Bối cảnh tác động đến hoạt động quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến của quận long biên, hà nội (Trang 82 - 83)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.Bối cảnh tác động đến hoạt động quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến

Nhằm tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh đầu tư thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, cũng như các mục tiêu về Chính phủ điện tử...Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Việc triển khai, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, tạo ra một phương thức giao dịch hiện đại, minh bạch giữa cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân, phục vụ hiệu quả công tác cải cách hành chính. Ngày 14/10/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử; triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành và các địa phương đã triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thông qua đẩy mạnh cung cấp dịch vụ. Theo đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết các thủ tục hành chính thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến đang được triển khai mạnh mẽ và đã thu được nhiều kết quả khả quan trong việc tạo môi trường thông thoáng, thuận tiện, giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là nội dung trọng tâm được Chính phủ và các địa phương đẩy mạnh. Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt

Nam đang bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Trong giai đoạn đến năm 2025, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đã được xác định là trọng tâm của chiến lược phát triển quốc gia. Sự đẩy mạnh công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối là xu thế của thế giới và có thể mang lại cho Việt Nam nói chung và quận Long Biên nói riêng nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được phát triển trên nền tảng khoa học công nghệ, do đó, để có thể tiếp cận xu thế của công nghiệp 4.0, một trong những yêu cầu quan trọng đó là áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động hành chính, dịch vụ công của các cơ quan Nhà nước; từ đó tạo môi trường kinh doanh, sản xuất thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Sự tích hợp về mặt công nghệ đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các Bộ, ngành, địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến của quận long biên, hà nội (Trang 82 - 83)