Khái quát về HTX Phú Lãm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nguồn nhân lực ở Hợp tác xã Phú Lãm, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Trang 51 - 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về HTX Phú Lãm

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của HTX Phú Lãm

Hợp Tác Xã Phú Lãm đƣợc thành lập vào ngày 20 tháng 3 năm 1998 theo quyết định của Ủy ban nhân dân Huyện Thanh Oai hoạt động ổn định và phát triển bền vững cho đến nay

Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 4 - Phú Lãm – Hà Đông – Hà Nội.

Ngành nghề kinh doanh dịch vụ: Bơm nƣớc tƣới - tiêu cho xã viên sản xuất lúa, mua bán vật tƣ nông nghiệp, gia công suốt lúa và vận chuyển lúa cho xã viên. Sản phẩm lúa - gạo, sản xuất ra chủ yếu bán cho Công ty lƣơng thực – thực phẩm Hà Tây để xuất khẩu và làm lúa giống cho mùa vụ sau. Ngoài ra HTX còn kinh doanh dịch vụ cho thuê ki ốt, quản lý chợ, cửa hàng do HTX quản lý.

Diện tích sản xuất nông nghiệp trên toàn địa bàn phƣờng là 160ha. Địa bàn hoạt động kinh doanh trong Phƣờng Phú Lãm - Quận Hà Đông – TP Hà Nội.

Nền kinh tế của địa phƣơng phát triển chƣa bền vững. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất xuống cấp nghiêm trọng. Sản xuất nông nghiệp chƣa đa dạng chủ yếu là sản xuất lúa, và 1 số ít rau màu. Thƣơng nghiệp dịch vụ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới đƣợc chú trọng, đang từng bƣớc phát triển với tốc độ còn chậm, chƣa phát huy đƣợc tiềm năng lợi thế của địa phƣơng.

Giá trị thu nhập năm 2011 đạt 1.300.987.403 đồng. Năm 2012 đạt 1.585.408.813 đồng. Năm 2013 đạt 1.961.454.903 đồng. Tốc độ tăng trƣởng

kinh tế bình quân đạt hơn 20%/năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2011 đạt 6.130.000đ/ngƣời/năm. Năm 2013 đạt 7.746.000đ/ngƣời/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng thƣơng nghiệp và dịch vụ.

* Sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định:

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2011 là: 278.541.403 đồng chiếm 21,41%, năm 2012 là 340.545.813 đồng chiếm 21,48% trong cơ cấu kinh tế.

Năm 2013 là 365.222.903 đồng chiếm 18,62% trong cơ cấu kinh tế. Diện tích đất canh tác có xu hƣớng giảm dần bởi các dự án đô thị và khu công nghiệp. Về cơ cấu cây trồng chủ yếu là sản xuất lúa và 1 số ít rau màu. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác là: 40.000.000đ – 55.000.000đ/ha/năm.

* Công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ:

Thực hiện chủ trƣơng khuyến khích thu hút đầu tƣ phát triển sản xuất, phát triển dịch vụ thƣơng mại. Đa dạng hóa các ngành nghề nhất là ngành nghề truyền thống của địa phƣơng. Doang thu từ công nghiệp, thủ công nghiệp, thƣơng mai dịch vụ năm 2011 là 1.022.446.000 đồng chiếm 78,59%, năm 2012 là 1.244.863.000 đồng chiếm 78,52% trong cơ cấu kinh tế.

Năm 2013 doanh thu là: 1.596.232.000 đồng chiếm 81,38% trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng công nghiệp, thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ từ năm 2011 đến năm 2013 bình quân là: 10,45% năm.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban hợp tác xã tác xã

Hợp tác xã Phú Lãm là loại hình doanh nghiệp tập thể nên cơ cấu tổ chức đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của HTX Phú Lãm

(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán HTX Phú Lãm)

* Chủ nhiệm Hợp tác xã:

Chủ nhiệm HTX do đại hội xã viên bầu có các nhiệm vụ quyền hạn sau:

- Chịu trách nhiệm trƣớc Đảng ủy – HĐND – UBND và toàn thể xã viên về việc điều hành hoạt động của Ban quản trị, các phòng ban và các bộ phận giúp việc trong việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã.

- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thực hiện đúng các điều lệ quy định của Hợp tác xã và các kế hoạch đã đề ra trong kỳ đại hội xã viên, tổ chức học tập tiếp thu và trao đổi để thực hiện việc kinh doanh của HTX. Quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến khích mở rộng sản xuất, kinh doanh.

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật đối với những cán bộ công nhân dƣới quyền. Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định,

CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN THỦ QUỶ- THU KHO CÁN BỘ KỸ THUẬT ĐỘI THỦY NÔNG ĐẠI HỘI XÃ VIÊN KIỂM SOÁT

đồng thời đại diện doanh nghiệp trong việc khởi kiện các vụ án liên quan đến quyền lợi của Hợp tác xã.

* Ban kiểm soát Hợp tác xã:

Ban kiểm soát đƣợc Đại hội tín nhiệm bầu ra có quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của HTX nhƣ sau:

- Kiểm tra thực hiện điều lệ, nội quy HTX và Nghị quyết đại hội xã viên;

- Giám sát hoạt động Ban quản trị: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và cán bộ, nhân viên;

- Kiểm tra tài chính (thu, chi, tồn quỹ), tham gia xử lý các khoản lỗ, kiểm tra giám sát các tài sản vốn vay, các khoản hỗ trợ của nhà nƣớc;

- Tham gia giải quyết các khiếu nại tố cáo có liên quan đến HTX;

- Tham dự các cuộc họp Ban quản trị, thông báo kết quả kiểm tra cho Ban quản trị và cán bộ, nhân viên, xã viên về những kiến nghị thắc mắc đã đƣợc giải quyết.

- Yêu cầu ngƣời có liên quan trong HTX cung cấp sổ sách, chứng từ và thông tin cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra.

- Chuẩn bị cho chƣơng trình nghị sự triệu tập đại hội cán bộ, nhân viên bất thƣờng khi Ban quản trị HTX thực hiện không có hiệu quả, có hành vi vi phạm pháp luật và điều lệ HTX.

* Phó chủ nhiệm Hợp tác xã:

Do ban quản trị bầu ra trong số các thành viên ban quản trị, phó chủ nhiệm là ngƣời giúp việc cho chủ nhiệm quản lý điều hành hợp tác xã trong lĩnh vực đƣợc ban quản trị phân công.

- 1 Phó chủ nhiệm phụ trách về sản xuất nông nghiệp.

- 1 Phó chủ nhiệm phụ trách về kinh doanh vật tƣ nông nghiệp và cho thuê ki ốt, cửa hàng.

Thực hiện công tác hạch toán, thống kê, báo cáo tài chính trong đơn vị cụ thể là:

- Lập và quản lý kế hoạch thu chi tài chính, đôn đốc chỉ đạo, hƣớng dẫn việc thực hiện kế hoạch;

- Quản lý các loại vốn, các quỹ tập trung của đơn vị, lập quyết toán chi trả lƣơng cho cán bộ và công nhân;

- Tham gia lập phƣơng án điều hoà vốn, bảo toàn và phát triển vốn của đơn vị. Tổng hợp quyết toán tài chính và báo cáo lên trên theo quy định và tham gia xây dựng và quản lý các mức giá.

* Thủ quỹ - thủ kho:

Quản lý quỹ tiền mặt thu - chi theo lệnh chi của Chủ nhiệm đảm bảo đúng pháp luật, liên hệ giao dịch với những địa điểm nhận vật tƣ, bảo quản vật tƣ tại nhà kho và cung ứng vật tƣ cho tổ đội phục vụ sản xuất và thi công công trình. * Cán bộ kỹ thuật:

Cán bộ kỹ thuật làm tham mƣu tổng hợp cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về mặt kỹ thuật, có nhiệm vụ kiểm tra vận hành những trang thiết bị, vật liệu, dụng cụ, trang bị phƣơng tiện bảo hộ lao động và trực tiếp giám sát, sử dụng trong quá trình hoạt động phục vụ sản xuất. Thực hiện việc phun thuốc phòng chống bệnh dịch phá hoại sản xuất.

* Tổ thủy nông:

Tổ có trách nhiệm phục vụ tƣới tiêu nƣớc cho đồng ruộng, kiểm tra tính an toàn trong quá trình sản xuất và có giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trƣờng theo quy định.

Hỗ trợ cùng cán bộ kỹ thuật khuân vác, vận chuyển sản phẩm sau khi suốt lúa cho xã viên về nơi bảo quản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nguồn nhân lực ở Hợp tác xã Phú Lãm, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)