Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 43 - 47)

1.2. Cở sở lý luận về ngân sách huyện và quản lý ngân sách huyện

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách huyện

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

- Hệ thống chính sách, pháp luật: Nhà nƣớc quản lý và điều hành bằng hệ thống pháp luật, do đó chính sách, pháp luật là cơ sở để củng cố quyền lực nhà nƣớc; là công cụ, phƣơng tiện để quản lý KT-XH trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, ngành, trong đó có hoạt động thu, chi ngân sách cấp huyện. Hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển hoặc kìm hãm của KT-XH.

- Phân cấp quản lý ngân sách: Xác định phạm vi, trách nhiệm quyền hạn

quản lý nhà nƣớc, điều hành nhiệm vụ thu chi ngân sách địa phƣơng; phân cấp quản lý là cách tốt nhất tạo sự chủ động, tăng tính tự chủ, hạn chế trông chờ, phụ thuộc vào cấp trên cũng nhƣ việc áp đặt từ trên xuống. Đồng thời việc phân cấp, làm cho tinh gọn, rút ngắn thời gian thủ tục hành chính; gắn trách nhiệm với mục tiêu tập trung đầy đủ, kịp thời mọi nguồn lực, đúng chính sách, chệ đố, phân bổ hợp lý, công bằng, tiết kiệm và hiệu quả đối với các mục tiêu đã đƣợc xác định. Mặt khác xét về thực tiễn cần có chính sách, biện pháp khuyến khích chính quyền các địa phƣơng phát huy vai trò tự chủ, chủ động sáng tạo của địa phƣơng trong phát triển KT-XH. Do đó phân cấp quản lý ngân sách là sự cần thiết tất yếu, là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động thu, chi ngân sách.

- Chu trình ngân sách: Chu trình ngân sách là quá trình hoạt động từ khi

bắt đầu đến khi kết thúc và có thời gian dài hơn, nội dung rộng hơn năm ngân sách, đƣợc bắt đầu trƣớc và kết thúc sau năm ngân sách. Nội dung một chu trình ngân sách gồm ba giai đoạn là lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách, nhƣng thời hạn thực hiện dài hơn. Theo đó năm ngân sách kéo dài 12 tháng nhƣng chu trình ngân sách có thể 16 - 18 tháng hoặc hơn tùy thuộc vào thời gian quy định cho việc lập và quyết toán ngân sách ở mỗi cấp.

- Nhân tố đối tượng quản lý: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách, là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế và nó phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan lẫn khách quan, trong đó chịu ảnh hƣởng từ hoạt động SXKD, tình hình chính trị trong nƣớc và thế giới.

Vì vậy, việc kiểm tra, kiểm soát và xác định đầy đủ, đúng đắn các sắc thuế, bộ thuế, đơn vị tính thuế, khu vực chịu thế, loại hàng hóa, hoạt động dịch vụ phải kê khai thuế, cơ chế thƣởng phạt về động viên và vi phạm thuế,... sẽ góp phần làm cho thu ngân sách đảm bảo đúng, đủ, kịp thời và cán cân ngân sách đƣợc đảm bảo.

Đối với chi ngân sách là quá trình phân phối lại các khoản thu đã đƣợc tập trung vào ngân sách để đảm bảo việc quản lý điều hành đúng mục tiêu, định hƣớng, đúng mục đích sử dụng.

- Hội nhập quốc tế: Việc tham gia các hiệp định thƣơng mại và hội nhập

kinh tế bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn, thách thức. Thông qua việc hội nhập sẽ góp phần mở rộng các hoạt động thu hút đầu tƣ, cũng nhƣ các hoạt động xuất nhập khẩu,... qua đó sẽ làm cho NSNN tăng lên. Tuy nhiên, khi chịu ảnh hƣởng về suy thoái kinh tế toàn cầu hoặc sự bất ổn chính trị của các nƣớc cũng sẽ kéo theo hệ lụy về lạm phát hoặc giảm phát sâu dẫn đến một số chính sách không còn phát huy hiệu quả, thị trƣờng “mất giá” hoặc “đóng băng” làm ảnh hƣởng đến các hoạt động đầu tƣ, thƣơng mại, SXKD,.. tác

động tiêu cực đến cân đối ngân sách. Vì vậy, việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng là nhân tố khách quan ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý NSNN nói chung và NSH nói riêng.

- Các chính sách vĩ mô: Thu chi ngân sách phụ thuộc vào sự ổn định của nền kinh tế kể cả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Nền kinh tế phụ thuộc vào chính sách vĩ mô mà quốc gia đó thực hiện bao gồm cả về chính sách KT-XH,... đặt ra yêu cầu thực hiện trong toàn quốc về sản xuất, thu nhập, tiền tệ, giá cả, việc làm,... Nền kinh tế tăng trƣởng sẽ tạo đƣợc việc làm cho xã hội và sự tích lũy; tạo ra động lực tiết kiệm cho đầu tƣ, môi trƣờng kinh doanh ổn định và nó gắn liền với sự cân bằng thu, chi ngân sách, ổn định chính trị, xã hội.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

- Tầm quan trọng ngân sách địa phương cấp huyện: Ở mỗi địa phƣơng đều có điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế và đặc điểm, tình hình riêng. Do đó, việc lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra các giải pháp để thực hiện hiệu quả, vừa đảm bảo quy định pháp luật, vừa phù hợp với tình hình thực tiễn địa phƣơng là một nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện. Việc thực tốt công tác quản lý NSH sẽ tạo đƣợc sự chủ động cho địa phƣơng trong việc thực hiện định hƣớng, điều tiết và phát triển kinh tế, hạn chế đƣợc sự bị động, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên.

- Tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ, chuyên môn: Con ngƣời có vai trò

quyết định trong tổ chức bộ máy. Nếu bộ máy công kềnh, đƣợc tổ chức thiếu khoa học và đội ngũ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách có trình độ, năng lực chuyên môn yếu, đạo đức nghề nghiệp kém, trách nhiệm thấp sẽ làm cho công tác quản lý ngân sách khó phát huy tính hiệu quả, dễ để xảy ra nhiều sai sót, thất thoát...và cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trì trệ, cản trở sự phát triển.

- Hạ tầng cơ sở, công nghệ thông tin, phương tiện quản lý: Phát triển kết

cấu hạ tầng là ƣu tiên hàng đầu ở mỗi địa phƣơng, giúp cho việc thu hút đầu tƣ kinh doanh, khai thác các tiềm năng lợi thế hiệu quả, giảm thiểu chi phí khó khăn. Đồng thời cũng là tiền đề phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Huyện Hƣơng Sơn có địa bàn rộng và dàn trải, dân số đông và chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất đai rộng, tài nguyên đang ở mức tiềm năng. Bên cạnh những khó khăn, là những lợi thế nếu thực hiện tốt việc quy hoạch, đầu tƣ phát triển, tạo nền tảng để thu hút đầu tƣ, khuyến khích phát triển SXKD.... định hƣớng đầu ra cho việc lƣu thông, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sẽ tăng nguồn thu ngân sách hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững. Thực tế cho thấy nơi nào đề ra đƣợc những chính sách tốt, có tính khoa học và thực tiễn cao, kết cấu hạ tầng cơ sở thuận lợi, nơi đo sẽ thu hút đƣợc đầu tƣ, SXKD phát triển, thị trƣờng hàng hóa sôi động và đời sống nhân dân tăng lên, từ đó góp phần tăng thu ngân sách.

Bên cạnh đó, việc đầu tƣ về hệ thống thông tin liên lạc, áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn quản lý, SXKD sẽ làm cho hiệu quả sản xuất đƣợc nâng lên, công tác quản lý dễ dàng, thuận lợi hơn, giảm thiểu đƣợc những thủ tục hành chính rƣờm rà và những chi phí phát sinh không đáng có làm ảnh hƣởng đến việc thu, chi ngân sách.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: Thanh tra, kiểm tra và hoạt động giám sát đƣợc coi là thƣớc đo của công tác quản lý nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, phát hiện những sai sót, sở hở, vi phạm trong quá trình quản lý ngân sách, qua đó kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc các biện pháp ngăn chặn, khắc phục, xử lý. Vì vậy, trong quá trình thực hiện thu, chi ngân sách tất yếu phải có công tác thanh tra, kiểm tra để đánh giá lại hiệu quả của công tác quản lý. Thực tiễn cho thấy địa phƣơng nào, cấp nào quan tâm, chú

trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thì việc quản lý nói chung, quản lý ngân sách nói riêng sẽ hiệu quả hơn. Ngƣợc lại, nếu việc thanh tra, kiểm tra không đƣợc chú trọng, hoặc hoạt động yếu kém thì trong quản lý nhà nƣớc chắc chắn sẽ có những vi phạm kể cả về chủ quan lẫn khách quan nhƣng không đƣợc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời và sẽ dẫn đến hậu quả không lƣờng trƣớc đƣợc, đặc biệt là lĩnh vực quản lý ngân sách, công việc dễ phát sinh những vi phạm, tham ô, tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí... Do đó thanh tra, kiểm tra, giám sát có tác động và ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả công tác quản lý ngân sách nói chung và NSH nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)