Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển theo hướng bền vững khu công nghiệp ở việt nam (Trang 54 - 61)

1.1 .Khái luận về Khu công nghiệp

2.3 Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu

- Chất lượng quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn thấp:

Việc xây dựng quy hoạch phát triển KCN trong thời gian qua chủ yếu đƣợc xem xét, phê duyệt trên cơ sở đề nghị của địa phƣơng, chƣa thực sự gắn với quy hoạch KCN với quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của địa phƣơng và trên cả nƣớc. Các đề nghị Danh mục quy hoạch KCN của nhiều địa phƣơng chƣa thực sự dựa trên nhu cầu, khả năng phát triển thực tế và định hƣớng, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp của địa phƣơng mình, thậm chí có địa phƣơng đề nghị quá nhiều KCN mà không dựa trên những căn cứ định hƣớng cụ thể. Công tác khảo sát thực tế hoạt động của các KCN đã đƣợc thực hiện nhƣng chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.

Một số địa phƣơng có điều kiện và tiềm năng phát triển KCN nhƣng chƣa đƣa ƣu tiên quy hoạch nhƣ vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, ngƣợc lại xuất hiện tình trạng phát triển KCN quá nóng ở các địa phƣơng có nhiều tiềm năng nhƣ các vùng kinh tế trọng điểm, nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Việc ƣu tiên thành lập các KCN trong quy hoạch theo thứ tự chƣa đƣợc đề cập tới trong Danh mục quy hoạch các KCN, mới chỉ nêu đƣợc tên, địa điểm và diện tích. Ngoài ra, việc điều chỉnh quy hoạch, thành lập mới, mở rộng KCN của một số địa phƣơng đƣợc thực hiện khi chƣa hội tụ đầy đủ các điều kiện, chƣa tận dụng đƣợc tiềm năng phát triển của địa phƣơng mà nguyên nhân bắt nguồn từ tƣ duy quy hoạch còn mang tính cục bộ, địa phƣơng, chú trọng lợi ích của địa phƣơng mà chƣa tính toán đúng mức tới lợi ích của vùng, quốc gia.

Các KCN đƣợc xây dựng ở nhiều địa phƣơng có nội dung hoạt động, lĩnh vực ngành nghề thu hút đầu tƣ gần giống nhau, vì thế sản xuất những sản phẩm giống nhau dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt không cần thiết, có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, làm nản lòng các nhà đầu tƣ, ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ tại địa phƣơng nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngoài ra, nhiều KCN khi chuẩn bị đƣa vào hoạt động lại thiếu cán bộ quản lý có năng lực, thiếu đội ngũ lao động lành nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong KCN, thiếu sự chuẩn bị về nội dung mời gọi các nhà đầu tƣ.

Tình trạng phát triển các KCN quá “nóng” cũng đang làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng quy hoạch. Với sự “ồ ạt” thành lập các KCN trong hơn 20 năm qua, đến hết năm 2013, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc đều có KCN. Nếu nhƣ giai đoạn đầu thí điểm phát triển KCN, khu chế xuất (1991 - 1995) chỉ có 12 KCN, khu chế xuất đƣợc thành lập với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha, thì giai đoạn 2006 - 2010 đƣợc coi là giai đoạn “bùng nổ” các KCN khi có tới 136 KCN đƣợc thành lập với tổng diện tích tăng thêm 46.408 ha,

gấp gần 12 lần về số lƣợng và 19,6 lần diện tích so với giai đoạn trƣớc. Ngoài ra, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, đến hết năm 2013, tỷ lệ lấp đầy của các KCN chỉ vào khoảng 60%. Theo một khảo sát của Phòng công nghiệp Việt Nam (VCCI) về tình hình phát triển KCN tại vùng đồng bằng sông Cửu Long thì tỷ lệ lấp đầy của 20 KCN của vùng này chỉ đạt 22% (tổng diện tích 3.645 ha trong khi diện tích cho thuê đƣợc 810 ha). Vì vậy, không ít KCN khi đi vào hoạt động đã không thể thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ, gây lãng phí tài nguyên đất đai.

- Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn:

Thực tế xây dựng và phát triển KCN thời gian qua cho thấy, còn có nhiều KCN triển khai chậm, thu hút đầu tƣ thấp vì nhiều lý do chủ quan và khách quan. Công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng triển khai chậm và gặp nhiều khó khăn, suất đầu tƣ quá cao, chồng chéo về quy hoạch hoặc cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN chƣa phát triển (KCN Đài Từ, KCN Nam Thăng Long, KCN Sài Đồng A, (Hà Nội), KCN Đình Vũ, KCX Hải Phòng 96 (Hải Phòng), KCN Kim Hoa (Vĩnh Phúc), KCN Cát Lái IV (T.p Hồ Chí Minh), diện tích các KCN này chỉ chiếm 4% so với tổng diện tích các KCN trên cả nƣớc.

Tại một số địa phƣơng nhƣ Long An, Tây Ninh…, trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để xây dựng KCN, do sự chậm trễ trong việc phổ biến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tới ngƣời dân nên dẫn đến những khiếu kiện, tranh chấp về đất đai ảnh hƣởng đến tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng và tiến độ chung của dự án hoặc do sự chồng chéo trong xây dựng quy hoạch (quy hoạch điện, giao thông…) dẫn đến sự lúng túng giữa các cơ quan trong việc triển khai thực hiện quy hoạch KCN.

Công tác tái định cƣ và việc chăm lo đến đời sống ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất tại khu vực quy hoạch phát triển KCN còn hạn chế do có nhiều

khó khăn khách quan và chủ quan. Ngƣời dân thƣờng gặp phải tình trạng thiếu đất sản xuất, cuộc sống không ổn định…Các khu tái định cƣ chậm đƣợc đầu tƣ xây dựng, thiếu đất để xây dựng hoặc đang đƣợc xây dựng dở dang, nhiều khu tái định cƣ đƣợc xây dựng nhƣng do đầu tƣ không đồng bộ các công trình phúc lợ xã hội thiết yếu nên khi tiến hành giải phóng mặt bằng để triển khi dự án KCN, các hộ dân thuộc diện giải toả không chịu di dời đã làm chậm tiến độ thực hiện dự án, thậm chí chủ đầu tƣ phải xin điều chỉnh thời gian thực hiện dự án.

Việc quy hoạch phát triển các KCN thƣờng chƣa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cƣ, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…dẫn tới ảnh hƣởng đến tính bền vững trong phát triển; chƣa chú trọng gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống ngƣời lao động làm việc trong KCN.

- Chất lượng lao động và đời sống của người lao động trong các KCN còn nhiều bất cập:

Những năm qua, bên cạnh những tác động tích cực của KCN trên các mặt kinh tế, xã hội, góp phần tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phƣơng và lao động ngoại tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm về lao động tại các KCN hiện nay là chất lƣợng lao động, chỗ ở cho công nhân trong các KCN, tiền lƣơng, tổ chức công đoàn chƣa đƣợc giải quyết triệt để.

Hàng năm, các KCN trên cả nƣớc thu hút đƣợc khoảng trên 7 vạn lao động mà chủ yếu là lao động có trình độ thấp. Lao động có trình độ đại học và trên đại học còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động trong các KCN (khoảng 4-5%), kỹ thuật viên chiếm 5%, công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm hơn 30% và còn lại hơn 60% là lao động giản đơn. Trong khi đó, đang có mâu thuẫn trong nguồn lao động của các doanh nghiệp KCN: thiếu lao

động kỹ thuật, có tay nghề trong khi lại dƣ thừa lao động phổ thông, không có tay nghề. Để giải quyết tình trạng này, các chủ doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động ngoại tỉnh, phải tổ chức đào tạo ngƣời lao động để đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa là yếu tố phát sinh những vấn đề phức tạp từ việc di cƣ lao động từ địa phƣơng này sang địa phƣơng khác làm việc trong KCN. Thêm vào đó, công tác đào tạo nghề chƣa gắn kết với nhu cầu tuyển dụng giữa đào tạo của nhà trƣờng với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp vẫn còn khoảng cách lớn.

Theo con số thống kê, lao động địa phƣơng làm việc tại KCN chiếm hơn 60%, còn lại là lao động ngoại tỉnh. Trong khi đó hầu hết các KCN đều chƣa chú trọng tới việc xây dựng nhà cho công nhân. Lao động ngoại tỉnh thƣờng thuê nhà ở khu vực xung quanh KCN để cƣ trú với điều kiện sống tạm bợ, hết sức khó khăn. Do quy mô đầu tƣ vốn lớn, thu hồi vốn chậm, hiệu quả đầu tƣ thấp, nên có rất ít doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân. Các địa phƣơng phát triển nhanh về KCN cũng chƣa giải quyết đƣợc vấn đề nhà ở cho công nhân, chẳng hạn nhƣ Bình Dƣơng mới đảm bảo cho hơn 16% số lao động (khoảng 16.000 lao động), Đồng Nai-6,5% lao động (gần 13.000 lao động), T.P Hồ Chí Minh chỉ bảo đảm cho khoảng 4% lao động.

Trên thực tế, trong các doanh nghiệp KCN, nhất là doanh nghiệp có vốn ĐTNN, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động còn thiếu nghiêm túc và mang tính hình thức nhƣ:

- Không tuân thủ quy định về ký kế hợp đồng lao động, nhiều doanh nghiệp KCN vi phạm thời gian ký kết hợp đồng lao động, vi phạm về thẩm quyền và nội dung ký kết hợp đồng. Một số doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động đạt tỷ lệ thấp hoạch cố tình kéo dài thời gian thử việc để chậm ký kết hợp đồng lao động. Một số doanh nghiệp xử lý kỷ luật, sa thải công nhân một

cách tuỳ tiện, không lập biên bản và có ý kiến của công đoàn. Đa số doanh nghiệp chƣa ký kết thoả ƣớc lao động tập thể. Một số doanh nghiệp chƣa thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động.

- Chính sách tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chậm thay đổi, không phù hợp với biến động ủa giá cả thị trƣờng và tỷ giá hối đoái.

- Do các vấn đề tiền lƣơng, đời sống ngƣời lao dộng chƣa đƣợc giải quyết thoả đáng, nên xảy ra tình trạng tranh chấp lao động. Đặc biệt, trong những tháng cuối năm 2005 và đầu 2006, tình trạng đình công xảy ra liên tiếp với số lƣợng công nhân và quy mô lớn, chủ yếu ở 3 tình, thành phố Đông Nam Bộ là Đồng Nai, Bình Dƣơng và T.P Hồ Chí Minh. Các cuộc đình công chủ yếu diễn ra tự phát, vi phạm pháp luật và tại các doanh nghiệp có vốn ĐTNN (Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông…) hoạt động trong lĩnh vực dệt may, da giầy.

- Vấn đề bảo vệ môi trường trong KCN còn nhiều yếu kém:

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, trong số 289 KCN đã đƣợc thành lập có 145 KCN đã có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung hoàn chỉnh và đi vào vận hành, chiếm hơn 50% tổng số KCN đã đƣợc thành lập, và hơn 76% tổng số KCN đang hoạt động. So với những năm đầu và cuối kế hoạch 5 năm 2006-2010, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung đi vào vận hành đã tăng lên đáng kể, gấp 4,2 lần năm 2006, gấp 1,5 lần năm 2010. Tổng công suất xử lý nƣớc thải của các nhà máy hiện có là 544.820 m3/ngày đêm, công suất trung bình mỗi nhà máy đạt 3.826 m3/ngày đêm, công suất xử lý nƣớc thải nhỏ nhất là 600 m3/ngày đêm (KCN Cát Lái - Tp. Hồ Chí Minh), công suất lớn nhất là 10.000 m3/ngày đêm (KCX Tân

Thuận - Tp. Hồ Chí Minh, KCN Nomura - TP. Hải Phòng, KCN Dệt may Phố Nối - tỉnh Hƣng Yên, KCN Minh Hƣng III - tỉnh Bình Phƣớc).

Ô nhiễm môi trừng về nƣớc thải công nghiệp trong các KCN ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ở các KCN đã có công trình xử lý nƣớc thải tập trung, nƣớc thải công nghiệp đƣợc xử lý cục bộ tại nhà máy, sau đó qua xử lý tập trung đều đạt yêu cầu về mức độ đảm bảo môi trƣờng trƣớc thải ra ngoài. Tuy nhiên, tại nhiều KCN, nƣớc thải sau khi đƣợc xử lý cục bộ đều thải trực tiếp ra sông, biển gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng đất và ảnh hƣởng tới dân cƣ xung quanh KCN, điển hình là những vụ Công ty Vedan Việt Nam (KCN Mỹ Xuân) xả thải trái phép pháp luật tại sông Thị Vải (Đồng Nai).

Ngoài ra, loại hình ô nhiễm khó kiểm soát nhất là ô nhiễm không khí, bụi và tiếng ồn. Hệ thống lọc khí, bụi và hạn chế tiếng ồn từ các nhà máy trong các KCN, đặc biệt là các cơ sở trong nƣớc rất sơ sài và mang tính hình thức, khí thải do các cơ sở sản xuất thải ra chứa nhiều chất độc hại đều xả trực tiếp và môi tƣờng đã gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của ngƣời dân quanh vùng. Kết quả quan trắc nồng độ chất SO2, CO, NO2 trong KCN và các đô thị lân cận nhìn chung chƣa vƣợt chuẩn cho phép. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông chính đều đã vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 2-6 lần, nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến khoáng sản…trong KCN, nồng độ bụi và khí độc hại trong không khí vƣợt quá trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần.

Chƣơng 3

MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển theo hướng bền vững khu công nghiệp ở việt nam (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)