Phân tích điểm yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp hà nội giai đoạn 2014 2020 mc lc (Trang 69 - 72)

3.1. Phân tích SWOT hoạt động kinh doanh của Công ty

3.1.4. Phân tích điểm yếu

Cũng nhƣ đối với phân tích điểm mạnh, phân tích điểm yếu của Công ty cũng phải phân chia ra các lĩnh vực khác nhau:

+ Đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải và các dịch vụ hỗ trợ:

Trong kinh doanh vận tải, khi giá vận chuyển hàng hoá đã có mức giá chung (giá làng) cho từng tuyến vận tải thì việc tiết kiệm sẽ đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Công ty, khi bắt đầu thành lập Công ty, do có sẵn khách hàng là các nhà máy thép nên xe đƣợc mua về với mục đích chính là vận chuyển hàng nặng. Do đó, dàn xe đƣợc đầu tƣ là xe máy có dung tích xi lanh lớn (14 lít) và moóc là moóc 3 dàn (3 trục với 12 lốp xe).

Nhƣ vậy, đối với nhiên liệu, nếu xe chạy hàng nặng thì sẽ thuận tiện do máy công suất lớn thì xe sẽ di chuyển dễ hơn, đặc biệt ở những cung đƣờng nhiều đèo, dốc, hay cầu vƣợt… Nhƣng nếu xe chạy hàng bình

thƣờng nhƣ chở container 20 feet nặng khoảng 24 tấn, hay container 40 feet nặng khoảng 30 tấn thì sẽ gây lãng phí nhiên liệu. Cũng giống nhƣ xe taxi, các hãng taxi đều ƣu tiên sử dụng xe có dung tích xi lanh nhỏ để tiết kiệm nhiên liệu, trong vận tải hàng hoá điều này càng quan trọng hơn do dung tích xi lanh của xe container là rất lớn và sự chênh lệch trong sử dụng nhiên liệu đối với các xe có dung tích xi lanh khác nhau là rất lớn (ví dụ: xe có dung tích xi lanh 14 tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn khoảng 10% so với xe có dung tích xi lanh 12.7). Trong khi chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 50% trong cơ cấu giá thành vận tải thì sự chênh lệch này phản ánh rất rõ vào lợi nhuận. Nhƣ trong ví dụ trên, nếu tiết kiệm đƣợc 10% nhiên liệu, trong khi chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 50% giá vận tải, nghĩa là đã tăng lợi nhuận đƣợc 5%. 5% lợi nhuận là một con số không hề nhỏ.

Đối với lốp xe, nếu sử dụng sơ mi rơ-moóc loại 2 dàn (2 trục với 8 lốp xe) sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí đầu tƣ ban đầu rất nhiều so với loại 3 dàn với 12 lốp. Tất nhiên xe có nhiều lốp hơn thì thời gian khấu hao lốp và thời gian vận hành thực tế là lâu hơn so với xe có ít lốp. Nhƣng khoản đầu tƣ tăng thêm ban đầu cho mỗi lốp xe là tƣơng đối lớn. Mỗi xe cần đầu tƣ thêm 4 lốp nhân với 6 triệu đồng/lốp tƣơng ứng với 24 triệu đồng trên mỗi xe. Với đoàn xe 50 xe, đây là khoản đầu tƣ tƣơng đối nhiều.

Xe vận tải container nhập từ Mỹ về có hai loại, một loại dành cho chạy đƣờng dài đƣợc thiết kế bao gồm không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi của lái xe nhƣ giƣờng nằm, tủ lạnh… ngay trong cabin. Và loại chạy đƣờng ngắn không có giƣờng nằm và tủ lạnh…. Loại chạy đƣờng dài do có khoang ngủ ngay trong cabin nên chiều dài của đầu kéo là dài hơn so với xe chạy đƣờng ngắn. Trong làng vận tải ở Hải Phòng vẫn thƣờng phân biệt hai loại xe này với cái tên đơn giản là xe đầu dài và xe đầu ngắn. Xe đầu dài thì

đƣơng nhiên là đắt hơn xe đầu ngắn và các lái xe ƣa chuộng hơn do có chỗ nghỉ ngơi khi chờ đợi nhận và trả hàng. Hầu hết các xe trong đoàn xe của Công ty là xe đầu dài, đây cũng là lý do Công ty giữ đƣợc các lái xe tốt làm việc lâu dài. Tuy nhiên xe đầu dài hoạt động ở điều kiện đƣờng sá của Việt Nam gặp rất nhiều bất tiện. Đƣờng sá ở ta hầu hết là đƣờng nhỏ, cua gấp, kho bãi của khách hàng nhiều khi nằm trong khu dân cƣ, sân bãi nhỏ. Nhƣ vậy xe dài rất khó lái trên các cung đƣờng này, thậm chí có những khách hàng phải yêu cầu xe đầu ngắn chở hàng cho họ vì xe đầu dài không thể vào đƣợc kho. Đây là một yếu điểm mà Công ty nên lƣu ý khi đầu tƣ thêm hoặc thay thế đoàn xe bằng các xe mới vì hầu hết các khách hàng ở Hà Nội đều có kho bãi hoặc đƣờng vào kho bãi rất chật hẹp.

+ Đối với lĩnh vực thƣơng mại hàng hoá:

Nhƣ đã phân tích ở phần 2.2.2. “Những nhƣợc điểm trong công tác hoạch định chiến lƣợc kinh doanh”, điểm yếu chủ yếu của thƣơng mại hàng hoá của Công ty vẫn là làm thƣơng mại theo thƣơng vụ, thiếu tính bền vững và không có mặt hàng kinh doanh chiến lƣợc. Thƣơng mại có thể xem là các hoạt động phụ thêm cho hoạt động kinh doanh vận tải thôi chứ nó chƣa thể là một hoạt động chính của Công ty.

+ Điểm yếu chung trong tất cả các hoạt động của công ty: chiến lƣợc kinh doanh của Công ty chƣa đƣợc hoạch định một cách có hệ thống và đồng nhất trong tất cả các hoạt động của công ty. Ban lãnh đạo Công ty vẫn đang theo “triết lý” tuỳ cơ ứng biến nên các quyết định mang tính ngẫu hứng cao, vào với các trƣờng hợp khác nhau lại đƣa ra các quyết định khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn nhau. Mặt khác, hệ thống phân cấp quản lý tuy đã rõ ràng, cụ thể trong từng lĩnh vực riêng rẽ, nhƣng lại nhập nhèm giữa các lĩnh vực khác nhau. Do đó khi Công ty có các hoạt động cần sự phối

hợp giữa bộ phận vận tải và bộ phận kinh doanh thì không ai bảo đƣợc ai, gây nên sự khó khăn trong hoạt động nội bộ của Công ty. Ví dụ khi công ty có hàng về, phòng kinh doanh yêu cầu phòng vận tải đi lấy hàng, nhƣng phòng vận tải lấy lí do hết xe nên gây khó khăn cho phòng kinh doanh, thủ tục hồ sơ giấy tờ giữa phòng kinh doanh, phòng vận tải với bộ phận kế toán cũng gặp nhiều khó khăn mà nếu công ty có sự phân công, phân cấp cụ thể hơn về trách nhiệm quyền hạn của mỗi bộ phận thì công việc sẽ suôn sẻ, tiết kiệm thời gian hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trường đại học công nghiệp hà nội giai đoạn 2014 2020 mc lc (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)