Công cụ tài chính trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường đại học tài chính – quản trị kinh doanh (Trang 44 - 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng việc sử dụng các công cụ của chính sách đãi ngộ và ảnh hƣởng

3.2.1.1. Công cụ tài chính trực tiếp

a. Tiền lương

* Tiền lương cơ bản theo ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo lương

Tiền lƣơng cơ bản và phụ cấp lƣơng của viên chức trong biên chế và hợp đồng dài hạn theo hệ số lƣơng và mức lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định đƣợc trƣờng đảm bảo chi trả hàng tháng gồm:

- Lƣơng cơ bản theo hệ số ngạch bậc. - Phụ cấp chức vụ hƣởng theo chức danh

- Phụ cấp ƣu đãi ngành đối với giáo viên và giáo viên kiêm chức đảm bảo đủ định mức giờ giảng.

- Phụ cấp trách nhiệm đối với những việc theo quy định. Lƣơng giảng viên hàng tháng tại Trƣờng đƣợc tính theo công thức sau:

Lcn= Ltt x (H1 + H2) x (1 + H3 + H4)

Trong đó: Lcn: Lƣơng cá nhân.

Ltt: Mức lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định. H1: Hệ số lƣơng theo ngạch bậc của cá nhân. H2: Hệ số phụ cấp chức vụ

H3: Hệ số phụ cấp ƣu đãi giáo dục. H4: Hệ số phụ cấp đặc biệt.

- Hệ số phụ cấp chức vụ (H2): Nhân viên 1.0; Tổ phó bộ môn 1.1; Tổ trƣởng bộ môn 1.2; Phó trƣởng khoa, phó trƣởng phòng, ban 1.5; Trƣởng khoa, phòng, ban 1.8; Phó hiệu trƣởng 2.4; Hiệu trƣởng 3.0.

- Hệ số phụ cấp ƣu đãi giáo dục (H3)quy định: Mức 0,45 đối với Giảng viên Khoa Lý luận chính trị, mức 0,25 đối với Giảng viên các khoa còn lại.

- Hệ số phụ cấp đặc biệt (H4) áp dụng đối với Giảng viên Khoa Giáo dục thể chẩt và Khoa Hệ thống thông tin kinh tế (thực hành tin học). Mức áp dụng là 0.1.

Tiền lương tăng thêm

* Tiền lương tăng thêm theo định mức công việc

Theo thông tƣ 71/2006/TT – BTC ngày 9/8/2006 của bộ Tài Chính, Quyết định số 938/QĐ – BTC ngày 7/3/2007 tiền thƣởng hàng tháng trả cho cá nhân căn cứ vào hệ số phân phối cá nhân và định mức cho 1 hệ số phân phối. Khi giảng viên hoàn thành định mức giờ giảng hàng năm là 280 tiết giảng và 100 tiết nghiên cứu khoa học sẽ áp dụng mức thƣởng nhƣ sau:

Tiền lƣơng tăng thêmcủa từng ngƣời tính theo công thức sau:

Tiền lương tăng thêm hàng tháng của giảng

viên

= Hệ số phân phối của từng người X

Đơn giá một hệ số phân phối

Trong đó:

* Hệ số phân phối (Y) để tính Tiền lương tăng thêm hàng tháng cho một giảng viên được xác định theo công thức:

Y = X1 x X2 x X3

Trong đó:

+ X1: Phản ánh trình độ chuyên môn, trách nhiệm và thâm niên công tác của từng ngƣời

+ X2 : Phản ánh tính chất công việc của từng ngƣời để quy đổi hệ số + X3: Phản ánh thái độ, trách nhiệm và chấp hành kỷ luật lao động của cơ quan.

Hệ số phân phối đƣợc tính trên cơ sở các tiêu thức: trình độ chuyên môn, trách nhiệm công tác, thâm niên công tác, tính chất công việc và thái độ trách nhiệm trong công việc, quy định cụ thể nhƣ sau:

Dựa vào trình độ chuyên môn, trách nhiệm và thâm niên công tác để xác định hệ số X1 = A + B +C . Trong đó:

- Trình độ chuyên môn (A):

+ Lao động có trình độ Đại học và tƣơng đƣơng: Hệ số 1.6 + Lao động có trình độ ThS, giảng viên chính, chuyên viên chính: Hệ số 2.0

+ Lao động có trình độ TS: Hệ số 2.4

+ Lao động có trình độ PGS: Hệ số 3.0

+ Lao động có trình độ GS: Hệ số 3.5

- Trách nhiệm công tác (B):

+ Nhân viên: Hệ số 1.0

+ Tổ phó, phó bộ môn thuộc khoa, phòng: Hệ số 1.1 + Tổ trƣởng, trƣởng bộ môn thuộc khoa, phòng: Hệ số 1.2 + Phó trƣởng phòng, khoa, ban, trung tâm thuộc trƣờng: Hệ số 1.5 + Trƣởng phòng, khoa, ban, trung tâm thuộc trƣờng: Hệ số 1.8

+ Phó Hiệu trƣởng: Hệ số 2.4

+ Hiệu trƣởng: Hệ số 3.0

- Thâm niên công tác (C):

+ Dƣới 1 năm (dƣới 12 tháng) Hệ số 0

+ Từ 1 năm đến dƣới 3 năm: Hệ số 1.0

+ Từ 3 năm đến dƣới 6 năm: Hệ số 1.3

+ Từ 6 năm đến dƣới 9 năm: Hệ số 1.6

+ Từ 9 năm đến dƣới 12 năm: Hệ số 1.9

+ Từ 12 năm đến dƣới 15 năm: Hệ số 2.2

+ Từ 15 năm đến dƣới 18 năm: Hệ số 2.5

+ Từ 18 năm đến dƣới 21 năm: Hệ số 2.8

+ Từ 24 năm đến dƣới 27 năm: Hệ số 3.4

+ Từ 27 năm đến dƣới 30 năm: Hệ số 3.7

+ Từ 30 năm đến dƣới 33 năm: Hệ số 4.1

+ Từ 33 năm trở lên: Hệ số 4.5

Căn cứ vào tính chất công việc để quy đổi hệ số là cơ sở trả Tiền lương tăng thêm (X2)

+ Giáo viên, giáo viên kiêm chức: Hệ số 1.5 + Quản lý các bộ môn thuộc khoa Hệ số 1.6 + Quản lý cấp phòng, khoa, ban, trung tâm thuộc trƣờng: Hệ số 1.7

+ Quản lý cấp trƣờng: Hệ số 2.0

Dựa vào thái độ, trách nhiệm và việc chấp hành kỷ luật lao động cơ quan (theo quy đinh phân loại lao động của trường) để xác định tỷ lệ % hệ số trả tiền thưởng hàng tháng (X3)

+ Lao động loại A: 100% Hệ số 1.0

+ Lao động loại B: 80% Hệ số 0.8

+ Lao động loại C: 60% Hệ số 0.6

Lao động không thuộc các loại trên do Hiệu trƣởng quyết đinh sau khi đã bàn bạc tập thể.

* Đơn giá Tiền lương tăng thêm cho một hệ số phân phối: xác định căn cứ vào tổng tiền lƣơng tăng thêm cho cán vộ viên chức toàn trƣờng và tổng hệ số phân phối toàn trƣờng tại thời điểm đầu năm tài chính, để tính trả lƣơng tăng thêm trong năm cho cán bộ, viên chức. Định mức cho 1 hệ số phân phối chỉ thay đổi vào cuối năm trên cơ sở tình hình tài chính năm đó.

Quỹ tiền lương tăng thêm hàng năm = Lương tối thiểu chung do nhà nước quy định X Hệ số điều chỉnh tăng thêm x Hệ số lương ngạch bậc và phụ cấp bình quân x Số lao động biên chế và hợp đồng từ 1 năm trở lên x 12 tháng

Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với lƣơng cơ bản đƣợc xác định căn cứ nguồn thu sự nghiệp trong năm, sau khi đảm bảo chi cho đầu tƣ xây dựng cơ sở

vật chất của trƣờng, chi cho các hoạt động thƣờng xuyên, chi thực hiện hoạt động dịch vụ, trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định; và tối đa không quá 2 lần.

Thu nhập hàng tháng của giảng viên đƣợc Nhà trƣờng thanh toán bao gồm: Tiền lƣơng cơ bản theo ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo lƣơng cộng với lƣơng tăng thêm theo định mức công việc.

* Tiền lương tăng thêm ngoài định mức công việc

Ngoài việc thực hiện đủ định mức khối lƣợng giảng dạy, giảng viên nào vƣợt định mức sẽ đƣợc thanh toán tiền vƣợt giờ (Tiền lƣơng tăng thêm ngoài định mức công việc) vào cuối mỗi kỳ học nhƣ sau:

Xác định định mức và số giờ giảng dạy vƣợt định mức của giáo viên trên cơ sở các quy định cụ thể tại Quyết định số: 145 QĐ/TC- QTKD ngày 13 tháng 4 năm 2006 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Tài chính- Quản trị kinh doanh quy định về chế độ công tác của giáo viên và tình hình thực hiện kế hoạch năm học. Nhà trƣờng thanh toán khối lƣợng vƣợt giờ cho từng giáo viên căn cứ vào số giờ chuẩn vƣợt định mức và đơn giá thanh toán nhƣ sau:

Giáo viên có hệ số lƣơng từ 2,34 đến 3,00: 33.000 đ/ tiết quy chuẩn Giáo viên có hệ số lƣơng từ 3,0 đến 3,99: 36.000 đ/ tiết quy chuẩn Giáo viên có hệ số lƣơng từ 3,99 đến 5,08: 40.000 đ/ tiết quy chuẩn Giáo viên có hệ số lƣơng từ 5,08 đến 6,10: 43.000 đ/ tiết quy chuẩn Giáo viên có hệ số lƣơng từ 6,10 trở lên : 46.000 đ/ tiết quy chuẩn Những giáo viên có trình độ trên đại học sẽ đƣợc cộng thêm vào đơn giá trên nhƣ sau:

- Thạc sỹ, giảng viên chính: 2.000đồng

- Tiến sỹ: 8.000đồng

- Phó Giáo sƣ (PGS): 15.000đồng

- GS: 20.000đồng

Giáo viên đi giảng ngoài trƣờng tại các cơ sở liên kết đào tạo, đƣợc hỗ trợ thêm 5.000đồng/ tiết tính theo số tiết thực giảng đã hoàn thành.

Giáo viên giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, đƣợc thanh toán trực tiếp tiền phụ cấp giảng ngoài trời căn cứ vào số tiết thực giảng. Phụ cấp giảng ngoài trời 6000đ/tiết (Số tiết giảng đƣợc tính vào tổng tiết giảng trong năm để định khối lƣợng giảng vƣợt giờ. Phụ cấp này không tính cho số tiết giảng giáo dục quốc phòng theo kế hoạch từng đợt huấn luyện tập trung đầu khóa. Huấn luyện giáo dục quốc phòng đầu khóa trong toàn trƣờng đƣợc thanh toán khoán trên số tiết thực giảng).

Giảng viên giảng học lại, học bổ sung vào dịp hè, ngày nghỉ, giảng chính trị đầu khóa học đƣợc thanh toán trực tiếp trên số tiết thực giảng (Sau khi đã quy đổi hệ số lớp đông) và đơn giá tăng 10.000đ/ tiết so với mức quy định.

Đối với giáo viên thỉnh giảng, trƣờng thanh toán sau khi đã hoàn thành hợp đồng giảng dạy, đơn giá theo thoả thuận và Hiệu trƣởng quyết định.

Lƣơng tăng thêm ngoài định mức công việc đƣợc Nhà trƣờng thanh toán vào cuối mỗi kỳ học (một năm 2 lần).

Có thể nói, dù ở thời đại nào thì tiền lƣơng vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với ngƣời lao động, dù có thể nó không phải là tất cả nhƣng đó là nguồn thu nhập chính của họ. Tiền lƣơng cao hay thấp có ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của ngƣời lao động. Bởi tiền lƣơng cao không những đảm bảo đời sống ngƣời lao động mà còn kích thích ngƣời lao động làm việc hăng hái để tăng khả năng tích luỹ. Bảng số liệu dƣới đây cho biết tiền lƣơng bình quân của giảng viên trƣờng Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh qua các năm gần đây nhƣ sau:

Bảng 3.5 : Lƣơng bình quân của giảng viên tại trƣờng ĐH TC – QTKD (2011-2013) Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tiền lƣơng cơ bản và phụ cấp lƣơng bình quân tại

Trƣờng /ngƣời/tháng 3.350 3.460 3.550 2 Tiền lƣơng tăng thêm bình quân tại Trƣờng

/ngƣời/tháng 1.050 1.150 1.190

3 Lƣơng bq của giảng viên tại Trƣờng /ngƣời/tháng 4.450 4.610 4.750

Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy lƣơng bình quân của giảng viên tại trƣờng ĐH TC – QTKD ta thấy:

Tiền lƣơng cơ bản và phụ cấp lƣơng bình quân của giảng viên tại Trƣờng tƣơng đối thấp, từ năm 2011 -2013 đều dƣới 4 triệu đồng. Sở dĩ nhƣ vậy do cơ cấu độ tuổi của giảng viên còn trẻ, hệ số lƣơng cơ bản thấp. Song thu nhập bình quân hàng tháng (lƣơng cơ bản và phụ cấp lƣơng + lƣơng tăng thêm theo định mức) của giảng viên tại trƣờng cao hơn. So sánh mức lƣơng này với một số trƣờng đại học công lập tại Hà Nội theo nghiên cứu của tác giả Hà Duy Hào và Lê Thanh Hà (“Tiền lƣơng, thu nhập của giảng viên một số trƣờng đại học công lập khối kinh tế - xã hội ở Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 190 (II), tháng 04 năm 2013, trang 59-66) thì mức lƣơng này còn thấp hơn nhiều khi mà mức lƣơng bình quân từ công việc giảng dạy của họ đƣợc thống kê vào khoảng 9.080.600 đ. Với mức thu nhập này, ĐNGV có thể an tâm công tác song nó chƣa thực sự thu hút giảng viên. Điều đó khiến một số giảng viên không mặn mà mà vẫn “chân trong chân ngoài” .

b. Tiền thưởng

Đối với mỗi ngƣời lao động thì tiền thƣởng có ý nghĩa rất to lớn không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần. Khi ngƣời lao động đƣợc thƣởng điều đó có nghĩa là thành tích lao động của ngƣời đó đƣợc tuyên dƣơng. Họ sẽ cảm thấy phấn khởi, nhiệt tình, hăng say với công việc hơn. Chính vì vậy, tiền thƣởng là một công cụ kinh tế tạo động lực rất tốt cho ngƣời lao động.

Hàng năm trƣờng chi khen thƣởng cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc đƣợc hội đồng thi đua khen thƣởng của trƣờng ra Quyết định. Nguồn kinh phí chi khen thƣởng do ngân sách cấp và trích từ nguồn thu sự nghiệp. Mức chi khen thƣởng cụ thể nhƣ sau:

Thưởng hàng tháng

Dựa vào thái độ, trách nhiệm và việc chấp hành kỷ luật lao động cơ quan (theo quy đinh phân loại lao động của trƣờng) để xác định tỷ lệ % hệ số trả tiền thƣởng hàng tháng, cụ thể nhƣ sau:

+ Lao động loại B: 80% Hệ số 0.8

+ Lao động loại C: 60% Hệ số 0.6

Lao động không thuộc các loại trên do Hiệu trƣởng quyết đinh sau khi đã bàn bạc tập thể.

Thưởng đột xuất

* Danh hiệu thi đua cá nhân:

- Huân chƣơng lao động hạng Nhất: 4.000.00đồng - Huân chƣơng lao động hạng Nhì: 3.000.000đồng - Huân chƣơng lao động hạng Ba: 2.000.000đồng - Chiến sỹ thi đua cấp toàn quốc: 1.500.000đồng - Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, Ngành, Tỉnh: 500.000đồng - Chiến sĩ thi đua cấp Trƣờng: 300.000đồng

- Lao động tiên tiến: 100.000đồng

- Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ: 1.000.000đồng - Bằng khen của Bộ trƣởng: 500.000đồng.

- Bằng khen của UBND tỉnh: 500.000đồng - Kỷ niệm chƣơng: 200.000đồng

- Giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc: 1.000.000đồng - Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 500.000đồng

- Giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng: 200.000đồng. - Bằng khen của Trung ƣơng Đoàn: 300.000đồng

- Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động: 300.000đồng, Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam, Liên đoàn lao động tỉnh: 200.000đồng.

* Danh hiệu vinh dự Nhà nước

- Nhà giáo Nhân dân: 2.000.000đồng - Nhà giáo ƣu tú: 1.000.000 đồng

* Danh hiệu thi đua tập thể

- Huân chƣơng độc lập hạng Nhì: 8.000.000đồng - Huân chƣơng độc lập hạng Ba: 7.000.000đồng - Huân chƣơng lao động hạng Nhất: 6.000.000đồng - Huân chƣơng lao động hạng Nhì: 5.000.000đồng - Huân chƣơng lao động hạng Ba: 3.000.000đồng - Cờ thi đua của Chính Phủ: 7.000.000đồng

- Cờ thi đua của Bộ, Ngành, Tỉnh: 2.000.000đồng.

- Tập thể Lao động xuất sắc: 50.000đồng/ cán bộ viên chức của đơn vị đó - Tập thể lao động giỏi: 30.000đồng/ cán bộ viên chức của đơn vị đó - Bằng khen của chính phủ: 50.000đồng/ cán bộ viên chức của đơn vị đó - Bằng khen của Bộ trƣởng: 30.000đồng/ cán bộ viên chức của đơn vị đó - Bằng khen của UBND Tỉnh: 30.000đồng/ cán bộ viên chức của đơn vị đó .

Với hai hình thức thƣởng là thƣởng hàng tháng và thƣởng đột xuất đối với các cá nhân, tập thể đã phần nào tạo động lực làm việc và cống hiến cho giảng viên. Song ta nhận thấy một điều rất rõ là thƣởng hàng tháng đƣợc tính vào phần lƣơng tăng thêm hàng tháng của giảng viên. Mặt khác, mức lƣơng tăng thêm này còn thấp nên giảng viên không cảm nhận rõ về khoản tiền thƣởng này. Ngoài ra, mức thƣởng đột xuất không đáng kể nên chƣa thực sự tạo động lực mạnh mẽ để giảng viên cố gắng làm việc và cống hiến.

c. Phụ cấp

Phụ cấp là khoản tiền mà Nhà trƣờng chi thêm cho giảng viên trong một số trƣờng hợp cụ thể nhƣ sau:

Phụ cấp thường xuyên

Phụ cấp thƣờng xuyên bao gồm: phụ cấp theo quy định của Nhà nƣớc (H2), phụ cấp ƣu đãi giáo dục (H3), phụ cấp đặc biệt (H4) đã đƣợc xác định rõ trong phần a, mục 3.2.1.1.

Do nhu cầu công việc phải bố trí giảng làm ngoài giờ hành chính, làm vào ngày nghỉ, ngày lễ nhƣng không đƣợc bố trí nghỉ bù, Hiệu trƣởng duyệt thanh toán tiền công làm ngoài giờ căn cứ vào bảng chấm công có xác nhận của trƣởng đơn vị có công việc làm ngoài giờ theo kế hoạch của trƣờng và định mức:

- Ban giám hiệu: 100.000đồng/công.

- Trƣởng, phó các phòng, khoa, bộ môn: 80.000đồng/công - Nhân viên: 60.000đồng /công

Trƣờng hợp giảng viên làm thêm vào ngày lễ do yêu cầu công việc theo kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường đại học tài chính – quản trị kinh doanh (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)