Kiến nghị với Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 97 - 104)

3.2.2 .Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc

4.3. Một số kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị với Đại học Quốc gia Hà Nội

Cần định hƣớng, đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN,hoàn thiện thể chế về phƣơng th ức sử dụng NSNN, áp dụng phƣơng thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị dựa trên tiêu chí, tiêu chuẩn chất lƣợng của từng loại hình dịch vụ do đơn vị thực hiện.

ĐHQGHN cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tế của Trƣờng Đại học Giáo dục, với thực tế hiện nay trƣờng lớn mạnh về quy mô và nguồn nhân lực nhƣng ngân sách ĐHQGHN cấp hàng năm tăng không đáng kể, ngân sách cấp bù học phí cho học sinh viên không đủ chi trả cho kiến tập thực tập, chi phí XDCB ít không đủ đầu tƣ xây dựng phòng học và thiết bị thông minh, hạn chế chất lƣợng dạy

và học.

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá lại thực trạng triển khai công tác quản lý NSNN của đơn vị.

Bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức cho cán bộ làm công tác quản lý và đội ngũ chuyên viên,thƣờng xuyên mở lớp tập huấn thông tƣ, nghị định mới để nâng cao năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó cần tăng cƣờng đầu tƣ tài chính cho việc xây dựng cơ sở vật chất trƣờng lớp, giảng đƣờng để cải thiện chất lƣợng dạy và học.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho các trƣờng đại học công lập là lĩnh vực nghiên cứu rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay khi mà Nhà nƣớc đang tích cực triển khai thực hiện cải cách hành chính công theo lộ trình của Chính phủ và gần đây nhất là việc áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP ban hành ngày 25/04/2006 và đƣợc thay thế bằng Nghị định 16/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài “Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội” đã cố gắng bám sát những thay đổi trong cơ chế quản lý của Chính phủ nói chung và của Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng nhằm đề ra những giải pháp có tính thực tiễn cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc ở Trƣờng Đại học Giáo dục.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp cho việc làm rõ hơn cơ sở lý luận về chi NSNN cho một trƣờng đại học công lập. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã cố gắng đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại Trƣờng ĐHGD để làm cơ sở đề xuất các giải pháp. Cụ thể, kết quả nghiên cứu của đề tài:

- Đã phân tích và làm sáng rõ các vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN và các nội dung quản lý chi NSNN tại các cơ sở đào tạo ĐHCL.

- Đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại Trƣờng ĐHGD. Chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế cũng nhƣ tìm hiểu rõ nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN tại Trƣờng ĐHGD với mong muốn từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý chi NSNN tại đơn vị.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, xem xét nguyên nhân, mục tiêu và định hƣớng phát triển của Trƣờng ĐHGD trong những năm tới, luận văn đã

đề xuất các giải pháp cần thiết để tăng cƣờng quản lý chi NSNN tại Trƣờng ĐHGD trong thời gian tới.

- Đƣa ra một số kiến nghị đối với nhà nƣớc và ĐHQGHN về những bất cập nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở đào tạo công lập nói chung và cho Trƣờng ĐHGD nói riêng trong công tác quản lý NSNN.

Thông qua những giải pháp, đề tài còn gợi mở những vấn đề đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung nhƣ: vấn đề nâng cao hiệu quả áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục - đào tạo công lập; vấn đề thúc đẩy xã hội hóa trong các trƣờng đại học công lập hiện nay,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ (2009), Thông tư liên tịch 07/2009/TTLT- BGDĐT-BNV tháng 4 năm 2009 hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập GDĐT. Hà Nội.

2 Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.

3 Bộ Tài chính (2010), Đề án đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công. Hà Nội.

4 Chính Phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2006 quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.

5 Chính phủ (2010), Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Hà Nội.

6 Chính phủ (2014), Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017. Hà Nội.

7 Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.

8 Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyết định số 3479/QĐ-ĐHQGHN ngày 30 tháng 11 năm 2010 về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.

9 Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyết định số 426/QĐ-TCCB ngày 28 tháng 1 năm 2010 về việc ban hành quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các trường đại học thành viên ĐHQGHN. Hà Nội.

10 Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bƣu (2005), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế. Nxb Lao động - Xã hội. Hà Nội.

11 Estelle James, Elizabeth M. King and Ace Suryadi (1999), Tài chính, quản lý chi phí giữa các trƣờng công lập và tƣ thục ở Inđônêxia.

12 Kho bạc Nhà nƣớc (2003), Công văn số 1187/KB-KHTH về hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, ngày 10/09/2003. Nxb Tài chính. Hà Nội.

13 Lê Toàn Thắng (2013), Phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.

14 Lê Văn Tề, Nguyễn Văn Hà (2005), Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ. Nxb Thống kê. Hà Nội.

15 Mabel Waker (1930), Municipal Expenditures” - Nguyên lý chi tiêu. 16 Martin, Lawrence và Kettner (1996), Measuring the Performance of

Human Service Programs.

17 Ngô Thanh Hoàng (2013), Hoàn thiê ̣n cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ Học viện Tài chính.

18 Nguyễn Hoàng Thị Yến (2014), Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Học viện Tài chính.

19 Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), Đổi mới chính pháp luật về phân cấp quản lý NSNN, Tạp chí Tài chính.

20 Nguyễn Thị Hƣơng (2014), Đổi mới công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội: Một số quan sát và đề xuất. Tạp chí khoa học, ngày 29 tháng 10 năm 2014, trang 33. 21 Nguyễn Thị Hƣơng (2014), Đổi mới công tác quản lý tài chính tại Trường

Đại học Giáo dục. Đề tài NCKH cấp cơ sở năm 2013. Nghiệm thu tháng 12 năm 2014.

22 Nguyễn Thị Hƣơng (2014), Quản lý tài chính các trường đại học công- Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Ấn độ và Châu Á – Viện NC Ấn độ và Tây Nam Á, số 34, trang 52.

23 Nguyễn Thị Hƣơng (2015), Quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học. Luận án tiến sĩ kinh tế Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

24 Peter Lorange, Pergamon (2003), Cách nhìn mới về quản lý giáo dục – thách thức đối với nhà quản lý.

25 Phạm Thị Hoa Hạnh (2012), Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập: Trường hợp trường đại học Đà Lạt. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

26 Phạm Văn Ngọc (2006), Đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn 2025. Hà Nội.

27 Phƣơng Thị Hồng Hà (2013), Giáo trình Quản lý chi ngân sách nhà nước. Hà Nội: Nxb Hà Nội.

28 Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002). Luật ngân sách nhà nước. Hà Nội

29 Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục. Hà Nội.

30 Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2017), Luật ngân sách nhà nước. Hà Nội.

31 Trần Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.

32 Trần Trung Sơn (2016), Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

33 Trƣờng ĐHGD-ĐHQGHN (2014 -2016), Báo cáo tài chính. Hà Nội. 34 Trƣờng ĐHGD-ĐHQGHN (2014), Quy chế chi tiêu nội bộ. Hà Nội. 35 V.O. Key (1940), The lack of a Budgetary Theory” - Sự thiếu hụt một

lý thuyết ngân sách.

36 Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ Học viện Tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại trường đại học giáo dục đại học quốc gia hà nội (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)