Xây dựng khung lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng e learning trong đào tạo cán bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 41)

2.2. Quy trình thực hiện các công việc để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu

2.2.2 Xây dựng khung lý thuyết

Khung lý thuyết dựa trên các phân tích cơ sở lý luận, sự cần thiết phải áp dụng E-learning trong Agribank. E-Learning là một phƣơng thức dạy học

mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Ngƣời học là cán bộ Agribank có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phƣơng tiện là máy tính và mạng nội bộ. Phƣơng thức học tập này mang tính tƣơng tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phƣơng thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy.

Việc nâng cao hiệu quả, chất lƣợng đào tạo là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Agribank. E-Learning sẽ là một phƣơng thức dạy và học rất phù hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu. Mô hình này đã tạo ra những yếu tố thay đổi sâu sắc trong giáo dục, yếu tố thời gian và không gian sẽ không còn bị ràng buộc chặt chẽ, ngƣời học tham gia học tập mà không cần tập trung nhƣ đào tạo truyền thống. Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục, ngƣời học phải học cách truy tìm thông tin bản thân cần, đánh giá và xử lí thông tin để biến thành tri thức qua giao tiếp.

Xây dựng khung lý thuyết gắn với các bài học thực tế các đơn vị khác đã áp dụng E-learning sẽ giúp Agribank có những kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai E-learning.

Một trong những căn cứ để xây dựng khung lý thuyết chính là thu thập các Mẫu nghiên cứu (khoảng 2000 mẫu). Trên cơ sở phân tích các Bảng câu hỏi mẫu sẽ tạo tiền đề cơ sở lý luận áp dụng thực tiễn đề án.

Các mẫu nghiên cứu đƣợc gửi và nhận thông qua hệ thống văn bản điện tử toàn ngành của Agribank: E-office.

2.2.3 Thiết kế B ng hỏi

Bảng hỏi đƣợc thiết kế nhằm thực hiện đƣợc các thƣớc đo của các biến số, đánh giá dựa trên thang đo từ 1-5. Mức độ từ thấp đến cao.

Bảng 2.1 Câu hỏi nghiên cứu đề tài Ứng dụng E- earning tại Agribank STT Họ và tên Cán bộ:... Ngày sinh:... Đơn vị công tác:... Đánh giá (Thang điêm từ thấp đến cao) 1 2 3 4 5

1 Anh/Chị biết đến Đào tạo trực tuyến E- learning ở mức độ nào?

2 Khi Anh/Chị tham gia đào tạo tập trung, mức độ hấp dẫn Bài giảng?

3 Anh/Chị có thể cho biết: Hiệu quả sau đào tạo tập trung khi áp dụng công việc đang làm? 4 Anh/Chị có sẵn sàng tham gia hình thức

đào tạo mới E-learning không?

5 Theo Anh/Chị đào tạo trực tuyến E- learning tại Agribank giúp tiếp thu kiến thức mức độ nào?

6 Anh/Chị sử dụng máy tính thành thạo mức độ nào?

7 Ngoài giờ làm việc, Anh/Chị có học thêm kiến thức tại Nhà mức độ nào?

8 Anh/Chị có thƣờng xuyên đƣợc tham gia đào tạo tại Agribank không? Mức độ nào? 9 Anh/Chị tự học ở mức độ nào?

10 Theo Anh/Chị áp dụng Đào tạo trực tuyến E-learning tại Agribank sẽ đem lại hiệu quả mức độ nào?

Bảng câu hỏi đƣợc in ra dƣới dạng phiếu phát cho 2000 cán bộ Agribank tại 500 Chi nhánh trên cả nƣớc (trên tổng số 2000 Chi nhánh Agribank ). Các cán bộ này đƣợc chọn ngẫu nhiên và không phụ thuộc chức vụ, nghiệp vụ đang làm.

2.2.4 hân tích kết qu

Số lƣợng mẫu phát ngầu nhiên cho 2000 cán bộ Agribank. Thu lại đƣợc 2000 mẫu. Kết quả phân tích cho thấy:

Câu hỏi 1: Anh/Chị biết đến Đào tạo trực tuyến E-learning ở mức độ nào? Kết quả:

Điểm 1: 8 % Điểm 2: 15 %

Điểm 3: 35 % Điểm 4: 30 % Điểm 5: 12 %

Điều này cho thấy Cán bộ Agribank hầu hết đã biết đến đào tạo trực tuyến E-learning. Đây là tiền đề quan trọng khi áp dụng E-learning trong đào tạo thành công.

Câu hỏi 2: Khi Anh/Chị tham gia đào tạo tập trung, mức độ hấp dẫn Bài giảng?

Kết quả:

Điểm 1: 8 % Điểm 2: 12 %

Điểm 3: 22 % Điểm 4: 40 % Điểm 5: 28 %

Điều này cho thấy Cán bộ Agribank đánh giá Học tập trung có mức độ hấp dẫn cao. Không thể phủ nhận những ƣu điểm của đào tạo tập trung và phải kết hợp khéo léo cả 02 loại hình đào tạo.

Câu hỏi 3: Anh/Chị có thể cho biết: Hiệu quả sau đào tạo tập trung khi áp dụng công việc đang làm?

Điểm 1: 10 % Điểm 2: 18 %

Kết quả cho thấy đa số cán bộ Agribank đánh giá hiệu quả đào tạo đối với công việc họ đang làm chỉ ở mức trung bình khá.

Câu hỏi 4: Anh/Chị có sẵn sàng tham gia hình thức đào tạo mới E- learning không? (Điểm 1:Không, 2: Có thể nếu buộc phải học, 3: Có, 4: Sẵn sàng, 5: Đồng ý cao nhất)

Kết quả:

Điểm 1: 2 % Điểm 2: 10 %

Điểm 3: 32 % Điểm 4: 36% Điểm 5: 20 %

Phân tích cho thấy hầu hết cán bộ Agribank tham gia khảo sát có độ tuổi trên 50 không sẵn sàng tham hình thức gia đào tạo mới.

Câu hỏi 5: Theo Anh/Chị Đào tạo trực tuyến E-learning tại Agribank giúp Anh/Chị tiếp thu kiến thức mức độ nào?

Kết quả:

Điểm 1: 6 % Điểm 2: 10 %

Điểm 3: 21 % Điểm 4: 31 % Điểm 5: 32 %

Chỉ 16% ở mức 1, 2 Điều này cho thấy sự kỳ vong của 84% cán bộ Agribank vào việc E-learning sẽ trợ giúp họ trong việc tiếp thu kiến thức.

Câu hỏi 6: Anh/Chị sử dụng máy tính thành thạo mức độ nào? Kết quả:

Điểm 1: 2 % Điểm 2: 4 %

Điểm 3: 17 % Điểm 4: 41 % Điểm 5: 36 %

Số lƣợng cán bộ sử dụng máy tính không thành thạo chỉ có 2-4% chủ yếu tập trung vào cán bộ lớn tuổi hoặc làm các nghiệp vụ ít liên quan đến máy tính nhƣ lái xe, ngân quỹ, tạp vụ... Đa số 96-98% Cán bộ sử dụng máy tính thông thạo, điều này cho thấy sự thuận lợi khi áp dụng E-learning trong đào tạo, vì điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi đào tạo E-learning là học viên phải sử dụng máy tính thành thạo.

Câu hỏi 7: Ngoài giờ làm việc, Anh/Chị có học thêm kiến thức tại Nhà mức độ nào?

Kết quả:

Điểm 1: 16 % Điểm 2: 26 %

Điểm 3: 32 % Điểm 4: 22 % Điểm 5: 4 %

Chỉ có 4% tự học kiến thức ở Nhà chăm chỉ. Điều này sẽ gây khó khăn cho đào tạo E-learning khi triển khai do E-learning là hình thức đào tạo thời gian ngoài giờ làm việc là chủ yếu.

Câu hỏi 8: Anh/Chị có thƣờng xuyên đƣợc tham gia đào tạo tại Agribank không? Mức độ nào?

Kết quả:

Điểm 1: 0 % Điểm 2: 16 %

Điểm 3: 32 % Điểm 4: 36 % Điểm 5: 16 %

Kết quả cho thấy Cán bộ đều đƣợc tham gia đào tạo liên tục, vì vậy nhu cầu đào tạo là rất lớn.

Câu hỏi 9: Anh/Chị tự học ở mức độ nào? Điểm 1: 0 % Điểm 2: 16 %

Điểm 3: 42 % Điểm 4: 24 % Điểm 5: 18 % Kết quả:

Mức độ tự học của Cán bộ Agribank là tƣơng đối tốt, đây sẽ là lợi thế

khi áp dụng E-learning trong đào tạo.

Câu hỏi 10: Theo Anh/Chị áp dụng Đào tạo trực tuyến E-learning tại Agribank sẽ đem lại hiệu quả mức độ nào?

Kết quả:

Điểm 1: 0 % Điểm 2: 10 %

Kết quả cho thấy mức độ ủng hộ phƣơng pháp đào tạo mới của cán bộ Agribank. Đây là tiền đề khẳng định sự thành công khi ứng dụng E-learning trong đào tạo tại Agribank.

2.2.5 Kết luận nghi n cứu:

Sự phát triển của Agribank nói riêng hay một Doanh nghiệp nói chung nằm ở kiến thức, tri thức, văn hóa của cả Doanh nghiệp. Để dòng chảy đó xuyên suốt, thống nhất và kế thừa thì việc đào tạo vô cùng quan trọng. Đào tạo trực tuyến phát triển đã mang lại cơ hội vô cùng to lớn cho các Doanh nghiệp đẩy mạnh dòng chảy kiến thức một cách chính xác, nhanh nhất và hiệu quả nhất. Từ đó sẽ giúp Doanh nghiệp nâng cao năng lực cán bộ tạo lợi thế cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu 2000 mẫu tại Agribank chỉ ra các thuận lợi và khó khăn khi triển khai đào tạo trực tuyến E-learning tại Agribank, nhƣng có thể khẳng định: Đào tạo trực tuyến tại Agribank là xu hƣớng tất yếu trong đào tạo.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ AGRIBANK

3.1 Tổng quan về Ngân hàng Agribank:

3.1.1 Giới thiệu s lược về Ngân hàng Agribank:

Ngày 26/03/1988, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ra đời. Hơn 25 năm xây dựng và trƣởng thành của Agribank là một chặng đƣờng đầy gian nan thử thách nhƣng cũng rất đỗi hào hùng và gắn với từng thời kỳ phát triển và hội nhập của đất nƣớc... Agribank đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc ( từ năm 1990 – nay) và không ngừng lớn mạnh cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới, lĩnh vực hoạt động và số lƣợng khách hàng .

Agribank hiện là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn đƣợc khẳng định với trên nhiều phƣơng diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 26.700 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dƣ nợ đạt gần 23.900 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. Đến năm 2015 Agribank hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch đƣợc bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. (nguồn vi.wikipedia.org)

Agribank luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lƣới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã đƣợc hoàn thiện,

Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại l lớn nhất Việt Nam với 1.026 ngân hàng đại l tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới. Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dƣơng (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn nhƣ: Hội nghị FAO vào năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA vào năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản vào năm 2002...

Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nƣớc ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn đƣợc các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tƣ châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tƣ châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản);

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nƣớc. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mƣờng Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên. Sau khi bàn giao 2.188 nhà ở cho ngƣời nghèo vào 2009, tháng 8/2010 Agribank tiếp tục bàn giao 41 khu nhà ở với 329

phòng, 40 khu vệ sinh, 40 hệ thống cấp nƣớc, 40 nhà bếp, 9.000m2 sân bê tông, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cho 38 trƣờng học trên địa bàn hai huyện này. Bên cạnh đó, Agribank ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc; tặng sổ tiết kiệm cho các cựu nữ thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ kinh phí mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh; tài trợ kinh phí xây dựng Bệnh viện ung bƣớu khu vực miền Trung; tôn tạo, tu bổ các Di tích lịch sử quốc gia. Số tiền Agribank đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện vì cộng đồng tăng dần qua các năm, riêng năm 2011 lên tới 200 tỷ đồng, riêng năm 2012 là 333 tỷ đồng.

Với vị thế là Ngân hàng thƣơng mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nƣớc.

3.1.2 Mô h nh tổ chức của Agribank hiện nay:

Hình 3.1 M hình tổ chức Agribank

Nguồn www.Agribank.com.vn

Trụ sở chính là đơn vị trung ƣơng, điều hành mọi quyết định chung của hệ thống. Ngƣời đứng đầu điều hành Trụ sở chính là Tổng Giám đốc. Trợ giúp cho Tổng giám đốc trong việc ra các quyết định là các Ban, các Trung

TRỤ SỞ CHÍNH

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÁC BAN, TRUNG TÂM

TRỤ SỞ CHÍNH

CHI NHÁNH

tâm tại Trụ sở chính.

Các Chi nhánh, các Văn phòng đại diện, các đơn vị sự nghiệp, các Công ty con chịu sự giám sát trực tiếp của Trụ sở chính.

Tính đến năm 2015, Agribank có khoảng 30.000 cán bộ, 2200 Chi nhánh, 06 Công ty trên cả nƣớc và 01 Văn phòng đại diện tại Camphuchia.

3.1.3 Chiến lược phát triển Agribank:

Với phƣơng châm vì sự thịnh vƣợng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của Agribank là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thƣơng mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trƣờng quốc tế.

Agribank kiên trì với định hƣớng chiến lƣợc phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hoá.

Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cƣờng hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nƣớc, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững.

Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng đƣợc những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2010-2015 đã đƣợc Chính phủ phê duyệt và tập trung x ây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành tập đoàn tài chính; Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá; Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng ở mức hợp l , đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; Tập trung đầu tƣ, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hƣớng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và

hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thƣơng hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng e learning trong đào tạo cán bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)