Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán và phân bổ chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 90 - 94)

3.2.2 .Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán và phân bổ chi ngân sách

nhà nước hàng năm

Để hoàn thiện công tác lập dự toán và phân bổ chi NSNN hàng năm, trƣờng ĐHGD cần xây dựng và hoàn thiện các căn cứ lập dự toán và phân bổ chi NSNN nhƣ sau:

Thứ nhất, hoàn thiện và đổi mới quy trình lập dự toán chi NSNN

Dự toán chi ngân sách của trƣờng ĐHGD cần đƣợc xây dựng cần đảm bảo các tiêu chí và định mức phân bổ NSNN do các cấp có thẩm quyền quyết định; các quy định pháp luật về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách hiện hành và yêu cầu kinh phí thực hiện các chƣơng trình, dự án, nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xây dựng dự toán.

Trƣờng ĐHGD cần nghiên cứu , triển khai lập dự toán chi ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn (từ 3 đến 5 năm), đảm bảo phù hợp với thời

kỳ ổn định ngân sách và nhiệm vụ phát triển của trƣờng trong thời gian tới. Thực hiện giải pháp này sẽ khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc từng năm, đảm bảo gắn kết việc xây dựng kế hoạch phát triển của trƣờng với xây dựng kế hoạch tài chính, gắn kết giữa kế hoạch chi tiêu của ngân sách hàng năm với kế hoạch ngân sách trung hạn và dài hạn. Phƣơng thức này cũng sẽ tăng cƣờng tính chủ động của trƣờng trong bố trí, sử dụng nguồn lực. Các mục tiêu ƣu tiên và các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm sẽ đƣợc đảm bảo về nguồn tài chính. Việc phân bổ, quản lý, điều hành dự toán chi ngân sách sẽ rõ ràng, minh bạch hơn, góp phần nâng cao tính khả thi của dự toán và hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nƣớc.

Thứ hai, lập dự toán ngân sách của trƣờng phải căn cứ vào kế hoạch đào tạo và định hƣớng phát triển của trƣờng. Đây là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách. Dự toán ngân sách đúng đắn là cơ hội để thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực và tính cân đối của tài chính để thực hiện các chỉ tiêu đã đặt ra trong kỳ hoạch.

Thứ ba, dự toán chi ngân sách phải đƣợc xác định đầy đủ các nhu cầu chi đảm bảo nguyên tắc mọi khoản chi đều phải có dự toán và phải đƣợc tính toán theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định và phải sắp xếp thứ tự ƣu tiên đầu tƣ đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu phát triển sự nghiệp Giáo dục Đào tạo, ƣu tiên những nhiệm vụ chi thƣờng xuyên nhƣ; Hỗ trợ chí phí học tập đối với sinh viên là dân tộc thiểu số theo QĐ số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ hay Nghị định 116/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trƣờng phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Với đặc thù của trƣờng ĐHGD có trƣờng THPT thực hành với mã ngân sách riêng và nguồn tuyển sinh học sinh vào học trên phạm vi cả nƣớc thì trƣờng ĐHGD cần phải có căn cứ rõ ràng số lƣợng học sinh, sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu số, có hộ khẩu tại các xã,

thôn đặc biệt khó khăn đang học tập tại trƣờng, từ đó trƣờng cần lập dự toán NSNN bao gồm cả những khoản mục này (mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lƣơng cơ sở; số tháng đƣợc hƣởng: 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm đƣợc hƣởng: theo thời gian đào tạo chính thức) vào kế hoạch dự toán NSNN hàng năm của trƣờng, để các em học sinh, sinh viên thuộc diện đối tƣợng này đƣợc đảm bảo quyền lợi và chính sách đƣợc hƣởng theo quy định của Nhà nƣớc.

Thứ tư, trong quá trình xây dựng dự toán chi NSNN, trƣờng phải cơ cấu lại nhiệm vụ chi NSNS cho phù hợp, trên cơ sở thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 điều chỉnh Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ năm, trong dự toán ngân sách hàng năm, trƣờng cần phải xác định tiêu chí phân bổ rõ ràng, chi NSNN cho thanh toán cá nhân chính là chi cho đội ngũ cán bộ, giảng viên biên chế của trƣờng với hệ số lƣơng, bậc lƣơng, tiền chi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phụ cấp, tiền công khác,...; chi NSNN cho nghiệp vụ chuyên môn là các hạng mục chi cho việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng để thời gian tới trƣờng đáp ứng trở thành trƣờng đại học nghiên cứu và đạt các tiêu chuẩn kiểm định của hiệp hội các trƣờng đại học Đông Nam Á; chi NSNN cho mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đáp ứng các yêu cầu về điều kiện chất lƣợng đạt chuẩn về cơ sở vật chất đối với trƣờng đại học nghiên cứu,…; chi cho nghiên cứu khoa học; hay nguồn kinh phí cấp bù miễn giảm học phí sƣ phạm, học bổng, học sinh sinh viên, tiền thƣởng năm học theo quy định... đƣợc cân đối và đảm bảo hiệu quả các nhiệm vụ chi của trƣờng hàng năm. Việc định mức rõ ràng các khoản

mục chi trong dự toán NSNN hàng năm, sẽ giúp trƣờng có những khoản cấp NSNN chính xác, đồng thời có thể phân bổ hợp lý NSNN đƣợc cấp và phù hợp với điều kiện thực tế của trƣờng.

Thứ sáu, quản lý chặt chẽ và tuyệt đối tuân thủ quy trình phân bổ, giao và chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN

Để đảm bảo giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc trƣờng theo đúng thời gian quy định, Trƣờng ĐHGD cần đổi mới việc tính toán và lên phƣơng án phân bổ ngân sách theo hƣớng bám sát vào từng nhiệm vụ chi ngân sách đƣợc giao. Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, việc tính toán, xây dựng phƣơng án phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách cần phải tính toán chặt chẽ, căn cứ vào định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên, tổng định mức biên chế và nhiệm vụ đƣợc giao. Trong các năm tiếp theo, trƣờng chỉ cần rà soát các yếu tố làm tăng, giảm dự toán nhƣ những thay đổi về chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc, do trƣợt giá hoặc bổ sung thêm nhiệm vụ. Từ đó, thực hiện điều chỉnh phƣơng án phân bổ và tổng số dự toán giao cho các đơn vị trực thuộc sử dụng ngân sách nhà nƣớc chính xác, kịp thời.

Thứ bảy, quản lý chi ngân sách phải đi đôi với việc phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận quản lý nhằm nâng cao hiệu lực của công tác quản lý. Tăng quyền chủ động cho các chủ thể tài chính trong việc quyết định các khoản chi tiêu thƣờng xuyên và chế độ trách nhiệm của chủ tài khoản.

Trƣờng Đại học Giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí tự chủ ngay từ đầu năm ngân sách với mục tiêu sử dụng tiết kiệm nguồn kinh phí tự chủ (trong đó Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc xem là tiêu chuẩn hữu hiệu để kiểm soát các khoản chi) đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả công việc ở mức cao nhất có thể và toàn bộ kinh phí tiết kiệm sẽ đƣợc sử dụng để tăng thu nhập cho cán bộ

công chức. Theo quan điểm này, công tác cấp phát phải luôn gắn với nhiệm vụ đƣợc giao, khối lƣợng công việc đã hoàn thành, khắc phục đƣợc tình trạng tăng biên chế quản lý hành chính. Đảm bảo đƣợc tính ổn định trong thu - chi trong thời gian dài, tạo quyền chủ động trong quản lý và điều hành chi tiêu. Đánh giá hiện trạng về định mức chi quản lý hành chính nhƣ: văn phòng phẩm, điện, nƣớc, điện thoại, công tác phí,… để kịp thời điều chỉnh định mức phân bổ NSNN cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)