ lệ % so với dự toán.

Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu ngân sách huyện theo từng kỳ (tháng, quý). Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu ngân sách huyện theo lũy kế cả năm.

- Về thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên:

Tỷ lệ % số bổ sung từ ngân sách cấp trên theo tháng, quý; tỷ lệ % rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp trên theo tháng, quý. Tỷ lệ % số bổ sung từ ngân sách cấp trên lũy kế cả năm; tỷ lệ % số rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp trên lũy kế cả năm.

*Về định lượng

- Về thu trên địa bàn:

Số thu trên địa bàn đƣợc phân chia cho các cấp ngân sách so với dự toán theo từng tháng, quý. Số thu các khoản thu NSH đƣợc hƣởng 100% so với dự toán theo từng tháng, quý. Số thu các khoản thu NSH đƣợc hƣởng theo tỷ lệ % đƣợc phân chia giữa các cấp ngân sách theo từng tháng, quý.

Lũy kế tổng số thu cân đối NSH so với dự toán cả năm; lũy kế tổng số thu trên địa bàn đƣợc phân chia cho các cấp ngân sách so với dự toán cả năm.

- Về thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên:

Số bổ sung từ ngân sách cấp trên theo tháng, quý; số rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp trên theo tháng, quý. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên lũy kế cả năm; số rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp trên lũy kế cả năm.

1.2.3.2. Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý chi ngân sách

Quản lý chi ngân sách đƣợc thực hiện trên cơ sở kế hoạch dự toán thu ngân sách và nhu cầu chi cho hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ chính trị KTXH, QPAN hàng năm, đảm bảo theo chế độ, chính sách pháp luật quy định, tiết kiệm và hiệu quả.

* Về định tính:

Căn cứ tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ chi theo dự toán chi thƣờng xuyên NSNN để đánh giá hiệu quả quản lý, kiểm soát chi cũng nhƣ tình hình sử dụng ngân sách huyện. Tỷ lệ số khoản chi đƣợc kiểm soát so với tổng số khoản chi NSNN; trong đó bao gồm tỷ lệ số hồ sơ chƣa chấp hành đúng quy định theo từng kỳ và lũy kế năm; tỷ lệ số các khoản chi và số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi từng kỳ và lũy kế năm. Qua so sánh tỷ lệ % các khoản chi đƣợc sử dụng, giải ngân giữa thực hiện với kế hoạch thông qua kiểm soát chi tại KBNN để đánh giá mức độ, hiệu quả quản lý cấp phát, sử dụng theo từng tháng, quý, năm. Từ đó kịp thời đề ra các biện pháp hƣớng dẫn thực hiện từ khâu cấp phát, kiểm soát, sử dụng, để việc quản lý chi ngân sách đảm bảo hiệu quả hơn.

* Về định lượng:

- Đối với chi thường xuyên:

Các khoản chi thƣờng xuyên theo cân đối ngân sách đã thực hiện so với dự toán; các khoản chi thƣờng xuyên bổ sung phát sinh ngoài dự toán cân đối ngân sách, trong đó bổ sung do phát sinh các chính sách, chế độ đƣợc ngân sách cấp trên cấp trợ cấp có mục tiêu, bổ sung do nhu cầu chi hoạt động phát sinh không phải do phát sinh chính sách, chế độ. Qua đó đánh giá hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên theo dự toán đầu năm và việc thực hiện chi tiêu phải bổ sung dự toán đôi với từng khoản chi theo từng lĩnh vực hoạt động.

Tổng số chi thƣờng xuyên ngân sách so với dự toán ngân sách cả năm. Số dự toán chi do cơ quan KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi vì không đảm bảo chính sách, chế độ, hồ sơ, chứng từ. Qua đó, để đánh giá đƣợc hiệu quả quản lý sử dụng chi thƣờng xuyên ngân sách năm so với dự toán cũng nhƣ việc sử dụng chi tiêu của các đơn vị thụ hƣởng thông qua kết quả kiểm soát chi tại KBNN.

- Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản:

Số lƣợng hồ sơ dự án chƣa chấp hành đúng quy định theo từng kỳ và lũy kế năm; số lƣợng hồ sơ KBNN giải quyết trƣớc hạn, đúng hạn, quá hạn. Tổng số dự án và tổng số tiền KBNN từ chối thanh toán qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và chƣơng trình mục tiêu. Số dự án và số tiền KBNN từ chối thanh toán qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB và chƣơng trình mục tiêu so với tổng số dự án trong nhiệm vụ kế hoạch của dự toán và tổng số giá trị thanh toán theo kế hoạch dự toán. Số dự án công trình và giá trị đƣợc cấp phát vốn tạm ứng, thanh toán nhƣng không có trong kế hoạch phân khai vốn đầu năm theo dự toán đƣợc HĐND huyện phê duyệt. Số kinh phí bổ sung, cấp phát trong năm không có trong kế hoạch đầu năm, nhƣng đƣợc UBND huyện trình HĐND huyện thông qua bổ sung nhiệm vụ trong năm.

Qua đánh giá những tiêu chí trên, sẽ cho thấy đƣợc hiệu quả và tính chính xác cao đối với việc xây dựng phân khai nguồn vốn cho các dự án, công trình theo dự toán đầu năm, cũng nhƣ việc quản lý, cấp phát, kiểm soát chi từ các cơ quan tham mƣu nhƣ Tài chính, KBNN cũng nhƣ việc sử dụng vốn đầu tƣ, vốn chƣơng trình mục tiêu của các chủ đầu tƣ, các đơn vị sử dụng. Từ đó, giúp cho việc quản lý chi ngân sách của UBND huyện có những kinh nghiệm, biện pháp quản lý hiệu quả hơn đối với từng nhiệm vụ, lĩnh vực chi theo từng

tháng, quý, năm, làm cơ sở để đánh giá hiệu quả chi đầu tƣ xây dựng giữa năm sau so với năm trƣớc theo thời kỳ ổn định ngân sách.

1.2.3.3. Tiêu chí đánh giá đội ngũ làm công tác tham mưu quản lý NSH

Cán bộ, công chức làm công tác quản lý ngân sách bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn đào tạo, năng lực quản lý còn cần phải có đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất trong sáng, kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần, thái độ phục vụ tận tình, đảm bảo dân chủ, công bằng, khách quan,.. tiêu chí này cần phải đạt những yếu tố cụ thể:

* Về định tính

Thái độ, phong cách, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần phục vụ trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng NSNN,… của cán bộ công chức làm công tác quản lý NSH.

Mức độ đơn giản hay phức tạp của thủ tục hành chính; mức độ thuận tiện trong giao dịch; cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi giao dịch. Việc công khai đầy đủ, kịp thời các thông tin liên quan đến các chế độ, chính sách đến các thành phần, đối tƣợng giao dịch liên quan.

Việc tiếp thu, trả lời đầy đủ, kịp thời, thoả đáng đối với những thắc mắc, phản ánh của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị thực hiện nghĩa vụ ngân sách và sử dụng NSNN về các quy định, chế độ, chính sách. Việc tận tình thực hiện hƣớng dẫn các quy trình, thủ tục hồ sơ đầy đủ, dễ hiểu cho các đối tƣợng khi giao dịch.

Việc đảm bảo công bằng với tất cả các thành phần giao dịch và đạt đƣợc sự hài lòng của các đối tƣợng khi thực hiện các hoạt động giao dịch về thu, chi ngân sách.

* Về định lượng

Số cán bộ công chức làm công tác quản lý NSH có trình độ chuyên môn đào tạo bậc cao đẳng, đại học, thạc sỹ,…

Số cán bộ, công chức làm công tác quản lý NSH đƣợc đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ

Số cán bộ, công chức làm công tác quản lý NSH có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đƣợc bố trí đúng vị trí việc làm

Kết quả hoàn thành so với nhiệm vụ, công việc đƣợc giao.

1.2.3.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý NSH thông qua hoạt động thanh, kiểm tra, giám sát

* Về định tính

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá lại sự hiệu quả trong công tác quản lý NSH, chủ yếu thông qua các chƣơng trình, kế hoạch đƣợc duyệt hàng năm, tiêu chí này cần đảm bảo các yếu tố:

Chƣơng trình, kế hoạch thanh, kiểm tra, giám sát phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý NSH; việc tổ chức triển khai thực hiện so với kế hoạch. Chất lƣợng, sự phản ánh khách quan của các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát so với yêu cầu và thực tiễn quản lý.

Tỷ lệ % về số cán bộ, công chức thực hiện công tác thanh, kiểm tra, giám sát về công tác quản lý NSH đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành, đảm bảo trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức đƣợc bố trí, giao làm nhiệm vụ khi thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Sự công bằng, công khai, minh bạch trong quá trình xem xét các hoạt động quản lý NSH cũng nhƣ việc ban hành các kết luận thanh tra. Sự phản ánh của các đối tƣợng đƣợc thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác quản lý, sử dụng ngân sách.

* Về định lượng

Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đƣợc thực hiện, làm cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý NSH, bao gồm:

Số cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát trong nội bộ do các cơ quan có chức năng tham mƣu quản lý NSH (Tài chính, Thuế, KBNN,..) tổ chức thực hiện và kết quả đạt đƣợc. Số cuộc thanh tra, kiểm tra do cơ quan Thanh tra huyện thực hiện và kết quả đạt đƣợc. Số cuộc kiểm tra, giám sát của các cơ quan Ủy ban kiểm tra Huyện ủy, HĐND, UBMT Tổ quốc huyện,… tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện. Số cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan cấp trên tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)