1.1 .Khái luận về Khu công nghiệp
2.1. Quá trình hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam
Các KCN, KCX tại Việt Nam đƣợc hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc Đổi mới kể từ Đại hội VI của Đảng và đƣợc chia làm 3 giai đoạn chính:
2.1.1 Giai đoạn hình thành xây dựng các khu công nghiệp (1991-1995)
Đây là giai đoạn thí điểm xây dựng mô hình KCN, KCX trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu quá trình đổi mới nền kinh tế đất nƣớc và thực hiện CNH, HĐH đất nƣớc.
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc còn gặp nhiều khó khăn do hậu quả của việc quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp để lại, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự sụp đổ của các nƣớc XHCN Đông Âu và Liên Xô cùng với chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ, việc thu hút đầu từ nƣớc ngoài và hoạt động xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Trƣớc tình hình đó, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa những giải pháp mang tính đột phá để có thể đẩy mạnh thu hút vốn, công nghệ từ nƣớc ngoài nhằm thực hiện CNH, HĐH đất nƣớc qua việc ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 và đề ra chủ trƣơng thành lập KCN làm thí điểm cho một mô hình mới với mục tiêu đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
Việc thí điểm thực hiện xây dựng KCX Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh năm 1991 đã cho thấy hiệu quả của hình thức tập trung theo chiều dọc trong xây dựng các nhà máy ở KCN, đặc biệt là trong việc khai thác tối đa nguồn nhiên liệu tại chỗ và giảm giá thành sản phẩm nhờ cơ sở hạ tầng đã đƣợc
chuẩn bị sẵn cùng với nhiều ƣu đãi đặc biệt. Từ thành công của KCX Tân Thuận, mô hình KCN, KCX đã đƣợc nhân rộng tại TP.Hồ Chí Minh và một số địa phƣơng khác. Đây là giai đoạn thí điểm phát triển mô hình KCN nên số lƣợng các KCN đƣợc thành lập còn hạn chế. Cả nƣớc mới thành lập đƣợc 12 KCN với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha. Do hệ thống văn bản pháp luật về KCN còn thiếu, thời gian này cơ sở pháp lý duy nhất để xây dựng các KCN là Nghị định số 322-HĐBT ngày 18/10/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng về ban hành Quy chế và Nghị định số 192/CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ về ban hành quy chế KCN.
2.1.2 Giai đoạn hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy các khu công nghiệp phát triển (1996-2005)
Là giai đoạn phát triển các KCN theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa VII năm 1994: “Quy hoạch các vùng, trƣớc hết là các địa bàn trọng điểm, đặc biệt là KCN tập trung”.
Trong thời gian này, việc Việt Nam gia nhập ASEAN và bình thƣờng hoá quan hệ với Mỹ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng ta đẩy mạnh mở cửa, hội nhập với nƣớc ngoài, đặc biệt là trong thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển kinh tế nói chung và phát triển các KCN nói riêng. Thời gian này, Chính phủ đã tăng cƣờng ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN bắt đầu đƣợc hoàn thiện, đã tạo thành hành lang pháp lý để đẩy mạnh quá trình phát triển các KCN. Trên cơ sở thực tiễn phát triển công nghiệp và dự báo nhu cầu phát triển công nghiệp của cả nƣớc, ngày 06/8/1996, Chính phủ đã ra Quyết định số 519/TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KCN và kết cấu hạ tầng 1996-2010. Theo đó, danh mục 33 KCN đầu tiên của cả nƣớc theo quy hoạch đã đƣợc công bố. Ngày 24/4/1997, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/NĐ-CP về Quy chế các
KCN thay thế hai văn bản cũ là Nghị định 332 và Nghị định 162. Ngày 30/8/1997, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 713/TTg, theo đó bổ sung vào Danh mục cũ theo Quyết định 519/TTg thành lập thêm 23 KCN. Ngoài ra, theo đề nghị của Ủy ban nhân danh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã chấp thuận về mặt chủ trƣơng hình thành đối với một số KCN.
Giai đoạn này, theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, các KCN đƣợc hình thành với tốc độ nhanh - 119 KCN với tổng diện tích tự nhiên là 24.625 ha. Việc thành lập cac KCN đƣợc đẩy nhanh, cụ thể: trong 5 năm 1996-2000 thành lập 53 KCN với tổng diện tích tự nhiên 9.706,12ha, tăng 4,4 lần về số lƣợng và 4,1 lần về diện tích với kế hoạch 5 năm 1991-1995. Trong 5 năm 2001-2005 thành lập thêm 66 KCN, với tổng diện tích 13.140,4 ha, tăng 24,5% về số lƣợng và 35,4% về diện tích so với kế hoạch 5 năm 1996-2000.
2.1.3 Giai đoạn khu công nghiệp phát triển trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu vực (từ năm 2006 đến nay) sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu vực (từ năm 2006 đến nay)
Là giai đoạn phát triển KCN trong điều kiện hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hoá có sức lan tỏa mạnh trên thế giới. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006 là một dấu mốc quan trọng khẳng định nền kinh tế nƣớc ta chính thức hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sau khi là thành viên WTO, do những yêu cầu về thực thi cam kết mở cửa thị trƣờng, dỡ bỏ hàng rào thuế quan nên Nhà nƣớc đã dần điều chỉnh chính sách phát triển KCN . Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đâu tƣ và quy định về KCN đã có nhiều thay đổi. Ngày 01/7/2006, Luật Đầu tƣ mới chính thức có hiệu lực thay thế cho Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 với sự thay đổi về phân cấp trong cấp phép và quản lý hoạt động đầu tƣ cho các địa phƣơng. Sự thay đổi này đã mang lại những điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tƣ vào
các KCN. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 hƣớng dẫn thi hành Luật Đầu tƣ và Nghị định số 29/2008/NĐ- CP ngày 14/3/2008 quy định về KCN.
Thời gian này số lƣợng KCN đƣợc thành lập mới tăng mạnh. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, tính đến hết năm 2013 cả nƣớc có 289 KCN phân bố ở 61 tỉnh, thành phố trên tất cả các vùng miền của đất nƣớc, với tổng diện tích đất tự nhiên là 80.809 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 53.981 ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên.