1.1 .Khái luận về Khu công nghiệp
2.2 Những kết quả chính đạt đƣợc trong quá trình phát triển các khu công
công nghiệp ở Việt Nam
- Hình thành hệ thống các KCN trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cả nước và của từng địa phương:
Các KCN đƣợc phân bố theo hƣớng vừa tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế và tiềm năng, vừa tạo điều kiện để các địa phƣơng có ít lợi thế hơn có động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Các KCN đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ thành lập phân bố ở 61 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc, kể cả ở những nơi có điều kiện KT-XH khó khăn nhƣ khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên nhƣng tập trung chủ yếu ở ba vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam (chiếm trên 78% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nƣớc). Trong đó, Đồng Nai, Bình Dƣơng, TP.Hồ Chí Minh là những địa phƣơng có nhiều KCN nhất cả nƣớc. Quy mô các KCN đa dạng và phù hợp với từng điều kiện và trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phƣơng. Quy mô trung bình của các KCN là khoảng 200 ha.
Các KCN đƣợc hình thành và phát triển phù hợp với quy hoạch xây dựng, phát triển KCN và định hƣớng, phân bố và phát triển công nghiệp của
từng địa phƣơng trên cả nƣớc. Phần lớn các KCN trong Danh mục các KCN ƣu tiên thành lập đến năm 2000 tại Quyết định số 519/TTg ngày 6/8/1996, số 713/TTg ngày 30/8/1997 và số 1994/1998/QĐ-TTg ngày 01/10/1998 đã đƣợc thành lập và đi vào hoạt động. Các quy hoạch KCN đã đƣợc phê duyệt và triển khai là một bƣớc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VII về quy hoạch vùng, địa bàn trọng điểm và KCN. Cơ chế triển khai quy hoạch KCN đƣợc tiến hành một cách linh hoạt, vừa theo quy hoạch vừa bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển và nhu cầu sử dụng đất công nghiệp của các địa phƣơng.
Bảng 2.1: Một số chỉ số phát triển của các KCN STT Vùng Số lƣợng KCN Diện tích (ha) Tỷ suất ĐT hạ tầng/ha đất TN (tr.USD) Tỷ suất ĐT 1 dự án /ha đất CN đã cho thuê Tổng số lao động/ha đất CN đã cho thuê Số lƣợng Tỷ trọng vùng/cả nƣớc (%) Diện tích (ha) Tỷ trọng vùng/cả nƣớc (%) Dự án FDI (tr.US) Dự án DDI (tỷ đồng) 1 TDMN phía Bắc 24 8 5.753 7 0,08 3 27 39 2 Đồng bằng sông Hồng 73 25 15.541 19 0,19 4 19 96 3 Duyên hải miền Trung 34 12 11.224 14 0,11 2 30 78 4 Tây Nguyên 6 2 904 1 0,06 0 27 15 5 Đông Nam Bộ 98 34 33.932 42 0,11 4 17 101 6 Tây Nam Bộ 54 19 13.714 17 0,16 1 34 58 Bình quân cả nƣớc 289 100 81.068 100 0,13 3 22 86
của Vụ Quản lý Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch & Đầu tư
- Huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho CNH-HĐH đất nước:
KCN ra đời và phát triển trƣớc hết nhằm thực hiện mục tiêu huy động vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN) và thực hiện các chính sách khuyến khích ĐTNN theo quy định tại Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987, đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 1990 và 1992 và Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1996 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2000. Đặc biệt, trong Luật ĐTNN năm 1992, KCN đã đƣợc đề cập đến nhƣ một hình thức thu hút ĐTNN với các đặc điểm riêng biệt.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, các KCN với các chính sách ƣu đãi và những điều kiện thuận lợi về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật trở thành điểm đầu tƣ hấp dẫn thu hút các nhà ĐTNN. Số dự án ĐTNN và tổng vốn đăng ký và KCN dần đƣợc mở rộng trong giai đoạn đầu (1991-1995) với 155 dự án với tổng vốn 1.550 triệu USD. Đặc biệt, trong giai đoạn 1996-2000, số dự án tại các KCN tăng mạnh, đạt con số 588 với tổng vốn đầu tƣ tăng thêm đạt 7.213 triệu USD, gấp 3,8 lần về số dự án và 4,65 lần tổng số vốn đầu tƣ đăng ký so với thời kỳ 1991-1996. Trong khi đó số dự án tăng thêm trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 là 1.377 dự án với tổng vốn đầu tƣ tăng thêm đạt 8.080 triệu USD, gấp 2,34 lần về số dự án và 12% về tổng vốn đầu tƣ so với kế hoạch 5 năm 1991-1996. Tốc độ tăng bình quân về số dự án và tổng vốn đầu tƣ lũy kế giai đoạn 1996-2000 tƣơng ứng là 37% và 46%, giai đoạn 2001- 2005 là 23% và 14%. Tính đến hết năm 2013, các KCN trên cả nƣớc đã thu hút đƣợc 5.075 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đầu tƣ đã đăng ký là 75.875 triệu USD, vốn đầu tƣ đã thực hiện đạt 41.526 triệu USD, bằng 55% vốn đầu tƣ đã đăng ký và 5.210 dự án đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đăng ký
hơn 464.500 tỷ đồng, tổng vốn đầu tƣ thực hiện đạt 250.000 tỷ đồng, bằng 53% tổng vốn đăng ký.
Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, các KCN với vai trò thu hút và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tƣ đã thực sự có đóng góp không nhỏ trong việc huy động nguồn lực tài chính cũng nhƣ công nghệ tiên tiến vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nƣớc.
Bảng 2.2: Các địa phƣơng dẫn đầu về thu hút ĐTNN vào các KCN
STT Địa phƣơng
Đầu tƣ nƣớc ngoài trong KCN
Cấp mới Tăng vốn Thu hồi
Số DA Vốn ĐK (tr. USD) Số DA Vốn ĐK (tr. USD) Số DA Vốn ĐK (tr. USD) Tổng vốn tăng thêm (tr. USD) 1 Thái Nguyên 15 3353 0 0 3353 2 Bắc Ninh 96 1329 35 187 7 72 1443 3 Đồng Nai 70 665 72 707 21 89 1283 4 Bình Định 2 1000 5 5 1 5 1000 5 Bình Dƣơng 69 624 63 162 10 10 777 Tổng cộng 252 6971 175 1061 39 176 7856
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KCN năm 2013 của Vụ Quản lý Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch & Đầu tư
- Tạo ra một hệt thống kết cấu hạ tầng mới, có giá trị lâu dài, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác sản xuất, tăng cường mối liên kết ngành trong phát triển kinh tế:
Các dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN đƣợc thực hiện với nhiều hình thức đầu tƣ đa dạng và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phƣơng. Các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc các hình thức đơn vị sự nghiệp có thu, doanh nghiệp có vốn ĐTNN, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tại các địa phƣơng, kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ khá đồng bộ và hoàn thiện, thực sự góp phần thay đổi diện mạo của địa phƣơng. Đặc biệt, hệ thống các KCN với hạ tầng trong và KCN đƣợc đầu tƣ đồng bộ và hiện đại đã góp phần hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tƣ vào KCN cũng nhƣ thúc đẩy mối liên kết kinh tế ngành và vùng. Điển hình là một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhƣ Đồng Nai, Bình Dƣơng, T.P Hồ Chí Minh. Quá trình xây dựng và phát triển các KCN đã hình thành một đội ngũ doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN, có kinh nghiệm, năng lực quản lý, điển hình nhƣ Công ty phát triển KCN Thăng Long, Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi), Công ty cổ phần KCN Tân Tạo.
Hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng gắn liền với hiệu quả sử dụng đất của các KCN ngày càng đƣợc nâng cao. Theo số liệu tổng hợp của Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, trong thời kỳ 2001-2005, các KCN đã cho thêm đƣợc khoảng 7.000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy các KCN đã vận hành tăng đều hàng năm từ 40% năm 1996 lên 50% năm 2000 và từ 55% năm 2001 lên năm 2005. Trong đó, một số KCN ở TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội có tỷ lệ lấp đầy lên tới 100%. Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển các KCN là rất rõ ràng, 1 ha đất nông nghiệp chỉ sử dụng khoảng 4-5 lao động, giá trị sản xuất trung bình tạo ra khoảng 10 triệu đồng, trong khi tại các KCN 1 ha đất thu hút bình quân từ 80- 100 ngƣời, giá trị sản xuất ra khoảng 30 tỷ đồng. Các KCN đã góp phần tích cực làm cho nền kinh tế năng động hơn, biến tiềm năng đất đai, nguồn lực chƣa đƣợc khai thác thành của cải vật chất cụ thể, làm giàu cho đất nƣớc.
Không ít vùng nông thôn nghèo, đất đai hoang hóa, ít có khả năng sinh lợi nhƣng sau đó khi xây dựng KCN, thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ kinh doanh, đã làm thay đổi diện mạo của vùng, đời sống KT-XH đƣợc nâng lên rõ rệt.
- Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng CNH - HĐH, góp phần tăng trưởng kinh tế chung của cả nước và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế:
Thực tế hơn 20 năm xây dựng và phát triển cho thấy, các KCN đã có những đóng góp ngày càng to lớn vào việc nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của cả nƣớc. Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN đều tăng dần qua các năm, đặc biệt trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 và năm 2001-2006, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN đều vƣợt so với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nƣớc. Đến nay, các KCN đã đóng góp trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nƣớc.
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong các KCN trên thị trƣờng thế giới đƣợc nâng cao đáng kể, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN tăng đầu qua các năm. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm và tăng gấp 3,4 lần so với tổng giá trị nhập khẩu trong kế hoạch 4 năm 1996-2000. Tính đến hết năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN trong cả nƣớc đạt trên 51,53 tỷ USD, đóng góp 39% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc; kim ngạch nhập khẩu đạt 48,866 tỷ USD, bằng 36% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nƣớc.
Các doanh nghiệp trong KCN bƣớc đầu có đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nƣớc. Trong thời kỳ 2001-2005, tổng giá trị nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong KCN tăng mạnh và đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng bình quân
khoảng 45%/năm và gấp 6 lần so với kế hoạch 5 năm 1996-2000. Đến hết năm 2013, các KCN đã đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc hơn 66.640 tỷ đồng.
KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Cùng với dòng vốn ĐTNN vào các dự án sản xuất kinh trong KCN, các nhà ĐTNN cũng đƣa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến, hiện đại. Trong đó phải kể đến những dự án công nghiệp kỹ thuật cao vào những lĩnh vực mà Việt Nam còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển nhƣ cơ khí chính xác, điện tử…, đều tập trung ở các KCN với tổng vốn đầu tƣ hơn 1 tỷ USD/dự án nhƣ Canon, Mabuchi Motor…Các dự án ĐTNN vào KCN không những góp phần nâng cao hàm lƣợng công nghệ trong sản xuất của các doanh nghiệp KCN mà còn cải thiện và nâng cao vị thế cũng nhƣ sức hấp dẫn đầu tƣ của Việt Nam trên trƣờng quốc tế thông qua quan hệ hợp tác đầu tƣ với nƣớc ngoài, góp phần đẩy mạnh hoạt động thông thƣơng quốc tế và khu vực.
- Góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí và thực hiện các chính sách xã hội:
Đóng góp của KCN vào giải quyết vấn đề lao động, việc làm thể hiện ở những khía cạnh:
Phát triển KCN mở ra một kênh mới có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc là cho lao động xã hội. Lực lƣợng lao động trong KCN gia tăng cùng với sự gia tăng số lƣợng các KCN đƣợc thành lập mới và mở rộng cũng nhƣ các dự án hoạt động trong KCN. Trong thời kỳ 2001-2005, các KCN đã thu hút thêm đƣợc 656.000 lao động trực tiếp, gấp 4 lần so với thời kỳ 1991-2000. Theo báo cáo tổng kết tình hình hoạt động KCN của Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, tính đến hết năm 2013, các KCN đã thu hút đƣợc hơn 2,1 triệu lao động, trong đó xét cơ cấu lao động theo giới thì lao động nữ là 1,17
triệu ngƣời (chiếm 64%), lao động nam là 0,6 triệu ngƣời (bằng 34%); xét theo quốc tịch thì lao động Việt Nam là 2,07 triệu ngƣời (chiếm 98%), lao động nƣớc ngoài là 32,7 nghìn ngƣời (chiếm tỷ lệ khoảng 2%).
KCN là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất trình độ khu vực và quốc tế. Do đó, KCN đóng góp rất lớn vào đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại. Đến nay, nhiều KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề (Trung tâm dạy nghề Việt Nam – Singapore, trƣờng Kỹ nghệ Thừa Thiên-Huế, trƣờng cao đẳng kỹ thuật – công nghệ Biên Hoà…).
Phát triển KCN đồng nghĩa với hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trƣờng lao động, nhất là lao động trình độ cao. Hiện nay, lao động làm công ăn lƣơng ở Việt Nam có khoảng 25,6% (khoảng 11 triệu lao động) thì 80% tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, KCN tập trung. Đây là một sự tác động rất lớn của KCN đến phát triển thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN trong xu thế hội nhập ở Việt Nam. Cạnh tranh quan hệ cung-cầu lao động diễn ra ở KCN cũng rất gay gắt, tạo động lực để lao động không ngừng phấn đấu, nâng cao tay nghề.
Mô hình tổ chức, quản lý nhân lực tại các KCN cơ bản đạt trình độ quốc tế và đa dạng, phụ thuộc vào nguồn xuất xứ của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, EU, Mỹ…Đây là môi trƣờng rất tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của Việt Nam để có thể thay thế dần lao động quản lý nƣớc ngoài.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động trong KCN
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KCN năm 2013 của Vụ Quản lý Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch & Đầu tư