1.2. Những vấn đề lý luận chung về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ
1.2.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướ c:
1.2.3.1. Quản lý quy hoạch mạng lưới đầu tư của địa phương
Quy hoạch mạng lƣới đầu tƣ xây cơ bản đƣợc thực hiện trên cơ sở chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, vùng, lĩnh vực; xây dựng chƣơng trình đầu tƣ công cộng, kế hoạch, chƣơng trình đầu tƣ phát triển của địa phƣơng trong từng giai đoạn. Việc quy hoạch mạng lƣới ĐTXDCB phải khớp với các mục tiêu của dự án. Mục tiêu của các dự án XDCB từ NSNN là góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu của chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát KT-XH, phát triển ngành, vùng, lĩnh vực. Các quan điểm ĐTXDCB từ NSNN đƣợc thể hiện qua việc xác định nguyên tắc các dự án đƣợc sử dụng vốn NSNN; việc lựa chọn, ƣu tiên các hạng mục đầu tƣ dựa trên cơ sở các mục tiêu KT-XH, nhu cầu và tiềm lực của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phƣơng, khu vực theo xu hƣớng trung và dài hạn.
Việc thực hiện quy hoạch có cơ sở khoa học, thực tiễn để đầu tƣ có ƣu tiên, có trọng điểm các công trình xây dựng cơ bản, lƣợng vốn đầu tƣ, bố trí cụ thể, thích hợp từng dự án, từng công trình, tránh việc đầu tƣ dàn trải lãng phí làm giảm hiệu quả nguồn lực đầu tƣ.
Những căn cứ để lập quy hoạch dự án là:
Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng đã đƣợc phê duyệt. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của vùng, quy hoạch phát triển ngành có liên quan (nếu có).
Định hƣớng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.
Các kết quả điều tra, khảo sát và các số liệu, tài liệu có liên quan. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
* Nội dung của công tác quy hoạch
Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, KT-XH; xác định các động lực phát triển vùng.
Xác định hệ thống các đô thị, các điểm dân cƣ; các khu công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, du lịch; các khu vực bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá; các khu vực cấm xây dựng và các khu dự trữ phát triển.
Xác định mạng lƣới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng hoặc liên vùng.
Dự kiến những hạng mục ƣu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện. Dự báo tác động môi trƣờng vùng và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng trong đồ án quy hoạch.
Công tác quy hoạch dự án có vai trò rất quan trọng, đảm bảo cho hoạt động đầu tƣ phù hợp với mục tiêu chiến lƣợc, giúp cho kinh tế - xã hội phát triển lành mạnh, đúng hƣớng, hiệu quả và bền vững.
1.2.3.2. Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Trên cơ sở kế hoạch phát triển KT-XH của quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành và nhu cầu thực tiễn để xây dựng và lựa chọn dự án ĐTXDCB. Các dự án đầu tƣ để đƣợc duyệt cấp vốn cần phải có đủ các điều kiện theo luật định. Cụ thể là:
Đối với các dự án quy hoạch: có đề cƣơng hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch và dự toán chi phí công tác quy hoạch đƣợc duyệt theo thẩm quyền.
Đối với các dự án chuẩn bị đầu tƣ: phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ đƣợc duyệt; có dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tƣ đƣợc duyệt theo thẩm quyền.
Đối với các dự án thực hiện đầu tƣ: phải có quyết định đầu tƣ từ thời điểm trƣớc 31 tháng 10 năm trƣớc năm kế hoạch, có thiết kế, dự toán và tổng dự toán đƣợc duyệt theo quy định.
Trƣờng hợp dự án chỉ bố trí kế hoạch để làm công tác chuẩn bị thực hiện dự án thì phải có quyết định đầu tƣ và dự toán chi phí công tác chuẩn bị thực hiện dự án đƣợc duyệt.
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành và nhu cầu thực tiễn để xây dựng và lựa chọn dự án đầu tƣ XDCB. Các dự án đầu tƣ để đƣợc duyệt cấp vốn cần phải có đủ các điều kiện theo luật định. Cụ thể là:
Sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự án đƣợc đƣa vào quy hoạch và kế hoạch đầu tƣ và đƣợc đƣợc bố trí vốn trong kế hoạch đầu tƣ hàng năm. Việc bố trí kế hoạch vốn đầu tƣ do chính quyền các cấp thực hiện với sự giúp việc của cơ quan kế hoạch (ở cấp tỉnh là Sở kế hoạch và Đầu tƣ) thực hiện. Theo quy định hiện hành, thời gian và vốn để bố trí kế hoạch thực hiện các dự án nhóm B không quá 4 năm, nhóm C không quá 2 năm. Cụ thể các bƣớc nhƣ sau:
Một là, lập kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Để phân bổ đƣợc vốn đầu tƣ hàng năm, sau khi lựa chọn đƣợc danh sách dự án phải qua bƣớc lập kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm. Bƣớc này gồm một số việc sau:
- Theo quy định của Luật NSNN về việc lập dự toán hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đầu tƣ lập kế hoạch vốn đầu tƣ của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên. (Để tránh tình trạng mất cân đối giữa vốn ít mà yêu cầu của dự án thì nhiều, trƣớc khi triển khai bƣớc này cấp trên đã có chỉ đạo giao chỉ tiêu tổng hợp hƣớng dẫn: gồm tổng mức đầu tƣ, cơ cấu ngành, vùng, dự án trọng điểm… đúng với Nghị quyết của và HĐND các cấp).
- UBND tỉnh lập dự toán ngân sách địa phƣơng về phần kế hoạch vốn đầu tƣ xin ý kiến thƣờng trực HĐND tỉnh trƣớc khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ Tài chính.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ trình Quốc hội quyết định và giao chỉ tiêu kế hoạch vốn cho Bộ Tài chính và các tỉnh.
Thời gian lập, trình, duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tƣ đƣợc tiến hành theo quy định của Luật NSNN.
Hai là, phân bổ vốn đầu tƣ hàng năm. Để giao đƣợc kế hoạch vốn XDCB từ NSNN, thông thƣờng phải tiến hành 5 bƣớc cơ bản là: lập danh sách dự án lựa chọn; lập kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm; phân bổ vốn đầu tƣ; thẩm tra và thông báo vốn và cuối cùng là giao kế hoạch.
UBND các cấp lập các phƣơng án phân bổ vốn đầu tƣ trình HĐND cùng cấp quyết định. Phƣơng án này tuỳ từng điều kiện cụ thể thƣờng sắp xếp thứ tự ƣu tiên chi tiết rõ hơn nhƣ trả nợ, quyết toán, đối ứng, trọng điểm, chuẩn bị đầu tƣ, chuyển tiếp, đầu tƣ mới…
Việc phân bổ chi đầu tƣ phát triển trong ngân sách địa phƣơng đƣợc xác định theo nguyên tắc, tiêu chí sau:
- Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, cân đối NSNN các tiêu chí và định mức chi đầu tƣ phát triển đƣợc xây dựng cho năm kế hoạch, là cơ sở để xác định tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối của ngân sách trung ƣơng cho ngân sách địa phƣơng, đƣợc ổn định trong 4 năm;
- Bảo đảm tƣơng quan hợp lý giữa việc phục vụ các mục tiêu phát triển các trung tâm chính trị - kinh tế của cả nƣớc, các vùng kinh tế trọng điểm, với việc ƣu tiên hỗ trợ các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cƣ giữa các vùng miền trong cả nƣớc;
- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tƣ của NSNN, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển;
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tƣ phát triển;
- Mức vốn đầu tƣ phát triển trong cân đối của từng địa phƣơng không thấp hơn số dự toán đƣợc giao.
dân số (gồm 2 tiêu chí: dân số của các tỉnh, thành phố và số ngƣời dân tộc thiểu số); tiêu chí về trình độ phát triển (gồm 3 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo, thu nội địa và tỷ lệ điều tiết với ngân sách trung ƣơng); tiêu chí về diện tích tự nhiên; tiêu chí về đơn vị hành chính (gồm 4 tiêu chí số đơn vị cấp huyện, số huyện miền núi, vùng cao, hải đảo và biên giới). Ngoài 4 loại tiêu chí trên còn có các tiêu chí bổ sung nhƣ thành phố đặc biệt, thành phố trực thuộc trung ƣơng, các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm vùng và tiểu vùng.
Theo nghị quyết của HĐND, UBND phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tƣ cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy định, bảo đảm khớp đúng với chỉ tiêu đƣợc giao về tổng mức đầu tƣ, cơ cấu vốn trong nƣớc, ngoài nƣớc, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn đầu tƣ các dự án quan trọng của Nhà nƣớc và đúng với Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KTXH) và dự toán NSNN hàng năm.
Sở Tài chính có trách nhiệm cùng sở Kế hoạch và Đầu tƣ dự kiến phân bổ vốn đầu tƣ cho từng dự án do tỉnh quản lý trƣớc khi báo cáo UBND tỉnh quyết định.
Phòng Tài chính Kế hoạch huyện có trách nhiệm cùng với các cơ quan chức năng của huyện tham mƣu cho UBND huyện phân bổ vốn cho từng dự án do huyện quản lý.
Phân bổ vốn là việc quan trọng và cũng rất phức tạp vì có rất nhiều yếu tố tác động nhất là sự can thiệp của con ngƣời, nên phải đƣợc thực hiện theo một số nguyên tắc thống nhất nhƣ: Phải bảo đảm dự án đủ điều kiện để ghi vốn, đúng với chỉ đạo về phƣơng hƣớng trọng tâm trọng điểm, cơ cấu, mức cho phép của cấp trên, ngoài ra phải theo thứ tự có tính tất yếu, dứt điểm nhƣ: Thanh toán trả nợ các dự án đã đƣa vào sử dụng, dự án đã quyết toán, các chi phí kiểm toán…
Ba là, giao kế hoạch vốn. Trƣớc khi chính thức giao kế hoạch vốn, phƣơng án phân bổ vốn phải đƣợc cơ quan tài chính thẩm tra. Phƣơng án phân bổ vốn đầu tƣ XDCB của UBND tỉnh về chấp hành các nguyên tắc phân bổ vốn nhƣ: điều kiện, cơ cấu theo chỉ đạo của các dự án và chƣơng trình mục tiêu… Sở Tài chính, phòng Tài chính xem xét các thủ tục đầu tƣ xây dựng của các dự án. Trƣờng hợp đúng đƣợc chấp nhận bằng thông báo của cơ quan tài chính. Trƣờng hợp không đúng quy định, không đủ thủ tục thì cơ quan tài chính có văn bản đề nghị điều chỉnh lại.
Sau khi cơ quan tài chính thẩm tra chấp nhận UBND tỉnh, huyện giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tƣ để thực hiện. Đồng thời gửi KBNN nơi dự án mở tài khoản để theo dõi làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn.
Trong quá trình thực hiện dự án thƣờng có những khó khăn vƣớng mắc do khách quan hoặc chủ quan ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tƣ của dự án. Việc rà soát điều chỉnh đƣợc tiến hành theo thẩm quyền (thƣờng kỳ và định kỳ) để bổ sung điều chỉnh kế hoạch, chuyển vốn các dự án không thực hiện đƣợc sang các dự án thực hiện… Bảo đảm đẩy nhanh tiến độ giải ngân mang lại hiệu quả cao trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB (Bùi Ngọc Sơn, 2006).
Tạo môi trƣờng pháp lý cho việc quản lý về quy hoạch, thiết kế và thẩm định các dự án đối với vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN
Ban hành chính sách và cơ chế kinh tế làm cơ sở cho việc quản lý chi vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN
1.2.3.3.Quản lý huy động vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước
Vốn đầu tƣ công gồm vốn Ngân sách nhà nƣớc, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phƣơng, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), và vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ nƣớc ngoài, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc, vốn từ các nguồn thu để
lại cho đầu tƣ nhƣng chƣa đƣa vào cân đối ngân sách nhà nƣớc, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phƣơng để đầu tƣ. Đối với cấp tỉnh việc quản lý huy động vốn đầu tƣ công thực hiện nhƣ sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chƣơng trình, dự án do địa phƣơng quản lý:
+ Chƣơng trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ƣơng, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ nƣớc ngoài trƣớc khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ;
+ Chƣơng trình, dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phƣơng cấp tỉnh, vốn trái phiếu chính quyền địa phƣơng, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tƣ nhƣng chƣa đƣa vào cân đối ngân sách địa phƣơng cấp tỉnh, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phƣơng để đầu tƣ;
+ Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chƣơng trình, dự án thuộc cấp mình quản lý:
+ Chƣơng trình, dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phƣơng cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tƣ nhƣng chƣa đƣa vào cân đối ngân sách địa phƣơng, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phƣơng để đầu tƣ;
+ Trƣớc khi gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ƣơng, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ nƣớc ngoài, vốn cân đối ngân sách địa phƣơng cấp tỉnh, vốn trái phiếu chính quyền địa phƣơng;
+ Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc.
1.2.3.4. Phân bổ vốn đầu tư
phân bổ vốn đầu tƣ XDCB, vốn chƣơng trình mục tiêu; cơ quan tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính vốn đầu tƣ; cơ quan kho bạc nhà nƣớc và các đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ có trách nhiệm kiểm soát, tạm ứng, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ cho các dự án khi đã có đủ điều kiện tạm ứng, thanh toán vốn. Các dự án đầu tƣ đƣợc phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ từ nguồn NSNN hàng năm khi có đủ các điều kiện sau:
+ Đối với các dự án chuẩn bị đầu tƣ: Phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ đƣợc duyệt theo thẩm quyền.
+ Đối với các dự án thực hiện đầu tƣ: Phải có quyết định đầu tƣ từ trƣớc ngày 31/10 trƣớc năm kế hoạch. Thời gian và vốn bố trí để thực hiện dự án hiện nay nhóm B không quá 5 năm, nhóm C không quá 3 năm.
- Đối với vốn đầu tƣ thuộc địa phƣơng quản lý: UBND các cấp lập ra phƣơng án phân bổ vốn đầu tƣ trình HĐND cùng cấp quyết định khi đã đủ các điều kiện quy định trên. Sở Kế hoạch Đầu tƣ chủ trì phối hợp với Sở Tài chính dự kiến phân bổ vốn đầu tƣ cho từng dự án do tỉnh quản lý báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh. Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm