trong đào tạo cán bộ và bài học đối với Agribank
1.5.1 Kinh nghiệm của các Doanh nghiệpViệt Nam khi áp dụng E-learning
Mặc dù mới đƣợc áp dụng đào tạo trong các Tổ chức, doanh nghiệp lớn, nhƣng có thể nhận thấy tính năng ƣu việt trong giảng dạy, học tập của hệ thống E-learning. Qua thực tiễn áp dụng hệ thống E-learning vào đào tạo tại các Doanh nghiệp nhƣ ViettinBank, Viettel, VIDB.. bƣớc đầu đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
-Chất lƣợng một số bài giảng đƣợc tăng lên: Để xây dựng những bài giảng hay phù hợp với nội dung giúp học viên tự học, các giảng viên đã nghiên cứu, xây dựng nội dung bài giảng trực quan theo chuẩn SCORM, sử
dụng nhiều các phần mềm hỗ trợ nhƣ: Violet, Presentor… sử các công nghệ Multimedia tích hợp văn bản, hình ảnh, âm thanh minh họa vào bài giảng làm tăng thêm tính hấp dẫn. Ngoài ra, các bài giảng chất lƣợng cao của các giảng viên giàu kinh nghiệm cũng từng bƣớc đƣợc tích hợp, ghi hình và đƣa lên hệ thống làm bài giảng điện tử cho các lớp học, giúp học viên hiểu bài một cách sâu sắc hơn.
-Bƣớc đầu đã có tác dụng kích thích tính chủ động học tập tiếp thu kiến thức của nhiều học viên. Thông qua nội dung bài giảng, bài tập trên hệ thống E-learning, học viên đã có thể truy cập các chƣơng trình, bài giảng và tài liệu học tập bất cứ lúc nào. Thông qua website học trực tuyến, việc trao đổi trên diễn đàn giữa giảng viên với học viên, giữa các học viên với nhau trở nên dễ dàng và hiệu quả, giải quyết các thắc mắc một cách nhanh chóng. Học viên đƣợc tự do suy luận, chia sẻ những quan điểm của mình về bài học cho giảng viên và các học viên khác một cách dễ dàng. Đây là tiện ích nổi bật tạo ra môi trƣờng tự do ý kiến, giúp học viên nắm kiến thức của bài học một cách chủ động hơn.
-Thuận lợi trong việc đánh giá chất lƣợng học tập của học viên. Thông qua việc giao bài tập, chữa bài và tiếp thu các ý kiến trao đổi của học viên, giảng viên có thể nắm đƣợc học viên hiểu bài, những vƣớng mắc học viên gặp phải, đánh giá ý thức học tập của học viên thƣờng xuyên và chính xác hơn.
-Chi phí triển khai đào tạo thấp: Tiết giảm chi phí ngoài đào tạo giúp Doanh nghiệp cắt giảm một khoản lớn trong chi phí đào tạo.
Tuy nhiên, bên cạnh ƣu điểm trên, quá trình áp dụng thí điểm hệ thống E- Learning vào thực tế đào tạo vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập sau đây:
- Vẫn còn nhiều học viên ý thức tự học chƣa cao, tính chủ động trong học tập còn hạn chế. Sử dụng phƣơng pháp học tập E-learning đòi hỏi ngƣời học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao, tuy vậy nhiều
học viên vẫn chƣa chủ động khai thác hết tiện ích mà E-Learning đem lại. Ngoài ra, kỹ năng dùng máy tính của các học viên chƣa đồng đều, học viên có sự chênh lệch về độ tuổi, thực tế công tác. Do đó, có nhiều học viên gặp khó khăn trong việc sử dụng hệ thống E-learning để phục vụ học tập.
- Hạ tầng công nghệ thông tin một số Doanh nghiệp chƣa đƣợc đầu tƣ đầy đủ (nhất là với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa), lực lƣợng quản trị hệ thống còn mỏng, chƣa đƣợc trang bị kiến thức sâu rộng để chủ động xử lý các sự cố xảy ra. Ngoài ra, hệ thống E-learning nếu triển khai trong mạng nội bộ Doanh nghiệp, chƣa triển khai trên mạng Internet, sẽ gây khó khăn cho những học viên muốn học tại nhà hoặc trong thời gian nghỉ không có mạng nội bộ để học.
- Một số giảng viên chƣa có đủ điều kiện, thời gian cần thiết để áp dụng có hiệu quả phƣơng pháp giảng dạy mới theo mô hình E-Learning. Trên thực tế, để triển khai áp dụng phƣơng pháp giảng dạy này, giảng viên cần nhiều thời gian để chuẩn bị bài giảng điện tử, thƣờng xuyên cập nhật thông tin, giải đáp các thắc mắc cho học viên qua e-mail, diễn đàn… Tuy vậy, hiện nay một số giảng viên vẫn phải lên lớp quá nhiều, không có đủ thời gian cần thiết để chuẩn bị bài giảng điện tử, nghiên cứu thay đổi phƣơng pháp dạy học mới, chủ yếu giao bài, chữa bài qua mạng của E-learning.
- Phƣơng pháp dạy học truyền thống vẫn sẽ phải là phƣơng thức chủ yếu và phổ biến bởi phù hợp với tất cả các ngƣời học và gắn liền với mỗi ngƣời học. Với cách học truyền thống, ngƣời học cảm thấy an toàn hơn khi đƣợc nghe giảng trực tiếp, đƣợc giải quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tƣợng học viên khác nhau. Đối với những học viên không tự giác, không có thói quen tự làm việc hay chủ động làm việc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động đến họ khi họ đƣợc học trực tiếp với giáo viên trên lớp. Giáo viên cũng có thể quan sát đƣợc thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi học viên qua tiếp xúc trực tiếp. Trong khi đó, mô hình
đào tạo trực tuyến không phải phù hợp với tất cả mọi ngƣời, nó chỉ phát huy hiệu quả khi ngƣời học có nhu cầu, có tính độc lập và tự giác cao.
- Đối với bài học, không phải bất kì nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển đổi sang E-Learning, có rất nhiều môn học, ngành học phần nội dung có tính thực hành, tính thực tế cao thì khó có thể dùng E-Learning để giảng dạy, nhƣng đối với những môn học thiên về rèn luyện kĩ năng và hoạt động theo quy trình, có sự thay đổi nhanh về nội dung học tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những nội dung thích hợp của E-Learning.
E-Learning hiện nay và trong tƣơng lai gần vẫn chƣa thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp với nhau để đem lại kết quả tốt nhất cho quá trình dạy - học. Một khoá học sử dụng thành công phƣơng pháp dạy học E-Learning đòi hỏi ngƣời dạy phải biết kết hợp cả hai phƣơng pháp : dạy học E-Learning và dạy học truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho ngƣời học.
1.5.2 Bài h c kinh nghiệm áp dụng E-learning tại Agribank
- Xây dựng chính sách ƣu đãi dành cho các Giảng viên vừa tham gia đào tạo E-learning vừa làm nghiệp vụ.
- Có hình thức chế tài đối với Học viên tham gia học tập E-learning.
- Hệ thống E-learning có kết nối với mạng internet nhƣng cũng phải đảm bảo an toàn cho Hệ thống.
- E-learning là phƣơng thức đào tạo mới khi áp dụng vào Agribank nên cần phải có lịch trình cụ thể để hƣớng cán bộ thích nghi dần với phƣơng pháp đào tạo mới.
- Đào tạo cán bộ vận hành, hỗ trợ Hệ thống E-learning chuyên nghiệp.
- Kết hợp giữa đào tạo truyền thống và E-learning để đem lại hiệu quả cao nhất trong đào tạo.
- Chỉ áp dụng E-learning trong đào tạo những môn học thiên về rèn luyện kĩ năng và hoạt động theo quy trình (không cần đòi hỏi nhiều tƣ duy), có sự thay đổi liên tục về nội dung học tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU
2.1. Cách thức tiến hành nghiên cứu và phư ng pháp thu thập số iệu
Sử dụng số liệu sơ cấp. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng cách khảo sát phiếu điều tra một số lƣợng lớn cán bộ đã tham gia khóa đào tạo do Agribank tổ chức. Bảng hỏi đƣợc thiết kế nhằm thực hiện đƣợc các thƣớc đo của các biến số, đánh giá dựa trên thang đo từ 1-5. Phương pháp này hác iệt với các
phương pháp các đề tài đã được công bố trước đây liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Với các dữ liệu thứ cấp có sẵn, áp dụng quy trình phân tích dữ liệu theo tình huống so sánh, đánh giá các vấn đề;
Đề tài dựa trên phƣơng pháp phân tích định tính kết hợp với việc sử dụng phân tích định lượng trong thống kê thông qua một số mô hình, chỉ tiêu
phân tích làm cơ sở cho việc đánh giá và tìm giải pháp cho đề tài. Kích thƣớc mẫu nghiên cứu dự kiến khoảng 2000 cán bộ, lãnh đạo tại Agribank có tham gia công tác đào tạo trong toàn hệ thống.
Các mẫu nghiên cứu đƣợc gửi thông qua hệ thống văn bản điện tử toàn ngành của Agribank: E-office.
Nguồn số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu đƣợc lấy từ các báo cáo thƣờng niên, website Agribank...
2.2. Quy trình thực hiện đạt được mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động đào tạo tại Agribank.
Xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng tới ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động đào tạo.
nghiên cứu áp dụng đối với Agribank
Bƣớc 1: Mô tả các nghiên cứu, xác định nhân tố; Bƣớc 2: Xây dựng khung lý thuyết;
Bƣớc 3: Thiết kế bảng hỏi; Bƣớc 4: Phân tích kết quả; Bƣớc 5: Kết luận nghiên cứu.
2.2.1 Mô t nghi n cứu, Xác định nhân tố
Đƣa ứng dụng công nghệ vào công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm hệ thống hóa, thay đổi về phƣơng thức khai thác thông tin, truyền đạt và quy nạp của giảng viên, học viên và đáp ứng nhu cầu tra cứu, khai thác thông tin trong nghiên cứu khoa học.
Để đáp ứng đƣợc mục tiêu đào tạo theo yêu cầu của cải cách hiện đại hoá, vừa khắc phục đƣợc những khó khăn nội tại của Agribank.
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, đề xuất giải pháp, phân tích tính khả thi, phƣơng án thực hiện, phân tích các điều kiện để hiện thực việc đƣa ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lí đào tạo. đào tạo và nghiên cứu khoa học của Agribank.
Có đƣợc một chƣơng trình đồng bộ để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực của Agribank đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo; Tăng năng lực đào tạo để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống theo kế hoạch đƣợc phê duyệt; Nâng cao khả năng hỗ trợ từ xa của đối với các cơ sở trong công tác đào tạo cán bộ; Thực hiện mục tiêu trong điều kiện lực lƣợng cán bộ, nhân viên của Agribank vừa tham gia đào tạo, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao;
2.2.2 Xây dựng khung lý thuyết, cách thức thu thập mẫu nghi n cứu
Khung lý thuyết dựa trên các phân tích cơ sở lý luận, sự cần thiết phải áp dụng E-learning trong Agribank. E-Learning là một phƣơng thức dạy học
mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Ngƣời học là cán bộ Agribank có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phƣơng tiện là máy tính và mạng nội bộ. Phƣơng thức học tập này mang tính tƣơng tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phƣơng thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy.
Việc nâng cao hiệu quả, chất lƣợng đào tạo là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Agribank. E-Learning sẽ là một phƣơng thức dạy và học rất phù hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu. Mô hình này đã tạo ra những yếu tố thay đổi sâu sắc trong giáo dục, yếu tố thời gian và không gian sẽ không còn bị ràng buộc chặt chẽ, ngƣời học tham gia học tập mà không cần tập trung nhƣ đào tạo truyền thống. Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục, ngƣời học phải học cách truy tìm thông tin bản thân cần, đánh giá và xử lí thông tin để biến thành tri thức qua giao tiếp.
Xây dựng khung lý thuyết gắn với các bài học thực tế các đơn vị khác đã áp dụng E-learning sẽ giúp Agribank có những kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai E-learning.
Một trong những căn cứ để xây dựng khung lý thuyết chính là thu thập các Mẫu nghiên cứu (khoảng 2000 mẫu). Trên cơ sở phân tích các Bảng câu hỏi mẫu sẽ tạo tiền đề cơ sở lý luận áp dụng thực tiễn đề án.
Các mẫu nghiên cứu đƣợc gửi và nhận thông qua hệ thống văn bản điện tử toàn ngành của Agribank: E-office.
2.2.3 Thiết kế B ng hỏi
Bảng hỏi đƣợc thiết kế nhằm thực hiện đƣợc các thƣớc đo của các biến số, đánh giá dựa trên thang đo từ 1-5. Mức độ từ thấp đến cao.
Bảng 2.1 Câu hỏi nghiên cứu đề tài Ứng dụng E- earning tại Agribank STT Họ và tên Cán bộ:... Ngày sinh:... Đơn vị công tác:... Đánh giá (Thang điêm từ thấp đến cao) 1 2 3 4 5
1 Anh/Chị biết đến Đào tạo trực tuyến E- learning ở mức độ nào?
2 Khi Anh/Chị tham gia đào tạo tập trung, mức độ hấp dẫn Bài giảng?
3 Anh/Chị có thể cho biết: Hiệu quả sau đào tạo tập trung khi áp dụng công việc đang làm? 4 Anh/Chị có sẵn sàng tham gia hình thức
đào tạo mới E-learning không?
5 Theo Anh/Chị đào tạo trực tuyến E- learning tại Agribank giúp tiếp thu kiến thức mức độ nào?
6 Anh/Chị sử dụng máy tính thành thạo mức độ nào?
7 Ngoài giờ làm việc, Anh/Chị có học thêm kiến thức tại Nhà mức độ nào?
8 Anh/Chị có thƣờng xuyên đƣợc tham gia đào tạo tại Agribank không? Mức độ nào? 9 Anh/Chị tự học ở mức độ nào?
10 Theo Anh/Chị áp dụng Đào tạo trực tuyến E-learning tại Agribank sẽ đem lại hiệu quả mức độ nào?
Bảng câu hỏi đƣợc in ra dƣới dạng phiếu phát cho 2000 cán bộ Agribank tại 500 Chi nhánh trên cả nƣớc (trên tổng số 2000 Chi nhánh Agribank ). Các cán bộ này đƣợc chọn ngẫu nhiên và không phụ thuộc chức vụ, nghiệp vụ đang làm.
2.2.4 hân tích kết qu
Số lƣợng mẫu phát ngầu nhiên cho 2000 cán bộ Agribank. Thu lại đƣợc 2000 mẫu. Kết quả phân tích cho thấy:
Câu hỏi 1: Anh/Chị biết đến Đào tạo trực tuyến E-learning ở mức độ nào? Kết quả:
Điểm 1: 8 % Điểm 2: 15 %
Điểm 3: 35 % Điểm 4: 30 % Điểm 5: 12 %
Điều này cho thấy Cán bộ Agribank hầu hết đã biết đến đào tạo trực tuyến E-learning. Đây là tiền đề quan trọng khi áp dụng E-learning trong đào tạo thành công.
Câu hỏi 2: Khi Anh/Chị tham gia đào tạo tập trung, mức độ hấp dẫn Bài giảng?
Kết quả:
Điểm 1: 8 % Điểm 2: 12 %
Điểm 3: 22 % Điểm 4: 40 % Điểm 5: 28 %
Điều này cho thấy Cán bộ Agribank đánh giá Học tập trung có mức độ hấp dẫn cao. Không thể phủ nhận những ƣu điểm của đào tạo tập trung và phải kết hợp khéo léo cả 02 loại hình đào tạo.
Câu hỏi 3: Anh/Chị có thể cho biết: Hiệu quả sau đào tạo tập trung khi áp dụng công việc đang làm?
Điểm 1: 10 % Điểm 2: 18 %
Kết quả cho thấy đa số cán bộ Agribank đánh giá hiệu quả đào tạo đối với công việc họ đang làm chỉ ở mức trung bình khá.
Câu hỏi 4: Anh/Chị có sẵn sàng tham gia hình thức đào tạo mới E- learning không? (Điểm 1:Không, 2: Có thể nếu buộc phải học, 3: Có, 4: Sẵn sàng, 5: Đồng ý cao nhất)
Kết quả:
Điểm 1: 2 % Điểm 2: 10 %
Điểm 3: 32 % Điểm 4: 36% Điểm 5: 20 %
Phân tích cho thấy hầu hết cán bộ Agribank tham gia khảo sát có độ tuổi trên 50 không sẵn sàng tham hình thức gia đào tạo mới.