Phương pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến của quận long biên, hà nội (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.Phương pháp cụ thể

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Quận Long Biên có một vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội và đất nước. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ Quận đề ra. Trong những năm qua, cùng với sự phát triền kinh tế chung của thành phố thời kỳ đổi mới, kinh tế Quận Long Biên cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Tổng giá trị thu nhập các ngành kinh tế Quận có xu hướng ngày càng tăng. Gía trị các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại có tốc độ tăng nhanh hơn só với ngành nông nghiệp, điều này phản ánh quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên địa bàn Quận. Các khu đô thị, khu nhà ở (khu đô thị Thạch Bàn; khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thượng Thanh, Ngọc Thụy), các trung tâm thương mại lớn như Savico, Big C, Vincom, các salon ô tô... đang dần dần thay thế những cánh đồng lúa, hoa mầu. Đây là một xu thế tất yếu, tuy nhiên cũng là một áp lực rất lớn đối với Quận trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến cho người dân, tổ chức và cơ quan doanh nghiệp. Để phục vụ cho nghiên cứu đề tôi chọn 03 phường trên địa bàn Quận Long Biên là: UBND phường Gia Thụy, Thạch Bàn và Phúc Lợi, với các lý do sau:

- Phường Gia Thụy: là phường đã hoàn thiện mức độ đô thị hóa, không có diện tích đất nông nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển mạnh. Là phường phát triển lâu đời khi được tách ra từ Huyện Gia Lâm.

- Phường Thạch Bàn: là phường đang trong quá trình đô thị hóa việc giải phóng mặt bằng làm đường giao thông, xây dựng khu đô thị mới, nhu cầu giải quyết TTHC là rất lớn và phức tạp do có sự thay đổi và bổ sung nhân khẩu (tại các khu đô thị), địa giới hành chính, điều chỉnh diện tích đất trong quản lý của chính quyền và người dân.

- Phường Phúc Lợi: là phường vẫn chiếm diện tích đất nông nghiệp nhiều, tỷ trọng trong nông nghiệp cao, mức độ đô thị hóa còn chậm, tính làng xã vẫn tồn tại.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Các số liệu sử dụng được thu thập thông qua báo cáo nghiên cứu, luận văn, sách báo, internet, cổng thông tin điện tử của Quận và các báo cáo của địa phương.

Thông tin thứ cấp được thu thập bằng các phương pháp như: Liệt kê các cơ quan cung cấp thông tin, các số liệu tông tin cần thiết theo hệ thống có để thu nhập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin; tiến hành thu thập bằng ghi, chép, sao chụp tại các cơ quan cung cấp thông tin; kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thứ cấp thông qua quan sát và kiểm tra chéo

2.2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp từ các tập thể và cá nhân sử dụng dịch vụ công thông qua phiếu điều tra. Các tiêu chí điều tra gồm: thông tin chung về người sử dụng dịch vụ công; tình hình sử dụng dịch vụ công của các tập thể, cá nhân; các giao dịch liên quan đến dịch vụ công; đánh giá của các tập thể, cá nhân về việc thực hiện sử dụng dịch vụ công. Điều tra ngẫu nhiên 90 hộ dân đã từng sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến ở 3 phường điều tra phường Gia Thụy; Thạch Bàn và Phúc Lợi, cụ thể:

- Về cán bộ công chức cấp quận: 11 người. Nội dung điều tra: Những nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến,

giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên. - Về cán bộ công chức cấp phường: 3 người/phường x 3 phường là 9 người. Nội dung điều tra: Những nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trong phường điều tra.

- Hộ gia đình: : 30 hộ /phường x 3 phường là 90 hộ. Nội dung điều tra: Sự tham gia và đánh giá của người dân về các dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn quận.

Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, biểu diễn số liệu bằng các đồ thị làm cơ sở cho mọi phân tích, nhận xét và kết luận.

2.2.3. Phương pháp xử lý tư liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp dựa vào các số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong bảng biểu cụ thể để tìm ra nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần có những thay đổi cho phù hợp. Trong đó có các phương pháp như:

Phương pháp số tuyệt đối: được sử dụng phản ánh số lượng của các ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ theo các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn.

Phương pháp số tương đối: được sử dụng phản ánh sự tương quan số lượng giữa hai trị số, kết cấu hoạt động của các hiện tượng vấn đề nghiên cứu qua đó phản ánh cơ cấu trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn.

Phương pháp bình quân: số bình quân nói lên mức độ điển hình và sự tương quan số lượng giữa các chỉ tiêu thống kê, qua đó phản ánh tình hình chung về việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn đã đạt được.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

cáo, nhằm tìm hiểu việc sử dụng dịch vụ công trên địa bàn quận qua từng thời điểm cụ thể, qua đó đánh giá việc thực hiện sử dụng dịch vụ công, từ đó rút ra những tồn tại chính trong quá trình thực hiện sử dụng dịch vụ công và đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại quận Long Biên.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Tổng hợp là quá trình hỗ trợ cho phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có được nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Với đối tượng nghiên cứu là dịch vụ hành chính công của quận Long Biên, để phân tích rõ vấn đề, tác giả đã chia các nội dung nghiên cứu thành những vấn đề để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm rõ bản chất, ưu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó lại khái quát tổng thể để có nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tượng quản lý. Khi xem xét các hiện tượng, sự việc của nội dung quản lý phải đặt nó trong mối quan hệ tác động, ảnh hưởng với các nội dung, yếu tố liên quan đến quản lý như pháp luật, hạ tầng công nghệ thông tin, cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến điều kiện làm việc của công chức thực hiện, ý thức và nhu cầu của người dân ...tác động đến hoạt động quản lý dịch vụ hành chính công v.v…

Phương pháp tổng hợp số liệu phân tích sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn, và được sử dụng trong chương 1, 3, 4 của luận văn.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến của quận long biên, hà nội (Trang 43 - 47)