1.1 .1Khái niệm, đặc điểm, chức năng của ngân sách nhà nước
1.3 Các nội dung quản lý ngân sách cấp xã
1.3.2.1 Nguyên tắc chi ngân sách
- Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng ngân sách;
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định;
- Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
1.3.2.2 Yêu cầu đối với đối với thực hiện dự toán chi ngân sách xã
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, căn cứ vào dự toán được huyện giao và tình hình thực tế của địa phương UBND xã trình HĐND cùng cấp xem xét thông qua dự toán chi ngân sách. Trên cơ sở Nghị quyết HĐND thì UBND cấp xã sẽ thực hiện nhiệm vụ chi với các yêu cầu:
- Chi đúng dự toán, đúng chính sách, chế độ chi tiêu và phù hợp với tiến độ thực hiện nhiệm vụ.
- Chú trọng hiệu quả sử dụng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn ngân sách xã, bảo đảm vốn sử dụng đúng mục đích hiệu quả và tiết kiệm.
- Đảm bảo kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước
- Mọi nghiệp vụ chi ngân sách phải được thể hiện trên các chứng từ theo quy định.
1.3.2.3 Các khoản chi thuộc ngân sách xã
Theo thông tư 46/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 của Bộ Tài chính thì chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế gồm các khoản chi sau:
+ Chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư phát triển gồm 2 khoản chính đó là chi xây dựng cơ bản và chi đầu tư phát triển. Các khoản chi này tập trung chủ yếu vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở địa phương như: Điện, đường, trường, trạm....Chi khuyến
khích phát triển sản xuất kinh doanh, đây là khoản chi tương đối lớn trong tổng mức chi của cấp xã.
+ Chi thường xuyên:
Đây là khoản chi nhằm duy trì bộ máy và phục vụ các hoạt động gồm: - Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự
- Chi sự nghiệp giáo dục - Chi sự nghiệp y tế
- Chi sự nghiệp văn hóa thông tin - Chi sự nghiệp thể dục - thể thao.
- Chi sự nghiệp kinh tế. Trong chi sự nghiệp kinh tế có chi cho giao thông - nông - lâm - thủy lợi - hải sản, thị chính, thương mại dịch vụ, môi trường và sự nghiệp khác.
- Sự nghiệp xã hội: Trong sự nghiệp xã hội gồm hưu xã và trợ cấp khác: Trợ cấp cho đối tượng theo NĐ 67 và NĐ 13 của Chính phủ, hoạt động người có công với cách mạng, chi khác.
- Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể
Trong đó có quỹ lương quản lý nhà nước, hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Thanh tra nhân dân, các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác.
- Chi khác
- Tiết kiệm 10% để đảm bảo an sinh xã hội - Trả nợ tạm ứng ngân sách
- Dự phòng
- Chi chuyển nguồn sang năm sau (nếu có) - Chi ngân sách xã chưa qua kho bạc
1.3.2.4 Trách nhiệm của các tổ chức đơn vị thuộc xã và cá nhân trong việc quản lý chi ngân sách xã
+ Đối với các tổ chức đơn vị thuộc xã
Các cơ quan, tổ chức ban ngành phải đảm bảo chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả
- Lập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (Có chia theo từng tháng) gửi ban tài chính xã. Khi có nhu cầu chi làm thủ tục đề nghị Ban tài chính rút tiền theo quy định để thanh toán.
- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, và quyết toán sử dụng kinh phí với ban tài chính và công khai kết quả thu chi tài chính của tổ chức đơn vị mình.
+ Ban tài chính
- Giúp UBND xây dựng dự toán hàng năm cũng như quyết toán ngân sách để trình HĐND cùng cấp
- Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị
- Bố trí nguồn theo dự toán năm, dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi. Khi nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý thì có biện pháp đề nghị cấp trên tăng tiến độ cấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại các nhu cầu chi cho phù hợp với nguồn thu theo nguyên tắc bảo đảm chi lương đầy đủ kịp thời.
- Kiểm tra giám sát chi ngân sách, sử dụng tài sản của tổ chức đơn vị, sử dụng ngân sách, phát hiện báo cáo đề xuất kịp thời với chủ tịch UBND xã, về những sai phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Phải đảm bảo quyết định chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt, phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
+ Hội đồng nhân dân
Thông qua dự toán, quyết toán và giám sát việc chấp hành dự toán của UBND cùng cấp.
1.3.3 Quyết toán ngân sách xã
1.3.3.1. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã:
Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã hết ngày 31 tháng 01 năm sau.
Quy trình lập quyết toán ngân sách xã được thực hiện theo Quyết định số: 94/QĐ-BTC và sữa đổi bổ sung theo thông tư 146/TT-BTC áp dụng kể từ năm 2012.
Ban Tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi quỹ ngân sách xã theo quy định; định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách xã, tồn quỹ ngân sách xã gửi Uỷ ban nhân dân xã; và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân xã
1.3.3.2 Các công việc thực thiện công tác khoá sổ và quyết toán hàng năm:
- Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán, có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán. Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối ngân sách xã.
- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoản thu, chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính
xác các khoản thu, chi theo Mục lục ngân sách nhà nước, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định.
- Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét xử lý hoặc hoàn trả, trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau.
- Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày 31/12, nếu nộp sau thời hạn trên phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau.
Nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm, chỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó, các khoản chi có trong dự toán đến hết 31/12 chưa thực hiện được không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ trường hợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được, phải được Uỷ ban nhân dân quyết định cho chi tiếp, khi đó hạch toán và quyết toán như sau: nếu thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì dùng tồn quỹ năm trước để chi và quyết toán vào ngân sách năm trước; nếu được quyết định thực hiện trong năm sau, thì làm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp và thực hiện quyết toán vào chi ngân sách năm sau.
1.3.3.3 Quyết toán ngân sách xã hàng năm:
- Ban Tài chính xã lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hàng năm trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét để trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài chính huyện để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính huyện do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
- Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách xã. Kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số
thực chi ngân sách xã. Toàn bộ kết dư năm trước (nếu có) được chuyển vào thu ngân sách năm sau.
- Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã, Phòng tài chính huyện, Kho bạc Nhà nước nơi xã giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu Ban tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết.
- Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh.
1.4 Một số tiêu chí đánh giá quản lý ngân sách
Để coi là quản lý ngân sách hoàn thiện chúng ta có thể dựa vào một số tiêu chí sau:
- Có chính sách pháp luật phù hợp
- Hệ thống các cơ quan quản lý ngân sách bố trí hợp lý có đủ năng lực - Lập dự toán thu - chi một cách minh bạch, khách quan, sát với thực tế - Bảo đảm thu đúng theo quy định, tăng cường nuôi dưỡng nguồn thu, các khoản thu để phải có chứng từ hợp pháp, hợp lý và phải được nộp qua kho bạc nhà nước.
- Chi đúng, chi đủ, tiết kiệm chi, tăng cường chi đầu tư phát triển
- Phân cấp thu - chi các cấp ngân sách một cách hợp lý, đúng quy định, phân định các cấp ngân sách, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý ngân sách một cách hợp lý.
- Tăng cường cải cách hành chính trong tổ chức quản lý thu - chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tính linh hoạt, gọn nhẹ, nhanh chóng.
1.5 Sự cần thiết đổi mới quản lý ngân sách cấp xã
- Đổi mới quản lý ngân sách cấp xã nhằm phát huy hơn nữa vai trò của ngân sách cấp xã trong hệ thống ngân sách nhà nước.
Ngân sách xã là một trong hệ thống ngân sách nhà nước, việc thu, chi ngân sách xã tác dụng trực tiếp tới việc hình thành quan hệ tỷ lệ, phân phối thu nhập trong phạm vi của xã đảm bảo công bằng và nó sẽ tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Nếu ngân sách địa phương cân đối được sẽ giảm áp lực cân đối cho ngân sách cấp trên, đồng thời cấp xã có điều kiện chi cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội.
- Đổi mới ngân sách cấp xã với mục tiêu phân cấp tối đa các nguồn thu gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên, tăng nguồn lực tài chính – ngân sách đối với ngân sách xã, thực hiện bổ sung cân đối bổ sung có mục tiêu, tăng cường phân cấp nhiệm vụ chi phù hợp đối với nhiệm vụ cấp xã.
- Đổi mới công tác quản lý ngân sách xã nhằm thực hiện đầy đủ hơn quyền quyết định ngân sách của HĐND xã, nhiệm vụ quản lý điều hành của UBDN xã và vai trò tham mưu của ban tài chính xã. Đồng thời tăng cường vai trò giám sát của HĐND, của các tổ chức, đoàn thể, quần chúng nhân dân thông qua mở rộng, công khai tài chính ngân sách xã.
- Tăng cường quản lý các quỹ cấp chuyên dùng, các hoạt động tài chính khác của xã đảm bảo công khai dân chủ, minh bạch, kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm.
- Thực hiện cân đối thu, chi ngân sách xã, nghiêm cấm mọi trường hợp vay mượn, chiếm dụng vốn mọi hình thức để đảm bảo sự lành mạnh của tài chính ngân sách xã.
- Đối với quản lý ngân sách xã nhằm kiện toàn nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kế toán ngân sách xã.
Với xu thế phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Chủ trương của Đảng và nhà nước là xây dựng nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, nguồn lực cấp xã ngày càng lớn vì vậy việc đổi mới quản lý ngân sách cấp xã là việc làm hết sức bức thiết nó đảm bảo việc chấp hành pháp luật về quản lý ngân sách, tăng nguồn thu bảo đảm chi ngân sách đúng quy định, hiệu quả.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ
2.1 Những điều kiện kinh tế xã hội tác động đến quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh trên địa bàn huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thạch Hà là một huyện duyên hải nằm ở trung tâm của Tỉnh Hà Tĩnh Phía Tây Bắc giáp huyện Can Lộc, phía Bắc giáp huyện Lộc Hà, phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên và Thành Phố Hà Tĩnh, phía Tây giáp với huyện Hương Khê, phía Đông giáp biển Đông.
Với diện tích tự nhiên là 35.503,78 ha. Dân số 139.005 người. Địa hình chia cắt thành 3 vùng khá rõ rệt: Vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng biển. Thạch Hà là huyện có khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa. Với địa hình như vậy nên Thạch Hà có thể phát triển cả nghề lâm nghiệp, nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Là huyện có bờ biển dài 24km tương đối bằng phẳng và khá đẹp, đây là điều kiện tốt cho việc phát triển nghề đánh bắt nuôi trồng thủy sản và du lịch biển.
Trên địa bàn Thạch Hà có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á là tiềm năng và cũng là cơ hội để Thạch Hà phát triển kinh tế xã hội nếu mỏ sắt được khai thác, ngoài ra còn có quặng Emanhit, cát thạch anh, quặng magan, nguồn đá cát làm vật liệu xây dựng...
Thạch Hà nằm trên dãi đất miền Trung là điểm nối Bắc Nam có đường Quốc lộ chạy qua là điều kiện để phát triển thương mại, dịch vụ vận tải...
Người Thạch Hà cần cù chịu khó thông minh với một lượng lao động trẻ, khỏe là nguồn lao động để phát triển các ngành nghề.
Tuy vậy Thạch Hà có điểm xuất phát thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nội lực còn hạn chế, cũng như những vùng đất miền Trung là khí hậu khắc nghiệt nắng lắm mưu nhiều, bão lụt thường xuyên đất đai khô cằn đây là một bất lợi cho Thạch Hà trong việc phát triển kinh tế xã hội những khó khăn này đã tác động không nhỏ đến việc quản lý ngân sach đặc biệt là nguồn thu.
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Thạch Hà
Huyện Thạch Hà có 30 xã và 01 thị trấn trong những năm qua kinh tế xã hội huyện Thạch Hà có bước phát triển khá quy mô kinh tế ngày càng lớn mạnh tốc độ cao trung bình từ năm 2010 đến năm 2013 đạt 12%/năm.
Tổng giá trị sản xuất toàn huyện năm 2008 là 635,917 triệu đồng, năm 2010 là 708.740 triệu đồng.
Các ngành có tốc độ tăng trưởn nhanh như công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 19,3%/năm, dịch vụ tăng trưởng 18,8%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,25%/năm cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ thương mại.
Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá trị hiện hành khoảng 748.478,4 triệu đồng. Ngành chăn nuôi và trồng trọt đang phát triển theo