CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Nghiên cứu định tính
2.2.1. Phương pháp phỏng vấn
* Chọn mẫu
Nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng trong luận văn này là kỹ thuật thảo luận và phỏng vấn sâu. Nhƣ vậy việc thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính thƣờng tập trung vào một số đại diện rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu chứ không bao hàm trên một mẫu lớn nhƣ trong nghiên cứu định lƣợng. Do đó đối tƣợng của nghiên cứu định tính đƣợc chọn trong phỏng vấn sâu là chọn mẫu ban lãnh đạo/ cán bộ quản lý và công nhân viên. Cụ thể, tác giả luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn đối với 10 thành viên trong hợp tác xã bao gồm:
Ban chủ nhiệm: 03 ngƣời (1 chủ nhiệm hợp tác xã và 2 phó chủ nhiệm) Phòng kiểm soát: 01 ngƣời (Trƣởng ban kiểm soát)
Nghiên cứu tài liệu Thiết kế nghiên cứu định tính 1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu định tính 2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
3. Kết quả nghiên cứu
định tính
Kết quả nghiên
Phòng hành chính kế toán: 01 ngƣời ( Kế toán trƣởng) Phòng kỹ thuật: 01 ngƣời ( Kỹ thuật viên)
Phòng nông vụ: 04 ngƣời ( Tổ trƣởng)
* Thiết kế phỏng vấn sâu
Phỏng vấn là phƣơng pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa ngƣời đi hỏi và ngƣời đƣợc hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Theo Caplow (1970), phỏng vấn là phƣơng pháp đƣợc ƣa chuộng nhất trong các phƣơng pháp thu thập thu thập dữ liệu đƣợc sử dụng ở các nƣớc phƣơng Tây.
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu với bảng câu hỏi bán cấu trúc. Đây là bảng câu hỏi sơ thảo, chƣa hoàn chỉnh. Trong quá trình phỏng vấn tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, trình độ chuyên môn và chức năng quản lý của họ, ngƣời phỏng vấn đặt ra các câu hỏi linh hoạt nhằm mục tiêu chỉ ra đƣợc những khía cạnh mới trong phạm vi câu hỏi đã chuẩn bị.
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực diện mặt đối mặt (face – to – face). Các câu trả lời đƣợc ngƣời phỏng vấn lĩnh hội và ghi lại thành một bản ghi. Ngoài ra toàn bộ nội dung của cuộc phỏng vấn cũng đƣợc ghi âm. Theo L.TH.Baker (1994) thì trong trƣờng hợp này điều tra viên sẽ là yếu tố quyết định đối với tính khách quan và chính xác của thông tin. Do đó điều tra viên cần hiểu rõ cuộc phỏng vấn, cam kết hoàn thành phỏng vấn, giảm thiểu tối đa ảnh hƣởng của tính cách cá nhân lên cuộc phỏng vấn.
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực diện mặt đối mặt. Các câu trả lời đƣợc tác giả lĩnh hội và ghi lại thành một bản ghi ( Phụ lục 02, 03).
Địa điểm phỏng vấn: địa điểm phỏng vấn đƣợc chọn là tại trụ sở Hợp tác xã.
Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn đƣợc thiết kế kéo dài trong vòng 20 đến 30 phút. Tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn mà phỏng vấn viên quyết định thời lƣợng cuộc phỏng vấn phù hợp.
Thời điểm phỏng vấn: tác giả sẽ điện thoại liên hệ trƣớc với các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tƣợng phỏng vấn sao cho ngƣời đƣợc hỏi có một khoảng thời gian thoải mái nhất khi tiếp chuyện với tác giả luận văn.
Một số lưu ý trong quá trình phỏng vấn: Ngƣời phỏng vấn cần luôn giữ đƣợc tính trung lập trong suốt quá trình phỏng vấn. Trong bất kỳ trƣờng hợp nào ngƣời phỏng vấn cũng không đƣợc để lộ quan điểm riêng của mình đối với vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt trong nghiên cứu này phỏng vấn sâu đƣợc hiện sau khi đã có kết quả của nghiên cứu định lƣợng (bảng hỏi) do đó ngƣời phỏng vấn càng cần trung lập tránh dẫn dắt cuộc phỏng vấn theo kết quả nghiên cứu định lƣợng đã có. Nhịp độ cuộc phỏng vấn là vừa phải, với những câu hỏi đòi hỏi ngƣời đƣợc phỏng vấn cần suy luận thì cần dành một khoảng thời gian nhƣng không quá dài. Mọi diễn biến trong cuộc phỏng vấn mặc dù đƣợc ghi âm toàn bộ nhƣng vẫn cần đƣợc phỏng vấn viên ghi chép đầy đủ, trung thực, rõ ràng bằng bút. Ngoài việc ghi chép các câu trả lời của ngƣời đƣợc phỏng vấn, phỏng vấn viên cần ghi chú cả ngữ điệu, hành vi, nét mặt, điệu bộ của ngƣời trả lời.
* Tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu đƣợc thu thập từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2014 thông qua các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc. Để hỗ trợ việc thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng một thời gian biểu thực địa, trình bày chi tiết các thông tin về ngƣời tham gia, thời gian tiến hành phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn…. Mọi thông tin thu thập đƣợc trong quá trình phỏng vấn sau khi dỡ băng sẽ đƣợc xử lý lôgic bằng
cách đƣa các phán đoán về bản chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ lôgic của các sự kiện. Mục đích của xử lý định tính, nói cho cùng là nhận dạng bản chất và mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện. Kết quả nghiên cứu định tính sẽ đƣợc miêu tả dƣới dạng sơ đồ hoặc biểu thức toán học.