1.1 .Khái luận về Khu công nghiệp
3.2 Một số giải pháp cụ thể
3.2.2 Nâng cao chất lượng quy hoạch KCN
Xây dựng, triển khai quy hoạch KCN gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cƣ, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành.
Quy hoạch tổng thể KCN cần tính toán tiềm năng, lợi thế quốc gia, vừa đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của từng địa phƣơng, từng ngành để tạo ra một sự liên kết chặt chẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, bảo đảm, phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của KCN trên cấp độ địa phƣơng và quốc gia.
Phát triển về số lƣợng và quy mô KCN cần phải phù hợp và hài hòa với điều kiện phát triển thực tế của địa phƣơng, đảm bảo hiệu quả sử dụng
đất KCN, kiên quyết không phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định.
Tập trung nâng dần tỷ lệ lấp đầy các KCN và các địa phƣơng cần thực hiện nghiêm túc quy định tại Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế. Theo đó, khi thực hiện mở rộng diện tích KCN, thì tổng diện tích đất công nghiệp của KCN này đã cho các dự án đăng ký đầu tƣ, cấp giấy chứng nhận đầu tƣ thuê đất, thuê lại đất đạt ít nhất là 60%. Hơn nữa, cần rà soát tổng thể các quy hoạch KCN trong thời gian qua với mục tiêu hạn chế tối đa việc thành lập mới các KCN để tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tƣ, tháo gỡ khó khăn cho các công ty phát triển hạ tầng cũng nhƣ doanh nghiệp trong KCN.