CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến
3.2.3. Phát triển các dịch vụ hành chính công trực tuyến
Cung ứng dịch vụ hành chính công (DVHCC) trực tuyến là nội dung quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước.
Trong Kế hoạch số 48/KH-UBND về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước thành phố, Hà Nội đặt mục tiêu cụ thể với các tiêu chí rõ ràng thực hiện trong năm 2018. Đó là tiền đề để Hà Nội xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh.
Một trong những nội dung trọng tâm trong việc triển khai Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 là đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) trong giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức và công dân. Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 cũng xác định “nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công” là một trong ba trọng tâm của chương trình tổng thể CCHC
Việc niêm yết công khai dịch vụ hành chính công trực tuyến được thực hiện đầy đủ, Hiện nay tại Bộ phận “Một cửa” đã và đang áp dụng hai hình thức công khai đó là tra cứu tại kiot của màn hình cảm ứng và hệ thống văn bản, qui trình, biểu mẫu được treo tại bảng công khai danh mục TTHC.
Bảng 3.7. Số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu Hồ sơ Tốc độ phát triển (%)
2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 BQ
1. Tổng số DVHCC 225 238 254 105,78 106,72 106,25 2. DVHCC trực tuyến 115 128 140 111,30 109,38 110,34 3. Tỷ lệ DVHCC trực
tuyến/DVHCC 51,11 53,78 55,12 105,22 102,49 103,85
Nguồn: UBND Quận Long Biên (2018)
Tổng số dịch vụ hành chính công của Quận Long Biên tăng qua các năm, năm 2016 là 225 DVHCC, năm 2018 là 254 DVHCC. Số dịch vụ hành chính công trực tuyến của Quận Long Biên cũng tăng qua các năm, năm 2016 là 115 DVHCC trực tuyến, năm 2018 là 140 DVHCC trực tuyến, Tỷ lệ DVHCC trực tuyến/DVHCC năm 2016 là 51,11% đến năm 2018 tăng lên 55,12%.
Về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thành phố cũng xác định tiếp tục theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông - cơ quan đầu mối ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát các vướng mắc và thống nhất cách thức, lộ trình thực hiện.
Trong quá trình triển khai, đơn vị tư vấn trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan về kỹ thuật, phần mềm, dịch vụ hỗ trợ các cơ quan nhà nước của thành phố Hà
Nội. Ngoài ra, các sở, ngành cũng tham gia giải quyết các vướng mắc về nghiệp vụ liên quan đến cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp quận, phường đang vận hành.
Bảng 3.8. Số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên chia theo các cấp giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu Dịch vụ Tốc độ phát triển (%)
2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 BQ
1. Cấp quận 44 51 56 115,91 109,80 112,82
2. Cấp phường 71 77 84 108,45 109,09 108,77
Tổng 115 128 140 111,30 109,38 110,34
Nguồn: UBND Quận Long Biên (2018)
Số dịch vụ hành chính công trực tuyến của Quận Long Biên cũng tăng qua các năm, năm 2018 là 140 DVHCC trực tuyến, trong đó cấp phường là 84 DVHCC trực tuyến và cấp quận là 56 DVHCC trực tuyến. Năm 2019, theo kế hoạch, UBND thành phố Hà Nội triển khai mở rộng 16 DVHCC trực tuyến mức độ 3, trong đó, gồm 10 dịch vụ công trực tuyến cấp quận, 6 dịch vụ công trực tuyến cấp phường. 10 DVHCC trực tuyến cấp quận gồm: Cấp bản sao trích lục hộ tịch (1 dịch vụ công); cấp giấy phép các hoạt động sử dụng vỉa hè, lề đường (3 dịch vụ công); cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ (2 dịch vụ công); cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (4 dịch vụ công). 6 DVHCC trực tuyến cấp phường gồm: Đăng ký kết hôn; đăng ký lại kết hôn; đăng ký giám hộ; đăng ký chấm dứt giám hộ; cấp giấy xác hận tình trạng hôn nhân; cấp bản sao trích lục hộ tịch.
Theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 3 mà không phải đến cơ quan cung cấp dịch vụ, mọi giao dịch đều được thực hiện trên môi trường mạng cho đến khi dịch vụ công đó được hoàn thiện. Tuy nhiên, việc giao dịch trực tuyến hiện nay không thực hiện được khi dịch vụ đó có giá trị kinh tế cao và đòi hỏi tính pháp lý chặt chẽ. Ví dụ: Dịch vụ hành chính công sang tên đổi chủ cấp sổ đỏ, người sử dụng dịch vụ khi nộp nghĩa vụ tài chính cần phải nộp các loại hồ sơ tới Ủy
ban nhân dân quận/huyện nơi có nhà, đất, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký); Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký. Riêng trường hợp cho tặng 04 bản); Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền); Chứng minh nhân dân + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).
Bảng 3.9. Số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên chia theo lĩnh vực giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu Dịch vụ Tốc độ phát triển (%) 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 BQ 1. Lĩnh vực quản lý đất đai 35 38 40 108,57 105,26 106,90 2. Lĩnh vực quản lý xây dựng và nhà ở 28 30 32 107,14 106,67 106,90 3. Lĩnh vực Lao động - Thương binh - Xã hội 20 22 25 110,00 113,64 111,80 4. Lĩnh vực cấp giấy CN đăng ký kinh doanh 12 14 16 116,67 114,29 115,47 5. Lĩnh vực tư pháp 8 10 12 125,00 120,00 122,47 6. Khác 12 14 15 116,67 107,14 111,80 Tổng 115 128 140 111,30 109,38 110,34
Nguồn: UBND Quận Long Biên (2018)
Tổng số DVHCC trực tuyến của Quận Long Biên năm 2018 là 140 dịch vụ, trong đó lĩnh vực quản lý đất đai là 40 dịch vụ, Lĩnh vực quản lý xây dựng và nhà ở
là 32 dịch vụ, Lĩnh vực Lao động - Thương binh - Xã hội là 25 dịch vụ, Lĩnh vực cấp giấy CN đăng ký kinh doanh là 16 dịch vụ, Lĩnh vực tư pháp là 12 dịch vụ và lĩnh vực khác là 15 dịch vụ.
Đối với các loại giấy tờ trên khi chuyển đổi qua môi trường điện tử thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường mạng, các hồ sơ trên phải có giá trị pháp lý như văn bản giấy khi đó, việc thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử mới đem lại hiệu quả. Tuy vậy, việc công nhận giá trị pháp lý của văn bản điện tử tại nước ta vẫn còn nhiều hạn chế:
Tính pháp lý của hồ sơ điện tử khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Trên thực tế, các dịch vụ công trực tuyến đã được xây dựng và triển khai tại đa số các Cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp chính. Tuy nhiên, nhiều dịch vụ công trực tuyến chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu đối với các dịch vụ công trực tuyến do địa phương cung cấp, cụ thể là nhiều dịch vụ công trực tuyến không phát sinh hồ sơ điện tử. Một trong các nguyên nhân được xác định là do công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến chưa được chú trọng, văn bản pháp luật về tính pháp lý của tài liệu điện tử chưa kịp thời ban hành. Trong phạm vi nghiên cứu này chỉ đề cập tới tính pháp lý của các hồ sơ điện tử trong triển khai dịch vụ công trực tuyến khi có các giao dịch trên môi trường điện tử. Theo các quy định về thực hiện các thủ tục hành chính, các giấy tờ liên quan đều phải được chứng thực, có xác nhận được sao y bản chính từ các cơ quan có thẩm quyền, khi chuyển sang hồ sơ điện tử thì người dân, doanh nghiệp có thể tự khởi tạo, đính kèm các văn bản hồ sơ gốc đã được số hóa và được ký bằng chữ ký điện tử hoặc đóng dấu điện tử đối với các doanh nghiệp, với những hồ sơ điện tử đã được ký điện tử, tính pháp lý chỉ được hiểu người ký chịu trách nhiệm về hồ sơ điện tử đó. Qua việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại các cơ quan nhà nước trong thời gian qua, một số vấn đề sẽ xảy ra như sau:
Theo quy định của pháp luật về việc mua bán nhà hai bên tiến hành thực hiện dịch vụ hành chính công sang tên đổi chủ cấp sổ đỏ như ví dụ ở trên, hợp đồng mua
bán sẽ phải có bên thứ 3 đứng ra làm trung gian là Văn phòng công chứng, cụ thể việc giải quyết do các công chứng viên được bổ nhiệm do các cơ quan có thẩm quyền quyết định, theo quy định của pháp luật. Thông thường, các công chứng viên này sẽ gặp bên mua và bên bán và trao đổi, sau khi xem xét các giấy tờ liên quan nếu đã hợp lệ, hợp đồng sẽ được ký kết với sự chứng kiến của công chứng viên. Vì vậy, hợp đồng mua bán này có thể là bản giấy, hay điện tử đều có giá trị pháp lý như nhau nếu ký bằng hợp đồng điện tử thì cả ba bên phải có chứng thực điện tử (theo quy định tại Nghị định số 26/2007/NĐ). Tuy nhiên, Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn dưới luật lại không có điều khoản nào quy định, yêu cầu đối với công chứng viên điện tử.
Hiện nay, các cơ sở dữ liệu đang được hình thành như: cơ sở dữ liệu dân cư, cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu về bảo hiểm và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác,... Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp lý nào quy định chi tiết về việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu để phục vụ các hoạt động của cơ quan nhà nước và chưa có quy định liên quan về lưu giữ và chịu trách nhiệm pháp lý về chuyển đổi từ tài liệu giấy số hóa sang bản gốc hoặc chứng thực sao y bản chính điện tử để giúp người dân, doanh nghiệp không phải lưu giữ, bảo quản hoặc số hóa mỗi khi cần thực hiện các dịch vụ công trực tuyến hoặc các giao dịch điện tử khác. Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ quy định tài liệu lưu trữ điện tử được xác định giá trị pháp lý như bản gốc theo nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn xác định giá trị nội dung như tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Bảo đảm độ tin cậy, tính toàn vẹn và xác thực thông tin chứa trong tài liệu điện tử kể từ khi tài liệu điện tử được khởi tạo lần đầu dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Thông tin chứa trong tài liệu lưu trữ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh.