Quy hoạch BTV cấp huyện nhiệm kỳ 2015– 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển cán bộ công chức tỉnh sơn la (Trang 75 - 106)

(Theo lĩnh vực công tác) ĐVT : Ngƣời Tổng Cơ quan Đảng Cơ quan chính quyền Mặt trật tổ quốc và các đoàn thể Lực lƣợng vũ trang Doanh nghiệp nhà nƣớc Cấp xã, phƣờng, thị trấn 317 120 97 40 45 10 5

Quy hoạch theo lĩnh vực công tác: Cơ quan Đảng có 120 đồng chí, chiếm 37,33%; Chính quyền có 97 đồng chí, chiếm 31,51% ; Mặt trận và các đoàn thể có 40 đồng chí, chiếm 10,61%; Lực lƣợng vũ trang có 45 đồng chí, chiếm 16,1%; Doanh nghiệp nhà nƣớc có 10 đồng chí, chiếm 2,74%; Cấp xã, phƣờng, thị trấn có 05 đồng chí, chiếm 1,71%.

3.3.1.2. Đánh giá chung

Với những số liệu trên, có thể nhận thấy dƣới sự chỉ đạo của Đảng qua các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII, Nghị quyết số 42- NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đ y mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, công tác quy hoạch cán bộ công chức do BTV Tỉnh ủy tỉnh Sơn La quản lý đã có những bƣớc chuyển biến rõ nét, đạt đƣợc những kết quả thiết thực đặc biệt là dần có sự hợp lý về cơ cấu độ tuổi, dân tộc, giới tính qua các năm.

- Công tác quy hoạch đã đảm bảo tính kế thừa và liên tục trong đội ngũ cán bộ. Các cấp ủy và tổ chức Đảng đã có chuyển biến đáng kể về nhận thức, chú ý hơn đến việc chỉ đạo thực hiện, quan tâm đổi mới nội dung và cách làm quy hoạch cán bộ theo phƣơng châm “mở” (quy hoạch đƣợc tiến hành thật sự dân chủ, công khai không khép kín trong phạm vi cơ quan, đơn vị mà đã kết hợp giữa quy hoạch của cơ quan, đơn vị với quy hoạch của cấp trên và cấp dƣới, mở rộng trong phạm vi nhiều ngành, nhiều địa phƣơng) và “động (quy hoạch một chức danh cho nhiều ngƣời và một ngƣời có nhiều chức danh và thƣờng xuyên nhận xét, đánh giá để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp). Công tác quy hoạch đã thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai, phát huy vai trò của tập thể cấp ủy và thƣờng vụ cấp ủy; khắc phục đƣợc những biểu hiện thiếu tự tin, ngại khó, làm quy hoạch một cách hình thức, đối phó. Trên cơ sở đó đã coi trọng việc đánh giá cán bộ, có

kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dƣỡng, từng bƣớc khắc phục tình trạng hẫng hụt, bị động trong công tác cán bộ; tạo thế chủ động cho việc bố trí nhân sự, đặc biệt trong các dịp bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và đại hội Đảng các cấp.

- Công tác quy hoạch cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện, ngành đƣợc Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các địa phƣơng, đơn vị quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Chất lƣợng quy hoạch cán bộ cơ bản đạt yêu cầu đề ra: Diện cán bộ trẻ (dƣới 35 tuổi đối với cấp huyện và dƣới 40 tuổi đối với cấp tỉnh) và cán bộ nữ đƣa vào quy hoạch tăng lên. Đội ngũ cán bộ đƣợc quy hoạch có bản lĩnh chính trị và ph m chất đạo đức tốt, có năng lực lãnh đạo, điều hành và có trình độ chuyên môn, chính trị cao hơn so với khoá đƣơng nhiệm và quy hoạch nhiệm kỳ trƣớc; Đồng thời có cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các lĩnh vực công tác và tỷ lệ hợp lý giữa 3 độ tuổi nhằm đảm bảo có sự chuyển tiếp vững vàng, từ đó bƣớc đầu đã khắc phục đƣợc tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Công tác luân chuyển cán bộ đã từng bƣớc thay đổi nhận thức và cách làm mới, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, tăng cƣờng cán bộ đƣợc đào tạo rèn luyện thử thách qua thực tiễn; Góp phần sắp xếp cán bộ một cách hợp lý hơn, tăng cƣờng cán bộ cho những nơi có yêu cầu cấp bách, khó khăn, bƣớc đầu khắc phục tình trạng cục bộ địa phƣơng, khép kín, trì trệ trong thực hiện nhiệm vụ do cán bộ giữ một chức vụ quá lâu, hoặc bố trí chức vụ chƣa phù hợp với năng lực, sở trƣờng công tác. Hầu hết cán bộ đƣợc luân chuyển có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện quyết định của tổ chức; Nhiều cán bộ đã tiếp cận nhanh với điều kiện, môi trƣờng mới, chứng tỏ đƣợc năng lực, sở trƣờng hoạt động thực tiễn, rèn luyện bản lĩnh, kiến thức toàn diện hơn, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều cán bộ sau luân chuyển đƣợc xem xét, bố trí ở chức vụ mới cao hơn.

- Công tác quy hoạch cán bộ đã tạo đƣợc tính kế thừa và phát triển chuyển tiếp đội ngũ cán bộ theo từng thời kỳ. Mặt khác, công tác luân chuyển cán bộ góp phần bổ sung cho công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng cán bộ đƣợc tốt hơn.

3.3.2. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những ƣu điểm đã đƣợc phân tích, đánh giá ở trên, công tác quy hoạch cán bộ diện BTV tỉnh ủy quản lý cũng còn tồn tại một số vấn đề, thể hiện ra bên ngoài nhƣ là những tệ nạn trong công tác cán bộ, nhƣng nguyên nhân lại không chỉ xuất phát từ sự chủ quan, tiêu cực, mà có khi lại đƣợc lý giải bởi tính cấp thiết của công tác nhân sự... gây ra mâu thuẫn, vƣớng mắc trong tƣ tƣởng cán bộ quy hoạch, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng. Vấn đề đặt ra là kết quả thì nhƣ vậy nhƣng với thực trạng quy hoạch nhƣ vậy, nền kinh tế tại tỉnh qua các năm nhƣ thế nào? Tình hình văn hoá, y tế, giáo dục,.. có phát triển không? Câu trả lời là có! Nhƣng sự phát triển đó chƣa xứng với tiềm năng của tỉnh và kết quả quy hoạch chƣa thực sự có đƣợc một cách dân chủ, tìm đúng ngƣời tài, đƣợc tâm phục kh u phục từ ngƣời dân. Cụ thể:

Một là, công tác đánh giá cán bộ đôi khi còn lúng túng, đánh giá nhận xét cán bộ còn chung chung, thiếu cụ thể, thậm chí còn phiến diện, chạy theo thành tích, chƣa phản ánh đúng thực chất. Còn tình trạng nể nang, né tránh, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình chƣa cao nên có những hạn chế, khuyết điểm của cán bộ còn để kéo dài, chậm đƣợc sửa chữa, khắc phục, ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả công tác cán bộ ở đơn vị. Những hạn chế của công tác đánh giá cán bộ đã ảnh hƣởng đến các khâu bố trí, sử dụng, quy hoạch và đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, hạn chế chất lƣợng xây dựng đội ngũ cán bộ.

Hai là, Tỉnh ủy Sơn La đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng quy hoạch CBCC. Tuy nhiên, chất lƣợng quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch đôi khi còn chƣa cao dẫn đến tình trạng bị động, chắp vá về cán bộ. Hàng

năm, chƣa đánh giá chiều hƣớng phát triển của cán bộ trong quy hoạch để có cơ sở rà soát, bổ sung quy hoạch.

Ba là, Công tác đào tạo bồi dƣỡng CBCC còn mang tính dàn trải, chƣa có kế hoạch cụ thể. Việc đào tạo đội ngũ cán bộ trong quy hoạch còn chƣa sát với kế hoạch đề ra. Việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ theo quy hoạch để hoàn thiện tiêu chu n cho cán bộ trƣớc khi bố trí, đề bạt còn chậm.

Bốn là, một bộ phận đội ngũ công chức trong quy hoạch của tỉnh Sơn La còn hạn chế trong ý thức tự giác học tập, tu dƣỡng và rèn luyện bản thân.

Năm là, công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác của tỉnh Sơn La đã đƣợc thực hiện quyết liệt, ngày càng tiến bộ hơn, nhƣng nhìn chung còn nặng về phục vụ yêu cầu bố trí cán bộ trƣớc mắt, chƣa có tầm chiến lƣợc, lâu dài. Luân chuyển CBCC giữa các huyện, các Sở, ban ngành đoàn thể tỉnh vẫn còn chậm thực hiện. Thời gian qua các trƣờng hợp trong quy hoạch Sở, ban ngành đoàn thể tỉnh đƣợc luân chuyển chƣa dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng sử dụng cán bộ, mà chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trƣớc mắt. Việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ cũng còn bất cập nhƣ việc cán bộ cấp uỷ là ngƣời địa phƣơng vẫn tồn tại dẫn đến những ảnh hƣởng về tƣ tƣởng trì trệ, bảo thủ trong quản lý do tính cạnh tranh không có hay tình trạng lợi ích nhóm.

Sáu là, chính sách đãi ngộ cho cán bộ công chức, mặc dù đã có thay đổi nhiều so với trƣớc, song nhìn chung còn bất cập. Hệ số lƣơng cho cán bộ cơ sở còn thấp, chƣa đảm bảo cuộc sống của cán bộ. Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ chƣa đủ sức hấp dẫn, thu hút cán bộ trẻ và khuyến khích cán bộ có năng lực về công tác tại các huyện miền núi vùng sâu, vùng xa. Nhiều cán bộ không yên tâm công tác ở các huyện vùng sâu, vùng xa, muốn chuyển lên công tác ở tỉnh. Chính sách chế độ hỗ trợ chƣa có nên khó khăn cho công chức khi sang địa bàn xa nơi cƣ trú.

3.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Một là, một số văn bản của Đảng về công tác cán bộ do mới đƣợc ban hành và chƣa đƣợc phổ biến sâu rộng nên việc thực hiện chƣa đồng bộ, thống nhất ở các đơn vị; còn một số vấn đề, một số khâu, một số quan điểm của Đảng về công tác cán bộ chƣa đƣợc cụ thể hóa thành các quy chế, quy trình nên áp dụng còn lung túng. Công tác truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin tại một số huyện, xã còn chậm, tắc nghẽn dẫn đến công tác tuyên truyền, phổ biến bị chậm trễ, ngƣời dân không tiếp thu và thực hiện,..

Hai là, cấp uỷ, ngƣời đứng đầu nhận thức chƣa đầy đủ và sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ, thậm chí còn nhầm lẫn giữa công tác quy hoạch cán bộ với công tác nhân sự, nên lúng túng về cách làm; quyết tâm của cấp uỷ và ngƣời đứng đầu chƣa cao, sự chỉ đạo và thực hiện chƣa tập trung và thành nếp thƣờng xuyên; hƣớng dẫn của cấp trên về nội dung, phƣơng pháp, quy trình làm quy hoạch chƣa đồng bộ. Sự quyết tâm của ngƣời đứng đầu là hết sức quan trọng trong khi quy định đã có nhƣng vì tình trạng nể nang mà có tình trạng cố tình bỏ qua quy định trong khi cấp dƣới lại không có chủ kiến hay tham mƣu đúng đắn.

Ba là, một số CBCC diện BTV Tỉnh ủy Sơn La quản lý còn thiếu ý thức tự học tập để nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực công tác; thiếu tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, phƣơng pháp, phong cách công tác dẫn đến quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu nhân dân, thậm chí vi phạm pháp luật, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Bốn là, việc luân chuyển gặp nhiều khó khăn là do việc bố trí, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, yên tâm công tác đối với cán bộ luân chuyển còn hạn chế.

Năm là, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công tác tại các thuyện vùng sâu, vùng xa tuy đã có sửa đổi bổ sung, thể hiện sự quan tâm hơn

của Đảng và Nhà nƣớc đối với cán bộ, nhƣng còn nhiều bất cập và chƣa thỏa đáng, nên đội ngũ CBCC chƣa thực sự yên tâm công tác, thiếu nhiệt tình trong công việc. Chƣa có chính sách thu hút cán bộ trẻ, đƣợc đào tạo cơ bản về công tác tại địa phƣơng.

Sáu là, việc tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết ở một số nơi chƣa nghiêm túc, từ đó nhận thức chƣa đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ, hoặc do chủ quan, ngại khó, quyết tâm chƣa cao dẫn đến làm hình thức, làm lƣớt, chạy theo số lƣợng….

Bẩy là, một số cán bộ có trình độ về chuyên môn và trải qua kinh nghiệm thực tiễn nhất định nhƣng sau một thời gian làm việc có nhu cầu chuyển công tác khác làm cho công tác quy hoạch cán bộ thiếu sự bền vững, ổn định. Ðội ngũ cán bộ trẻ còn nhiều mặt hạn chế, một số đồng chí còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, do đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ.

Tám là, việc thực hiện chính sách thu hút, sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lƣợng cao kết quả đạt đƣợc còn hạn chế, môi trƣờng làm việc của cán bộ luân chuyển còn gặp nhiều khó khăn chƣa tạo đƣợc động lực để khuyến khích, thu hút, phát huy năng lực, sự cống hiến của cán bộ. Một số địa phƣơng, đơn vị vẫn còn tƣ tƣởng cục bộ, không muốn cán bộ từ nơi khác luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ chủ chốt tại địa phƣơng, đơn vị mình.

Chín là, công tác bổ nhiệm, luân chuyển, tìm ngƣời tài còn nhiều bất cập hạn chế trong cách thức thực hiện, tính cạnh tranh không có. Tình trạng chung tại tỉnh Sơn La là hầu hết cán bộ lãnh đạo là ngƣời tại địa phƣơng, thực trạng này một phần do văn hoá cục bộ địa phƣơng và một phần do nhận thức chủ quan đã dẫn đến những hạn chế trên.

CHƢƠNG 4

PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CHẤT LƢỢNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƢỜNG VỤ

TỈNH ỦY QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ TẦM NHÌN 2030

4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu

4.1.1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn liên quan đến quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ công chức thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy quản lý

4.1.1.1. Những thuận lợi

Trong những năm tới, công tác QHCB diện BTV tỉnh ủy quản lý tại Sơn La có những thuận lợi cơ bản sau đây:

Một là, trong mọi thời kỳ cách mạng, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ luôn đƣợc Đảng ta đặc biệt coi trọng. Bƣớc đầu vào thời kỳ đổi mới, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã xây dựng Chiến lƣợc cán bộ trong thời kỳ đ y mạnh CNH, HĐH đất nƣớc.

Hai là, thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ƣơng, các nghị quyết, quyết định của của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, đặc biệt là Nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay những năm tới, các tỉnh, thành ủy sẽ đặc biệt quan tâm tới xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có công tác QHCB, nhất là cán bộ diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý. Trên cơ sở các quy định của Trung ƣơng, các cấp ủy đảng địa phƣơng sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy trình cụ thể trong QHCB, gắn liền quy hoạch với các khâu khác của công tác cán bộ .

Ba là, đội ngũ cán bộ diện BVT tỉnh ủy quản lý và cán bộ quy hoạch trong diện BTV tỉnh ủy quản lý, cán bộ nguồn quy hoạch các chức danh trên đã, đang có những bƣớc trƣởng thành trong thực tiễn đổi mới. Trình độ học

vấn, chuyên môn của đội ngũ cán bộ dần đƣợc nâng lên theo hƣớng chu n hóa.

Bốn là, sự nghiệp đổi mới đã và đang là môi trƣờng thuận lợi cho việc rèn luyện, thử thách và trƣởng thành của đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó có những cán bộ trẻ, đƣợc đào tạo bài bản, có triển vọng. Họ sẽ có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tiễn đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phƣơng, kinh qua các vị trí công tác trong cả HTCT và trong lao động, sản xuất, từ cơ sở. Đó là những nguồn cán bộ tốt để quy hoạch các chức danh diện BTV tỉnh ủy quản lý.

Năm là, HTCT các các cấp ở tỉnh Sơn La những năm qua đã đƣợc kiện toàn một bƣớc cơ bản. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức của HTCT, nhất là cán bộ chủ chốt đƣợc nâng lên theo hƣớng chu n hóa.

Sáu là, qua 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc, tỉnh Sơn La đã có nhiều chuyển biến về chất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển cán bộ công chức tỉnh sơn la (Trang 75 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)