Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Hƣơng Sơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Hƣơng Sơn,

3.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Về đơn vị hành chính: Hƣơng Sơn là huyện miền núi có 32 đơn vị hành chính, bao gồm 02 thị trấn và 30 xã, trong đó có 03 xã giáp biên giới với nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

- Vị trí địa lý: Hƣơng Sơn thuộc vùng Tây Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp huyện Thanh Chƣơng và huyện Nam Đàn tỉnh Nghê An, phía Đông giáp huyện Đức Thọ, phía Nam giáp huyện Vũ Quang, phía Tây giáp huyện Khăm Cợt, tỉnh Bô Ly Khăm Xay nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cách thủ đô Hà Nội 385 km, cách thành phố Vinh 75 km, cách thị xã Hồng Lĩnh 60 km và cách thành phố Hà Tĩnh, Trung tâm tỉnh 90 km.

- Về địa hình: Huyện Hƣơng Sơn nằm ở phía tây dãy Trƣờng Sơn với địa hình đồi núi, thung lũng, dàn trải nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao nhất là núi Bà Mụ (1.357 m) trên biên giới Việt Lào. Huyện có 02 tuyến đƣờng Quốc lộ đi qua, gồm đƣờng mòn quốc gia Hồ Chí Minh giao nhau với Quốc lộ 8A tại Thị trấn Phố Châu; có cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thông thƣơng với nƣớc bạn Lào, Thái Lan và các nƣớc trong khu vực. Có sông Ngàn Phố từ thƣợng nguồn chảy về giao nhau với sông Ngàn Sâu (huyện Hƣơng Khê) tại ngã ba bến Tam Soa nhập vào Sông La (huyện Đức Thọ).

- Về các địa danh du lịch, tâm linh: Huyện có một số điểm du lịch nhƣ Khu nghỉ dƣỡng sinh thái Nƣớc Sốt, Rào An (ở xã Sơn Kim 1), Khu du lịch tâm linh sinh thái Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác (ở xã Sơn Trung),... một số di tích đền, chùa, khu lăng mộ mang tính tâm tinh hàng năm thu hút hàng ngàn lƣợt

ngƣời tham gia hành hƣơng, bái lễ, nhƣ: Đền Đức Mẹ (ở xã Sơn Thịnh), Đền Cả (ở xã Sơn Diệm), Chùa Hầm Hầm (ở xã Sơn Quang), Chùa Nhiễu Long (ở Thị trấn Phố Châu), Khu lăng mộ danh tƣớng Nguyễn Tuấn Thiện (ở xã Sơn Ninh), Cao Thắng (ở xã Sơn Giang)...

- Thời tiết khí hậu: Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, trong bốn mùa có hai mùa mƣa và mùa khô rất rõ rệt. Vào mùa mƣa từ tháng 8 đến tháng 11, lƣợng mƣa lớn và giá rét thƣờng gây ngập lụt, lũ quét; vào mùa khô từ tháng 4 đến tháng 7 nắng nóng, nhiệt độ cao thƣờng dẫn đến hạn hán, cháy rừng. Ngoài ra về mùa khô huyện Hƣơng Sơn còn chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam chuyển tiếp từ nƣớc Lào, làm cho khí hậu khô nóng, khắc nghiệt.

- Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hƣơng Sơn là 109.679,5 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 17.013 ha (chiếm 15,5%); đất lâm nghiệp 83.019,5 ha (chiếm 75,7%); đất chuyên dùng 6.761,8 ha (chiếm 6,2%); đất chƣa sử dụng 2.885,2 ha (chiếm 2,6%).

- Dân số: 116.530 ngƣời, chủ yếu là dân tộc Kinh, rải rác có vài chục ngƣời dân tộc Mán ở gần biên giới thuộc xã Sơn Kim 2. Huyện có 35% dân số theo đạo Thiên Chúa giáo, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây, Sơn Lâm, Sơn Giang, Sơn Diệm, Sơn Trung, Sơn Châu, Sơn An, Sơn Tiến, Thị trấn Phố Châu,..

- Tài nguyên, khoáng sản: Hƣơng Sơn có nguồn tài nguyên rừng phong phú, ngoài ra có một số mỏ đá, cát, sỏi có trữ lƣợng lớn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Về kinh tế

Kinh tế tiếp tục tăng trƣởng, với tốc độ tăng trƣởng bình quân là 20,33%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực: Nông - lâm - ngƣ nghiệp giảm từ 36,49% (năm 2013) xuống còn 30,78% (năm 2015) ; Công nghiệp - xây dựng tăng từ 25,59% (năm 2013) lên 26,10% (năm 2015); Thƣơng mại -

dịch vụ tăng từ 37,92% (năm 2013) lên 43,12% (năm 2015); GDP bình quân đầu ngƣời đạt 32,4 triệu đồng vào năm 2015 (được nêu trong Bảng 3.1).

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục tăng trƣởng nhanh, tạo nền tảng cho CNH-HĐH, thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch lao động ở khu vực nông thôn. Sản xuất công nghiệp có bƣớc chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế cũng nhƣ cơ cấu sản xuất nội ngành; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 18,7%.

Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, 2013 - 2015

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1.Tổng sản phẩm GDP Tỷ đồng 4.166 4.936 5.682

Trong đó:

- Nông, lâm, ngƣ nghiệp Tỷ đồng 1.520 1.601 1.749 - Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 1.066 1.309 1.483 - Thƣơng mại, dịch vụ Tỷ đồng 1.580 2.026 2.450

2. Tốc độ tăng trƣởng các năm % 27 19 15

3. GDP bình quân đầu ngƣời Triệu đồng 23,1 27 32,4

4. Cơ cấu GDP

- Nông, lâm, ngƣ nghiệp % 36,5 32,4 30,8

- Công nghiệp, xây dựng % 25,5 26,5 26,1

- Thƣơng mại, dịch vụ % 38 41,1 43,1

Nguồn: Văn kiện ĐHĐB Đảng bộ huyện Hương Sơn lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- Sản xuất nông nghiệp: Đạt kết quả toàn diện cả về cây trồng và vật nuôi, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 7,42%; sản lƣợng lƣơng thực bình quân đạt 4,3 vạn tấn/năm. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hƣớng sản xuất hàng hoá; nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là giống, biện pháp thâm canh mới, cơ giới hoá... đƣợc ứng dụng, góp phần tăng năng suất, chất lƣợng và giá trị sản phẩm; năm 2015, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đạt 80 triệu đồng/ha canh tác. Chăn nuôi phát triển

55,6%; một số sản phẩm chủ lực nhƣ tổng đàn Hƣơu 37.000 con, chiếm trên 85 % tổng đàn Hƣơu của cả tỉnh, sản lƣợng nhung hƣơu đạt 12 tấn/năm, giá trị sản xuất từ Hƣơu đạt trên 130 tỷ đồng. Cây ăn quả phát triển mạnh, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, đặc biệt là cây Cam bù, Cam chanh tăng nhanh, năm 2015 diện tích 1.244 ha (chiếm 42,63% tổng diện tích cây ăn quả các loại), sản lƣợng 8.800 tấn, giá trị sản xuất 310 tỷ đồng.

- Các công trình, dự án trọng điểm đƣợc triển khai nhƣ Cụm công nghiệp sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi, cung cấp giống bò sữa, các khu công nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, nhà máy thủy điện Hƣơng Sơn, dự án khai thác chế biến quặng Sericit, nhà máy sản xuất nƣớc khoáng thiên nhiên Sơn Kim,.... hứa hẹn sự phát triển kinh tế của huyện Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong tƣơng lai.

- Hoạt động thƣơng mại - dịch vụ từng bƣớc đƣợc mở rộng, nâng cao chất lƣợng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng; thƣơng mại nội địa chuyển biến tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội có tốc độ tăng trƣởng bình quân hằng năm tăng trên 17,86%, riêng năm 2015 đạt 2.450 tỷ đồng, chiếm 43,12% tỷ trọng giá trị sản xuất trong các ngành kinh tế. Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo hiện đang có 18 dự án đầu tƣ, với tổng số vốn trên 5.000 tỷ đồng. Khu du lịch tâm linh sinh thái Hải Thƣợng cùng với khu du lịch sinh thái Nƣớc Sốt thu hút ngày càng đông khách tham quan, nghỉ dƣỡng.

* Về văn hoá - xã hội

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra sâu rộng. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin đƣợc tăng cƣờng, 100% cơ quan Đảng, Nhà nƣớc có mạng máy tính nội bộ kết nối internet. Mạng lƣới thông tin, truyền thông từng bƣớc đƣợc hiện đại hóa, hoạt động hiệu quả. Diện phủ sóng truyền hình đạt 100%.

Hoàn thành quy hoạch mạng lƣới các trƣờng mầm non, phổ thông trên địa bàn, chuyển đổi 100% trƣờng mầm non vào công lập. Chất lƣợng phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt cao. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đƣợc bồi dƣỡng, chuẩn hóa, nâng cao chất lƣợng. Sự nghiệp giáo dục, y tế đã có nhiều tiến bộ, chất lƣợng học sinh đƣợc nâng cao một bƣớc, chất lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ đƣợc nâng lên, cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc nâng cấp; trình độ chuyên môn, hệ thống trang thiết bị khám chữa bệnh đƣợc bổ sung đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

* Về quốc phòng - an ninh

Nhiệm vụ về QPAN luôn đƣợc cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm, đặc biệt Hƣơng Sơn là huyện miền núi biên giới, hàng năm số lƣợt khách tham quan, qua lại giao lƣu văn hóa, buôn bán trao đổi hàng hóa lớn qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo. Bên cạnh những thuận lợi về kinh tế, văn hóa cũng gặp không ít những thách thức, đặc biệt là về buôn lậu, gian lận thƣơng mại, tệ nạn xã hội, bao gồm tiềm ẩn cả nguy cơ phát sinh các loại tội phạm, phần tử phản động từ nƣớc ngoài xâm nhập qua biên giới để tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam. Do vậy, nhận thức về chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới của cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn đƣợc đề cao cảnh giác và ý thức, trách nhiệm ngày càng đƣợc nâng lên. Trên cơ sở đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc; xây dựng phƣơng án, kế hoạch, dự báo chính xác tình hình, xử lý kịp thời mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.

Nhìn chung, song song với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, dân trí đƣợc nâng cao, dân chủ ngày càng đƣợc mở rộng. Tuy nhiên, do kinh tế vẫn còn trong giai đoạn đang phát triển, đời sống nhân dân tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo

còn cao, chiếm 7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm còn thấp, hàng năm có khoảng hơn 6% lao động không có việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)