Khái quát chung về quận Long Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến của quận long biên, hà nội (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát chung về quận Long Biên

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội. Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc với 301 tổ dân phố. Là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố, Long Biên có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Trên địa bàn quận có 3 tuyến đường giao thông quan trọng đi qua gồm đường quốc lộ 1A, 1B và quốc lộ 5, đây là 3 tuyến đường huyết mạch đi các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy tạo điều kiện phát triển kinh tế, thuận tiện cho việc đi lại với các vùng khác (Cục Thống kê Hà Nội, 2017). Quận gồm 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.

Quận Long Biên có vị trí quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng, chính trị và văn hoá - xã hội đối với Thủ đô Hà Nội. Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp sông Đuống, phía đông giáp huyện Gia Lâm, phía tây giáp huyện Đông Anh, phía nam giáp sông Hồng. Với vị trí địa lý đặc thù của Quận nằm giữa hai con sông lớn (sông Hồng và sông Đuống) là tiềm năng quan trọng cho phát triển đô thị hiện đại, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế.

Quận Long Biên có diện tích 6.038 ha, là quận có diện tích lớn nhất trong số các quận nội thành Hà Nội. Đối với quận Long Biên, quỹ đất rộng lớn chính là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Quận. Với quỹ đất hiện có và điều kiện địa chất tốt là điều kiện thuận lợi để phát triển một đô thị

hiện đại, đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các khu thương mại dịch vụ. Quận Long Biên đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ cao, nhu cầu sử dụng đất rất lớn, đặc biệt là đất đô thị và đất chuyên dùng. Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất cũng sẽ có những biến động liên tục theo hướng giảm dần đất nông nghiệp, tăng quỹ đất nhà ở, đất thương mại và công nghiệp sạch.

Bảng 3.1. Diện tích quận Long Biên so với các quận nội thành Hà Nội

Quận Diện tích (ha) Quận Diện tích (ha)

Long Biên 6.038 Đồng Đa 980

Hoàng Mai 4.104 Ba Đình 925

Tây Hồ 2.4 Thanh Xuân 911

Hai Bà Trưng 1.017 Hoàn Kiếm 529

Cầu Giấy 1.204

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội (2018)

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng khá lớn tại các phường trên địa bàn quận là điều kiện thuận lợi, tạo sức hút các nguồn lực khác đầu tư cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là phát triển thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, quận Long Biên cũng có cơ hội để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của một quận nội thành của Thủ đô.

Quận Long Biên có tốc độ đô thị hóa nhanh và nhiều dự án lớn được triển khai dẫn đến hoạt động của các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng rất tấp nập. Trong khi thành phố chưa có quy hoạch khu tập kết đất trạc, phế thải xây dựng, hiện tượng ô tô đổ đất trạc và những vi phạm gây ảnh hưởng môi trường trên địa bàn quận Long Biên là điều khó tránh khỏi. Trong những năm tới cùng với quá trình phát triển kinh tế, tốc độ xây dựng tăng nhanh, nếu việc bảo vệ môi trường không được quan tâm đầu tư thích đáng thì chất lượng môi trường quận sẽ bị giảm sút nhanh chóng, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - phường hội và môi trường du lịch của quận (Cục Thống kê Hà Nội, 2017).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế quận phát triển có mức tăng trưởng cao, bền vững. Quận đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo tiêu chí văn minh, hiệu quả, có tốc độ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đạt 15,83%, vượt kế hoạch 3,77%.

Tiến độ đầu tư xây dựng, cải tạo chợ dân sinh được quan tâm chỉ đạo, đạt 100% kế hoạch đề ra. Đã đưa vào hoạt động 3 chợ, khởi công xây dựng 5 chợ, phê duyệt dự án đầu tư 4 chợ, hoàn thành công tác GPMB 2 chợ. Công tác quản lý, sắp xếp, xử lý các điểm chợ cóc, chợ tạm để từng bước xây dựng chợ theo hướng văn minh thương mại được tập trung quyết liệt. Công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được tập trung thực hiện. Trong năm 2018 đã phát hiện, xử phạt hành chính 347 vụ, đạt 122% kế hoạch.

Bảng 3.2. Hiện trạng cơ cấu kinh tế quận Long Biên 2016 – 2018

ĐVT:%

Cơ cấu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nông nghiệp 0,75 0,62 0,60

Công nghiệp -Xây dựng 39,08 38,85 38,24

Thương mại - Dịch vụ 60,17 60,53 61,16

Nguồn: UBND quận Long Biên (2018) - Về dân số:

Với 14 đơn vị hành chính cấp phường, quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với 267.410 nhân khẩu, mật độ dân số bình quân 4.198 người/km2, thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của toàn Thành phố Hà Nội. Chính vì thế sức ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề phường hội khác trên địa bàn quận không thực sự là vấn đề bức xúc như một số quận khác của Thủ đô.

Tuy là Quận nội đô nhưng do xuất phát điểm từ một huyện ngoại thành, nên dân cư làm nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong quận. Số hộ nông nghiệp còn 17,45%. Một số phường vẫn còn những nét của huyện ngoại thành cũ, mang sắc

thái của dân cư nông nghiệp.

Bảng 3.3. Dân số và mật độ dân số trên địa bàn quận Long Biên năm 2018

STT Tên đơn vị hành chính Dân số

(người) Mật độ dân số (người/km2) Toàn Quận 267.410 4.198 1 Ngọc Lâm 23.120 19.514 2 Đức Giang 29.482 11.827 3 Sài Đồng 17.688 19.993 4 Phúc Lợi 14.021 1.992 5 Giang Biên 16.404 2.737 6 Gia Thuỵ 13.421 10.570 7 Việt Hưng 14.310 3.527 8 Thượng Thanh 25.588 5.066 9 Ngọc Thuỵ 30.287 3.275 10 Bồ Đề 29.849 7.411 11 Long Biên 16.764 2.223 12 Thạch Bàn 17.457 3.135 13 Cự Khối 8.017 1.539 14 Phúc Đồng 11.907 2.210

Nguồn: UBND quận Long Biên (2018) Dân số tăng sẽ làm gia tăng lực lượng lao động tham gia các hoạt động kinh tế trên địa bàn Quận, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, dân số tăng nhanh cũng sẽ kéo theo những yêu cầu cấp bách về giải quyết việc làm, nhà ở và các vấn đề xã hội khác, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Thu nhập bình quân đầu người trên 10.000.000đ/người/tháng. Toàn quận không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn rất thấp 0,65% (năm 2018)

- Về công tác xây dựng và quản lý đô thị

Quận đã và đang tập trung đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực,

đặc biệt cho sự phát triển của các khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp nhỏ Phúc Lợi, Sài Đồng và hoàn thiện một số chợ dân sinh, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, trang trại, trường học, tuyến phố văn minh đô thị và đặc biệt là đang khẩn trương Giải phóng mặt bằng phục vụ nhiều dự án lớn như đường 5 kéo dài đến cầu Đông Trù, đường 21m phường Phúc Lợi và nhiều dự án đường giao thông khác. Tạo thuận lợi cho giao thông phát triển sản xuất kinh doanh của nhân dân, các cơ quan tổ chức.

Quận đã thực hiện xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - phường hội đến năm 2020. Hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư. Tất cả các phường trên địa bàn quận được đầu tư những tuyến phố, ngõ phố mới, xây dựng các trường chuẩn quốc gia, trụ sở sinh hoạt tổ dân phố. Tất cả các tuyến đường có mặt cắt từ 2m trở lên đều có hệ thống chiếu sáng. Hệ thống nước sạch được phủ kín 14/14 phường; khoảng 95% hộ dân trong quận đã được sử dụng nước sạch (UBND quận Long Biên, 2018).

- Về giáo dục: Quận có 7 trường trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên; 15 trường trung học cơ sở; 16 trường tiểu học; 32 trường mẫu giáo( một trường đạt chuẩn độ II ). Trong những năm qua, Quận đã duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học. Mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo đến trung học phổ thông về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và quy mô học sinh trên địa bàn quận.

- Về y tế: Quận có một trung tâm y tế, 2 bệnh viện, 14 trạm y tế ở 14 phường trên địa bàn Quận. Cơ sở vật chất ở bệnh viện, trung tâm y tế nhìn chung là đạt tiêu chuẩn hiện đang được đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên, còn có nhiều trang thiết bị y tế đã quá cũ.

- Về lĩnh vực văn hoá thông tin, vui chơi giải trí: Quận có 72 di tích lịch sử văn hoá, hiện tại đã có di tích trở thành một điểm trong tua du lịch sông Hồng. Với 150 nhà văn hoá cơ sở, 1 công viên vườn hoa đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí trên địa bàn quận (UBND quận Long Biên, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến của quận long biên, hà nội (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)