Kinh nghiệm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển theo hướng bền vững khu công nghiệp ở việt nam (Trang 32 - 36)

1.1 .Khái luận về Khu công nghiệp

1.5.2 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp của

Quốc

Trong hai thập kỷ qua, điểm đáng chú ý nhất trong toàn bộ bức tranh kinh tế của Trung Quốc là việc phát triển kinh tế và công nghệ trong đó khu phát triển kinh tế, các khu khai thác phát triển kinh tế và công nghệ. Trong đó khu phát triển kinh tế và công nghệ Quảng Châu - GETDD (Viết tắt của Guang Zhou Economic and Technologycal Development Distric) là một trong những khu khai thác cấp nhà nƣớc đầu tiên đƣợc phê chuẩn ở Trung Quốc.

Ngày 28/12/1984 GETDD đƣợc khởi công xây dựng, đây là khu kinh tế có mô hình "hƣớng ngoại" theo phƣơng châm "lấy công nghiệp hiện đại thu hút vốn nƣớc ngoài, và thu hút ngoại tệ làm chính, tất cả nhằm phát triển công nghệ mới và công nghệ cao”.

Nằm ở trung tâm phát triển Quảng Châu - Hồng Công - Ma Cao cách trung tâm thành phố Quảng Châu 32 km, cách Thẩm Quyến 120 km, cách sân bay quốc tế Bạch Vân 35 phút đi bằng ô tô và theo đƣờng biển, cách Hồng Công 60 hải lý, GETDD có các đƣờng cao tốc tiêu chuẩn quốc tế chạy kề bên đƣờng cao tốc Quảng Châu - Thẩm Quyến. Các cảng trong khu có khả năng tiếp nhận những tàu có tải trọng lớn trong đó cảng container Hoàng Phố là cảng lớn nhất vùng Hoa Nam.

GETDD đƣợc quy hoạch xây dựng trên diện tích 30 km2 chia làm 4 khu vực. Tính đến năm 1995 GETDD đã hoàn thành giai đoạn I trên diện tích 6,6 km2 với hệ thống hạ tầng và tiện ích công cộng chất lƣợng cao. Hệ thống giao thông hoàn chỉnh khả năng cung cấp điện trên 125 triệu kwh/năm cấp nƣớc 70 nghìn m3/ngày, hệ thống xử lý nƣớc thải có công suất 30 nghìn m3/ngày, tổng đài viễn thông 16 nghìn số.

GETDD có môi trƣờng sạch và đẹp 30% diện tích toàn khu là các thảm cây xanh, có cỏ và hoa trong khu đó có trƣờng học hiện đại, nhà trẻ, bệnh viện và trạm kiểm dịch. Ngoài ra còn có các khu vực dịch vụ nhƣ cửa hàng bách hoá, các khu chợ chuyên doanh, sân bãi bể bơi. Để phục vụ các hoạt động kinh doanh hiện nay có 6 chi nhánh ngân hàng, 3 cơ quan tài chính, các văn phòng luật sƣ, kiểm toán và các trung tâm dịch vụ tin học, đào tạo tƣ vấn. Đã có 230 xí nghiệp đƣợc xây dựng xong và 25 triệu m2 nhà đƣợcc xây dựng các dự án nhà ở. Hiện nay, các doanh nghiệp trong khu đã có giao dịch buôn bán với trên 50 nƣớc và vùng lãnh thổ. Nhiều công ty xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới cũng đã tham gia đầu tƣ vào GETDD và lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Hà Lan...

Tính đến tháng 10 năm 1995 GETDD đã đạt tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 926 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,81 tỷ USD. Tổng kết trong 10 năm (1985-1995) bình quân hàng năm tổng giá trị sản lƣợng công nghiệp tăng 10%, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 40%.

Hiện nay Trung quốc có "5 đặc khu kinh tế", nhiều vùng "kinh tế mở cửa" và nhiều khu "khai thác kinh tế kỹ thuật". Tính chất các đặc khu kinh tế của Trung Quốc gần giống nhƣ "khu chế xuất" của một số nƣớc Châu Á đã làm. Sản xuất có đặc trƣng, gắn bó hữu cơ với thị trƣờng bên ngoài. Sự phát triển xuất khẩu của các nƣớc đó làm mở rộng sự tham gia tƣ bản nƣớc ngoài vào công nghệ chế biến của họ. Thu hút vốn bằng các biện pháp ƣu đãi về thuế , lãi suất... Tuy là khu chế xuất có tính chất giống nhau, nhƣng căn cứ tình hình cụ thể của từng nƣớc, đòi hỏi phải có sự đánh giá, phân tích thận trọng, đầy đủ và toàn diện các đặc khu riêng của nó. Ở Trung quốc, ngoài những ý đồ chiến lƣợc nói trên, còn kèm theo cả mục tiêu phấn đấu biến đặc khu kinh tế thành thị trƣờng tài chính quốc tế. Đó là mục tiêu rất cao của Trung Quốc.

Trung Quốc đã xây dựng đặc khu kinh tế và quyết định lấy đặc khu kinh tế Thẩm Quyến làm đặc khu dẫn đầu về "sản xuất hƣớng ngoại". Diện tích của Thẩm Quyến là 2020 km2. Đặc khu kinh tế chỉ có 327,5 km2, nhƣng có vị trí địa lý hết sức ƣu việt. Khi xây dựng đặc khu, Trung Quốc đánh giá Thẩm Quyến là một trong những nơi hội tụ của nền văn minh Đông - Tây, sẽ là nơi gặp nhau và thi đua giữa 2 chế độ XHCN và TBCN. Vì Thẩm Quyến chỉ cách Hồng Công một con sông, có 2 chế độ và 2 nền kinh tế khác nhau. Thẩm Quyến có nhiều cảng tốt, gần sân bay, với hàng loạt các đƣờng ô tô cao tốc: Thẩm Quyến - Sán Đầu, Thẩm Quyến - Châu Hải. Thẩm Quyến lại là ga đầu mối cuối cùng của các tuyến đƣờng sắt chính: Quảng Châu - Bắc Kinh, Thẩm Quyến - Bắc Kinh, Bắc Kinh - Cửu Long, Bắc Kinh - Thƣợng Hải. Với những ƣu thế nói trên, nên trong những năm qua, khi chƣa đƣợc chọn là đơn vị dẫn đầu thí điểm về "sản xuất hƣớng ngoại" phát triển tổng hợp các ngành nghề công, nông thƣơng nghiệp, ngoại thƣơng, tài chính, vận tải du lịch... thì trên trên thực tế Thẩm Quyến cũng đã làm rất tốt và đã có tác dụng thúc đẩy giúp cho “sản xuất hƣớng ngoại” của nội địa

Mục tiêu phấn đấu cụ thể của Thẩm Quyến:

+ Lấy công nghiệp làm chính, trong đó tỷ trọng ngành dịch vụ tƣơng đối lớn. Mục đích của đặc khu là thu hút vốn nƣớc ngoài, mà ngành công nghiệp là ngành thu hút nhiều vốn và cũng là ngành phát huy đƣợc đầy đủ tác dụng của đất đai và lao động, là thế mạnh của Thẩm Quyến. Công nghiệp là cơ sở vật chất để phát huy các ngành kinh tế ngoại thƣơng và thƣơng nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ...

+ Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến chọn loại hình "kĩ thuật tƣơng đối tiên tiến" là loại nhiều kĩ thuật và tri thức, vừa thích ứng với cách mạng kĩ thuật mới vừa phù hợp với ý đồ chiến lƣợc của đặc khu là đƣa nền công nghiệp tiến

lên theo chiều hƣớng "cao cấp hoá", hƣớng vào các ngành vi điện tử, vật liệu mới, công nghệ sinh học. Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến lại khởi hành vào thời kì cách mạng khoa học mới, cho nên những hạng mục thu hút vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài phải là những hạng mục công nghiệp tiên tiến.

+ Về phƣơng hƣớng phát triển là nền kinh tế "hƣớng ra ngoài". Tuy nhiên, vẫn có thể hƣớng thứ yếu "hƣớng vào trong", nhƣng hƣớng thứ yếu ở vị trí phục tùng và phối hợp. Nghĩa là "hƣớng vào trong" phải trên tiền đề "hƣớng ra ngoài", tức là đẩy mạnh các hoạt động liên kết kinh tế ngang với trong nƣớc để phát huy đầy đủ các "cửa ngõ", nhƣ việc Thẩm Quyến liên kết với 28 tỉnh, thành phố trong những năm qua.

Thẩm Quyến là một trong 4 đặc khu kinh tế đƣợc thành lập vào tháng 8/1980 chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn nền móng, giai đoạn hình thành, giai đoạn nâng cao.

Năm năm đầu phải xây dựng cơ sở hạ tầng, 5 năm tiếp theo mới thực sự đi vào đầu tƣ các hạng mục công trình. Trong 10 năm tổng giá trị công nghiệp từ 60 triệu nhân dân tệ tăng lên 11.650 triệu nhân dân tệ, tăng 193 lần. Về kim ngạch xuất khẩu, từ 9 triệu USD tăng lên 2.170 triệu USD, tăng 232 lần. Đến nay đã có 120 nƣớc vào đàm phán, giao dịch đầu tƣ và du lịch, đó là cũng là cách làm khích lệ các nơi đi lên theo tấm gƣơng "đặc khu Thẩm Quyến".

Điều có ý nghĩa ở đây không phải là đơn vị đƣợc chọn dẫn đầu về "sản xuất hƣớng ngoại", đó chỉ là bề nổi bên ngoài. Ý nghĩa quan trọng bậc nhất chính là ở chỗ Trung Quốc biết tận dụng lợi thế của nƣớc đi sau, biết cách học tập, chọn lựa kinh nghiệm nƣớc ngoài một cách sáng tạo. Điều quan trọng hơn cả là họ đã Trung Quốc hoá đƣợc những điều đã học đƣợc, nên đã tránh đƣợc cả 2 cực là "ếch ngồi đáy giếng" và "sùng bái văn minh nƣớc ngoài ". Do đó Trung Quốc đã sử dụng đầy đủ lợi thế của đặc khu để huy động sức

mạnh tập thể của đất nƣớc, tạo ra hàng xuất khẩu, nên không chỉ phạm vi đặc khu mà cả hàng hoá nội địa đều tránh đƣợc thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi hạ giá thành, kích thích nội nhu và ngƣợc lại thúc đẩy tăng cƣờng cho đầu tƣ tái sản xuất mở rộng. Đó là một cách làm đáng đƣợc nghiên cứu, học tập trong việc vận dụng kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển theo hướng bền vững khu công nghiệp ở việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)