1.2. Những vấn đề lý luận chung về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ
1.2.2. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
1.2.2.1. Khái niệm và vai trò quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý nói chung đƣợc quan niệm nhƣ một quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phƣơng pháp
thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tƣợng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định.
Quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN là tổng thể các biện pháp, công cụ, cách thức mà nhà nƣớc tác động vào quá trình hình thành (huy động), phân phối (cấp phát) và sử dụng vốn từ NSNN để đạt các mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra trong từng giai đoạn..
Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN là một nội dung quan trọng của quản lý tài chính và là một mặt của quản lý xã hội.
Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN là quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật. Hiệu quả sử dụng ngân sách nhƣ thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản lý; nhƣ vậy, quản lý vốn ĐTXD từ NSNN tốt sẽ quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc. Thực chất quản lý vốn ĐTXD từ NSNN là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nƣớc từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng ngân sách nhằm đảm bảo quá trình chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả.
- Cơ sở của quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN là sự vận dụng các quy luật kinh tế - xã hội (KT-XH) phù hợp với thực tiễn khách quan.
- Mục tiêu của việc quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN là với một số tiền nhất định đem lại một kết quả tốt nhất về kinh tế - xã hội; đồng thời giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa một bên là Nhà nƣớc và một bên là các chủ thể khác trong xã hội.
Quản lý nhà nƣớc đối với vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hƣớng của cơ quan quản lý nhà nƣớc tới quá trình sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN bằng các cơ chế
chính sách của Nhà nƣớc và các biện pháp tổ chức thực hiện dự án nhằm sử dụng vốn đầu tƣ một cách có hiệu quả nhất.
*Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng:
Một là, tạo lập môi trƣờng, điều kiện để các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc thực hiện một cách thuận lợi. Nhà nƣớc ban hành pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy định để quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN từ khâu hình thành ý tƣởng, khâu chuẩn bị thực hiện và đánh giá dự án ĐTXDCB.
Hai là, đảm bảo nguồn lực và thúc đẩy sử dụng nguồn lực của địa phƣơng một cách có hiệu quả. Việc bố trí vốn NSNN đƣợc thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án, đến khi kết thúc dự án và những phát sinh khi đƣa dự án vào sử dụng. Các cơ quan nhà nƣớc có nhiệm vụ thúc đẩy sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả, đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát từng bƣớc sử dụng vốn đầu tƣ để đảm bảo mục tiêu sử dụng đúng đắn và tiết kiệm các nguồn lực.
Ba là, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, ngành, lĩnh vực, quốc gia. Thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo triển khai quá trình phân bổ, cấp phát vốn, quá trình giám sát, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nƣớc, mục tiêu của việc sử dụng vốn đầu tƣ đƣợc thực hiện trên thực tế, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH.
Bốn là, góp phần thực hiện an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Tóm lại, việc quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN nói chung, trong đó có tỉnh Hà Giang là một tất yếu khách quan. Nó góp phần khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí vốn,nâng cao chất lƣợng các công trình, nâng cao chất lƣợng và nhịp độ CNH, HĐH; Thúc đẩy phát triển kinh tế thị trƣờng, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, và thúc đẩy
tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta hiện nay.
1.2.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Thứ nhất, Chủ thể quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN bao gồm các cơ quan chính quyền, các cơ quan chức năng đƣợc phân cấp quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN. Mỗi cơ quan chức năng thực hiện quản lý ở từng khâu trong quy trình quản lý vốn. Cụ thể nhƣ sau:
- Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thực hiện chức năng cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất ở địa phƣơng, quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội.
-Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, phát triển đô thị và nông thôn trong phạm vi quản lý.
- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, (cấp huyện là Phòng Tài chính - Kế hoạch) chịu trách nhiệm quản lý phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ đối với ngân sách địa phƣơng.
- Kho bạc nhà nƣớc (KBNN), quản lý, kiểm soát thanh toán, hạch toán kế toán, tất toán tài khoản vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN.
- Sở Tài chính, (cấp huyện là Phòng Tài chính – Kế hoạch) chịu trách nhiệm quản lý điều hành nguồn vốn và quyết toán vốn đầu tƣ.
- Chủ đầu tƣ, có chức năng quản lý sử dụng vốn đúng nguyên tắc, đúng mục đích sử dụng vốn và đúng định mức.
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN
Nguồn: Tổng hợp từ các quy định pháp luật về quản lý đầu tư ở Việt Nam. Ghi chú: 1a, 1b, 1c - Quan hệ công việc giữa chủ đầu tư với cơ quan chức năng
2a, 2b - Trình tự giải ngân vốn đầu tư cho các chủ đầu tư
Trong các khâu quản lý vốn đầu tƣ, khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ là bƣớc phân bổ kế hoạch vốn, đƣa dự án vào danh mục đầu tƣ.
Thứ hai, đối tƣợng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN là nguồn vốn đƣợc cấp phát theo kế hoạch NSNN với quy trình rất chặt chẽ gồm nhiều khâu: thông qua quy hoạch, xây dựng kế hoạch; xây dựng cơ chế chính sách, hình thành khung khổ pháp luật; xây dựng dự toán, định mức tiêu chuẩn; chế độ kiểm tra báo cáo, phân bổ dự toán năm, cấp phát, hạch toán kế toán thu chi quỹ NSNN, báo cáo quyết toán; bố trí đội ngũ cán bộ giám sát, kiểm tra, kiểm soát. Quản lý vốn ĐTXDCB là một vấn đề nằm trong nội dung quản lý chi NSNN. Vốn ĐTXDCB thƣờng gắn với các dự án đầu tƣ với quy trình chặt chẽ gồm 5 bƣớc sau (xem sơ đồ 1.2)
Xây dựng danh mục dự án và
phân bổ kế hoạch vốn năm
(cơ quan kế hoạch đầu tư)
Quản lý, thanh toán và tất toán tài khoản vốn đầu tư XDCB (cơ quan KBNN) Điều hành nguồn vốn và quyết toán vốn đầu tư (cơ quan tài
chính) Chủ đầu tƣ (1a ) (1b ) (1c ) (2a ) (2b )
Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản
Nguồn: Tổng hợp từ các quy định về dự án đầu tư.
Quan hệ giữa vốn đầu tƣ và quy trình dự án rất chặt chẽ. Vốn đầu tƣ thƣờng thƣờng chỉ đƣợc giải ngân và cấp phát cho việc sử dụng sau khi dự án đầu tƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng đƣợc tiến hành cùng với quá trình đầu tƣ xây dựng. Việc quyết toán công trình chỉ đƣợc thực hiện khi dự án đã đƣợc nghiệm thu và bàn giao đƣa vào sử dụng.
Thứ ba, mục tiêu quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN là bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao. Đối với vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, hiệu quả không đơn thuần là lợi nhuận hay hiệu quả kinh tế nói chung mà là hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế - xã hội của địa phƣơng, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng. Hiệu quả của vốn đầu tƣ xây dựng đƣợc đo bằng một số chỉ tiêu nhƣ sau:
Hệ số gia tăng tƣ bản - đầu ra (ICOR) đƣợc tính theo công thức (1.1): ICOR =
K
(1.1.)
Y
Trong đó: K - là lƣợng vốn đầu tƣ tăng thêm;
Y - lƣợng đầu ra thu đƣợc từ vốn đầu tƣ tăng thêm, trong nền kinh tế đó chính là GDP, hay GNP.
Hệ số ICOR phản ánh hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn đầu tƣ. Trong cùng điều kiện nhƣ nhau, nếu sử dụng vốn hiệu quả thì hệ số ICOR thấp, nghĩa là cùng một lƣợng vốn nhƣ nhau, nếu sử dụng vốn hiệu quả thì cho nhiều đơn vị đầu ra hơn, hoặc cùng số lƣợng đầu ra nhƣng sử dụng ít vốn hơn.
Quy hoạch và chủ trương đầu tư Lập dự án và chuẩn bị đầu tư Triển khai thực hiện dự án Nghiệm thu bàn giao sử dụng Đánh giá đầu tư
- Chỉ tiêu tiến độ và quy mô giải ngân vốn đầu tƣ từ NSNN. Tiến độ giải ngân đƣợc tính bằng tỷ số vốn đã giải ngân trong tổng số vốn kế hoạch đƣợc giao hàng năm, thƣờng đƣợc tính theo tỷ lệ % và đƣợc xác định bằng công thức: (1.2).
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tƣ =
Tổng số vốn đã giải ngân 100% (1.2)
Tổng số vốn thông báo kế hoạch năm
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả giải ngân nguồn vốn của cả nƣớc, một ngành hoặc địa phƣơng tại một một thời điểm. Chỉ số này cũng phản ánh tổng hợp nhiều yếu tố, công đoạn, nhiều chủ thể liên quan mà kết quả cuối cùng thể hiện ở khối lƣợng và sản phẩm XDCB hoàn thành đƣợc giải ngân.
Chỉ số này có ƣu điểm là cách lấy số liệu thống kê tính toán đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, bảo đảm tính trung thực cao, có thể so sánh với nhau trong toàn quốc hoặc trong một địa phƣơng, một ngành. Cũng có thể dùng để phân tích, so sánh hoạt động kinh tế trong một thời kỳ hoặc nhiều thời kỳ với nhau. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có hạn chế, nó phù hợp việc việc đánh giá tổng hợp ở các địa phƣơng, ngành nhƣng không phù hợp với từng cơ quan đơn vị tham gia một mảng công việc trong dự án xây dựng sử dụng vốn từ NSNN.
Trên thực tế, có thể sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ĐTXD từ NSNN nhƣ: các chỉ tiêu về giá thành, đơn vị công suất... trên một đơn vị vốn đầu tƣ; tỷ lệ số dự án quyết toán và thực hiện đúng kế hoạch; tỷ lệ thất thoát vốn ĐTXD từ NSNN; mối quan hệ giữa cơ cấu vốn ĐTXD với chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cần kết hợp với phƣơng pháp phân tích định tính về hiệu quả KT-XH trƣớc mắt và lâu dài, cũng nhƣ những tác động về môi trƣờng để đánh giá hiệu quả.