Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 84 - 87)

3.2.2 .Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc

3.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý chi ngân sách tại trƣờng

3.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.3.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cấp tại trƣờng ĐHGD còn bộc lộ những hạn chế, cần phải khắcphục.

Một là, việc phân bổ kinh phí từ NSNN đang đƣợc thực hiện một cách bình quân, không gắn với kết quả đào tạo, số lƣợng, chất lƣợng học sinh đào tạo, tính năng động, hiệu quả trong tổ chức hoạt động của các cơ sở đào tạo nên không tạo động lực cạnh tranh nâng cao chất lƣợng đào tạo giữa các trƣờng đại học công lập. Nguồn tài chính của Trƣờng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn Ngân sách cấp hàng năm. Nguồn kinh phí do Trƣờng tự huy động còn hạn chế.

Hai là, một số định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên NSNN chƣa đƣợc cụ thể hoá, còn mang tính định tính. Hiện nay, việc phân bổ NSNN cho Trƣờng ĐHGD chủ yếu dựa trên phân bổ theo đầu sinh viên, cấp bù học phí căn cứ vào số sinh viên có mặt. Vì vậy, nếu trƣờng có chỉ tiêu đào tạo cao thì đƣợc phân bổ kinh phí nhiều, và ngƣợc lại nếu trƣờng có chỉ tiêu đào tạo ít thì đƣợc phân bổ kinh phí ít, ngoài khoản lƣơng, học bổng và các khoản chi hành chính khác cũng phân chia theo tỷ lệ trên. Trƣờng đƣợc nhận kinh phí

đào tạo sinh viên vào năm cuối, mà năm cuối chi cho thực tập và kiến tập cần nhiều kinh phí hơn so với năm 1, năm 2, năm 3 nên việc sử dụng kinh phí gặp khó khăn.

Ba là, NSNN cấp cho mua sắm sữa chữa cũng theo nguyên tắc bình quân, tính theo quân số sinh viên, học sinh. Năm 2016 số sinh viên tuyển sinh là 282 sinh viên, số học viên cao học là 375 học viên, số học viên nghiên cứu sinh là 25 học viên, trƣờng đƣợc cấp 1 triệu/sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh về cơ sở vật chất, đặc biệt là trƣờng đã thành lập lâu nên một số trang thiết bị đã cũ và lạc hậu không sử dụng đƣợc nữa nên nhu cầu mua sắm trang thiết bị mới phục vụ công tác chuyên môn, duy tu, bảo dƣỡng các công trình, tăng cƣờng cơ sở hạ tầng cần nhiều. Do đó, lƣợng kinh phí cấp theo kiểu bình quân nhƣ vậy rất khó trong khâu triển khai mua sắm. Bởi vì, giá trị thiết bị phục vụ đào tạo chi phí cao, chỉ cần một phòng học tin học, ngoại ngữ cũng phải tập trung kinh phí của nhiều năm mới mua đƣợc.

Bốn là, nguồn NSNN cấp cho chi nghiệp vụ chuyên môn còn ít, không nâng cao hiệu quả chuyên môn và sáng tạo trong công tác dạy và học.

Năm là, kinh phí dành cho hoạt động quản lý hành chính còn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu chi của đơn vị, việc sử dụng chi phí chƣa thực sự tiết kiệm, hiệu quả.

Sáu là, trong thực tế nhu cầu sử dụng kinh phí theo định mức tăng lên hàng năm, nhƣng tổng kinh phí hàng năm tăng không đáng kể, do vậy trong việc cân đối sử dụng kinh phí gặp nhiều khó khăn.

Đối với Trƣờng ĐHGD, lƣợng sinh viên cũng theo chiều hƣớng tăng lên nhƣng tổng kinh phí cấp tăng không đáng kể, các khoản chi cần thiết khác ngày càng giảm nhƣ công tác phí làm ảnh hƣởng đến thực tế của giáo viên, học viên, kinh phí điện nƣớc giảm trong khi nhu cầu sử dụng, tiêu chuẩn định mức sử dụng tăng trong thực tế điều kiện sinh hoạt của giáo viên, học viên

càng khó khăn do một số nguyên nhân chủ yếu sau;

3.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

Một là, công tác lập kế hoạch và bảo vệ kế hoạch tài chính còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, trƣờng ĐHGD vẫn chƣa xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm để bảo vệ kế hoạch NSNN cấp cho trƣờng trƣớc ĐHQGHN. Sự phối kết hợp giữa kế hoạch và thực hiện kế hoạch chƣa tốt. Ngƣời thực hiện kế hoạch thì chƣa hiểu rõ về công tác tài chính còn ngƣời lập kế hoạch tài chính thì lại chƣa thấu đáo về công việc trong kế hoạch cần phải thực hiện dẫn đến khó khăn trong việc thuyết phục cơ quan lãnh đạo cấp trên cho những kế hoạch của trƣờng.

Hai là ,năng lực đội ngũ cán bộ kế toán tài chính của trƣờng còn hạn chế; công tác kế hoạch tài chính còn chƣa đƣợc chuẩn hóa để đáp ứng yêu cầu của đổi mới quản lý tài chính; hệ thống văn bản quản lý chƣa hoàn thiện, việc cập nhật các văn bản, chế độ chƣa thƣờng xuyên nên còn xảy ra tình trạng vi phạm chế độ quản lý tài chính, còn có sai sót trong việc chấp hành chế độ hoá đơn, chứng từ và trong hạch toán, quyết toán các khoản chi của NSNN.

Ba là, việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu NSNN chƣa đúng quy định là nguyên nhân gây ra lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi.

Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong chi thƣờng xuyên NSNN tại trƣờng chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Việc kết luận, xử lý sai phạm còn chƣa nghiêm minh, nhiều trƣờng hợp còn nể nang, ngại va chạm, chƣa xử ký kiên quyết đối với các đơn vị có sai phạm để làm gƣơng cho đơn vị khác. Đây là một nguyên nhân có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên.

Chƣơng 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)