1.1 .1Khái niệm, đặc điểm, chức năng của ngân sách nhà nước
2.1 Những điều kiện kinh tế xã hội tác động đến quản lý ngân sách trên địa
trên địa bàn huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thạch Hà là một huyện duyên hải nằm ở trung tâm của Tỉnh Hà Tĩnh Phía Tây Bắc giáp huyện Can Lộc, phía Bắc giáp huyện Lộc Hà, phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên và Thành Phố Hà Tĩnh, phía Tây giáp với huyện Hương Khê, phía Đông giáp biển Đông.
Với diện tích tự nhiên là 35.503,78 ha. Dân số 139.005 người. Địa hình chia cắt thành 3 vùng khá rõ rệt: Vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng biển. Thạch Hà là huyện có khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa. Với địa hình như vậy nên Thạch Hà có thể phát triển cả nghề lâm nghiệp, nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Là huyện có bờ biển dài 24km tương đối bằng phẳng và khá đẹp, đây là điều kiện tốt cho việc phát triển nghề đánh bắt nuôi trồng thủy sản và du lịch biển.
Trên địa bàn Thạch Hà có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á là tiềm năng và cũng là cơ hội để Thạch Hà phát triển kinh tế xã hội nếu mỏ sắt được khai thác, ngoài ra còn có quặng Emanhit, cát thạch anh, quặng magan, nguồn đá cát làm vật liệu xây dựng...
Thạch Hà nằm trên dãi đất miền Trung là điểm nối Bắc Nam có đường Quốc lộ chạy qua là điều kiện để phát triển thương mại, dịch vụ vận tải...
Người Thạch Hà cần cù chịu khó thông minh với một lượng lao động trẻ, khỏe là nguồn lao động để phát triển các ngành nghề.
Tuy vậy Thạch Hà có điểm xuất phát thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nội lực còn hạn chế, cũng như những vùng đất miền Trung là khí hậu khắc nghiệt nắng lắm mưu nhiều, bão lụt thường xuyên đất đai khô cằn đây là một bất lợi cho Thạch Hà trong việc phát triển kinh tế xã hội những khó khăn này đã tác động không nhỏ đến việc quản lý ngân sach đặc biệt là nguồn thu.
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Thạch Hà
Huyện Thạch Hà có 30 xã và 01 thị trấn trong những năm qua kinh tế xã hội huyện Thạch Hà có bước phát triển khá quy mô kinh tế ngày càng lớn mạnh tốc độ cao trung bình từ năm 2010 đến năm 2013 đạt 12%/năm.
Tổng giá trị sản xuất toàn huyện năm 2008 là 635,917 triệu đồng, năm 2010 là 708.740 triệu đồng.
Các ngành có tốc độ tăng trưởn nhanh như công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 19,3%/năm, dịch vụ tăng trưởng 18,8%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,25%/năm cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ thương mại.
Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá trị hiện hành khoảng 748.478,4 triệu đồng. Ngành chăn nuôi và trồng trọt đang phát triển theo hướng công nghiệp, thâm canh tăng giá trị trong mỗi đơn vị diện tích.
Diện tích đất lâm nghiệp là 8.315,39 ha. Trong những năm qua nhờ sự hỗ trợ của các chương trình dự án như 4304, 327 dự án 611, 147... nên ngành lâm nghiệp Thạch Hà có bước phát triển vượt bậc.
Nhờ lợi thế bờ biển nên ngành chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản phát triển khá, hàng năm đánh bắt trên 3 ngàn tấn cá, gần 300 tấn tôm và 1400 tấn thủy sản khác. Ngoài ra ngành chế biến thủy hải sản cũng phát triển và đóng góp một phần rất lớn cho ngân sách địa phương.
Ngành công nghiệp dịch vụ thương mại đều tăng mạnh, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 2009: 26,7%. Năm 2010: 29% . Năm 2013 dự kiến 32%
Bảng 2.1: Thu ngân sách trên địa bàn huyện Thạch Hà năm 2010, 2011, 2012
ĐVT: Triệu đồng
TT Nội dung các khoản thu Năm
2010 2011 2012
1 Thu ngân sách trên địa bàn 102.098 131.490 101.864
2 Thu bổ sung ngân sách cấp trên 106.274 268.589 545.857
(Nguồn: Số liệu quyết toán ngân sách của HĐND huyện năm 2010, 2011, 2012)
Bảng 2.2: Chi ngân sách trên địa bàn huyện Thạch Hà năm 2010, 2011, 2012
ĐVT: Triệu đồng
TT Nội dung các khoản chi Năm
2010 2011 2012
1 Chi đầu tư phát triển 8.219 37.665 83.258
2 Chi thường xuyên 115.388 209.792 390.798
(Nguồn: Số liệu quyết toán ngân sách của HĐND huyện năm 2010, 2011, 2012)
Nhờ sự chuyển biến khác tích cực trong phát triển kinh tế xã hội nên công tác quản lý ngân sách có những khởi sắc từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu chi ngân sách cấp xã.
2.1.3 Thực trạng bộ máy quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà -Tỉnh Hà Tĩnh huyện Thạch Hà -Tỉnh Hà Tĩnh
2.1.3.1 Bộ máy quản lý ngân sách xã
Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách được thực hiện theo quy định tại thông tư số 118/2000/TT-BTC ngày 22/12/2000 và thông tư liên tịch số
38/TCCBCP ngày 25/6/1997 của bộ tài chính – Ban tổ chức cán bộ chính phủ hướng dẫn về nhiệm vụ quản lý và bộ máy cơ quan tài chính địa phương các cấp. Thông tư số 60/2003/YY-BTC ngày 23/6/2008 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, Nghị định 92/2009 theo quy định thì bộ máy quản lý tài chính cấp xã được quy định như sau: Ở sở tài chính có phòng ngân sách huyện, xã, phường có nhiệm vụ tham mưu sở tài chính để sở tài chính tham mưu UBND tỉnh các chính sách, chế độ quản lý ngân sách xã, thanh tra kiểm tra các nội dung liên quan đến việc quản lý ngân sách xã trên địa bàn. Ở huyện Phòng tài chính sẽ cử một bộ phận cán bộ chuyên về quản lý ngân sách xã trên địa bàn, ở các xã có Ban tài chính thuộc UBND xã.
+Ban tài chính xã gồm:
- Trưởng ban tài chính: Có nhiệm vụ giúp chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện công tác quản lý ngân sách xã. Tham mưu cho chủ tịch UBND xã thực hiện nhiệm vụ thu - chi theo Nghị quyết hội đồng nhân dân, các giải pháp để tăng nguồn thu, giảm chi, chi tiết kiệm và hiệu quả.
- Phụ trách công tác kế toán: Đây là người sẽ trực tiếp làm nghiệp vụ chuyên môn vì vậy phải đòi hỏi người có đủ trình độ chuyên môn, theo quy định chuẩn hóa cán bộ hiện nay thì kế toán phải có ít nhất trình độ từ trung cấp kế toán trở lên. Phụ trách kế toán có trách nhiệm giúp trưởng ban tài chính quản lý hoạt động thu – chi ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã. Thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách xã và các loại quỹ của xã. Ở những đơn vị có khối lượng công việc nhiều thì UBND xã có thể hợp đồng thêm kế toán để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ quỹ tiền mặt của xã hiện nay theo quy định thì không có chức danh thủ quỹ mà chức danh này các đơn vị cử cán bộ kiêm nhiệm.
2.1.3.2 Thực trạng bộ máy quản lý ngân sách của các xã trên địa bàn huyện Thạch Hà bàn huyện Thạch Hà
Trước Nghị định 92/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, những người không chuyên trách cấp xã và các quy định về chuẩn hóa cán bộ công chức, đội ngũ quản lý ngân sách cấp xã còn nhiều yếu kém. Tuy vậy sai khi có quy định về chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thì trình độ của cán bộ quản lý ngân sách từng bước được nâng cao đáng kể.
Đối với Chủ tịch UBND: Hiện nay toàn huyện Thạch Hà có 30 xã và 01 thị trấn, tương đương với đó là 31 chủ tịch UBND là chủ tài khoản của ngân sách xã. Tuy vậy cũng như tình hình chung của tỉnh và cả nước đội ngũ chủ tịch UBND các xã, thị trấn chủ yếu là trưởng thành từ các phong trào từ thôn xóm, xã, họ có ít chuyên môn về quản lý ngân sách. Toàn bộ huyện Thạch Hà chỉ có 03 chủ tịch xã được đào tạo qua đại học chính quy còn lại là trình độ trung cấp hoặc đại học hệ tại chức vừa học vừa làm. Đa số họ có kinh nghiệm làm thực tiễn còn trình độ quản lý một cách khoa học thực sự thì còn yếu. Một số quản lý ngân sách mang tính cảm tính và phụ thuộc vào tham mưu của chuyên môn. Vì vậy trong quản lý ngân sách thời gian qua còn để xảy ra nhiều sai sót, sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Việc đề ra các chủ trương chính sách để tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi còn nhiều hạn chế.
- Đội ngũ trưởng ban tài chính và kế toán: Đội ngũ trưởng ban tài chính này thường trưởng thành từ đội ngũ kế toán đã có một số kinh nghiệm trong công tác kế toán. Tuy vậy hiện nay theo quy định thì các xã không bắt buộc phải có trưởng ban tài chính nên ở Thạch Hà chỉ có 05 xã có trưởng ban tài chính và 05 trưởng ban này chủ yếu vì những lý do cá nhân hoặc yếu nghiệp vụ chuyên môn nên được giao làm trưởng ban tài chính. Việc này không thể hiện đúng được vị trí vai trò của trưởng ban tài chính. Vì vậy các trưởng ban
tài chính chưa phát huy được vai trò tham mưu cho chủ tịch UBND trong việc quản lý ngân sách theo quy định.
Đội ngũ kế toán trên toàn huyện Thạch Hà có 52 người, các kế toán này 100% có trình độ từ trung cấp trở lên đã được chuẩn hóa theo quy định, nhiều kế toán đã phát huy được vai trò của mình. Tuy vậy do đa số đang còn trẻ về tuổi đời, tuổi nghề còn ít nên chủ yếu đang làm việc mang tính sự vụ, giải quyết công việc nghiệp vụ còn chậm và nhiều sai sót, chưa tham mưu cho chủ tịch UBND và ban tài chính quản lý chặt chẽ công tác thu chi.
Thủ quỹ: Hiện nay địa bàn huyện Thạch Hà chưa bố trí cán bộ chuyên về công tác thủ quỹ vì trong quy định không có vị trí chức danh thủ quỹ nên hiện nay 100% thủ quỹ ở các xã là cán bộ kiêm nhiệm. Chính vì vậy bị ảnh hưởng đến công việc chính và công việc thủ quỹ, một số đơn vị do không bố trí được kiệm nhiệm nên phải hợp đồng thêm thủ quỹ, đây là việc tương đối mạo hiểm vì thủ quỹ ngân sách xã có khi quản lý hàng tỷ đồng tiền mặt.