Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cung cấp dịch vụ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến của quận long biên, hà nội (Trang 92 - 95)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp hoàn quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến tại quận

4.3.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cung cấp dịch vụ công

Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của Ủy ban nhân dân quận Long Biên

Nâng cấp, trang bị mới hệ thống máy tính cá nhân hiện có cho cán bộ, công chức, viên chức theo nguồn ngân sách địa phương.

Nâng cấp, mở rộng hệ thống mạng LAN, kết nối Internet.

Nâng cấp, bảo trì Hệ thống máy chủ chạy phần mềm Quản lý văn bản và điều hành trực tuyến (Idesk) phục vụ cho việc lưu trữ dữ liệu văn bản điện tử của UBND quận.

Trang bị máy quét văn bản (Scan) cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận phục vụ cho công tác số hóa văn bản.

Xây dựng hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số tại các cơ quan nhà nước. Nhiệm vụ cụ thể:

Tranh thủ mọi nguồn lực từ các chương trình dự án CNTT của tỉnh, của các tổ chức để tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thông tin, đảm bảo nhu cầu phát triển các ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.

Phát huy nội lực của UBND quận Long Biên cũng như ở các ngành, địa phương để cùng đầu tư phát triển hạ tầng, trang thiết bị CNTT đáp ứng nhiệm vụ công tác và triển khai các ứng dụng CNTT tại các đơn vị;

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển hạ tầng, đa dạng hoá các dịch vụ CNTT, tham gia vào quá trình phát triển ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội, cung cấp thông tin và dịch vụ trực tuyến phục vụ tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

Nâng cấp, bảo trì, bổ sung hệ thống máy tính, bảo đảm an toàn an ninh thông tin ở các ngành.

Xây dựng hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số tại các cơ quan nhà nước. Thúc đẩy điện tử hóa các dịch vụ công

Thúc đẩy điện tử hóa các dịch vụ công thông qua việc tăng cường đưa thủ tục hành chính lên hệ thống cơ sở dữ liệu đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin, cách thức thực hiện. Hệ thống cơ sở dữ liệu này sẽ tạo nền tảng quan trọng để các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp cho nhân dân. Người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội có thể truy cập qua mạng internet để tìm hiểu về các thủ tục này một cách thuận lợi, dễ dàng vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Vì vậy, tại quận Long

Biên hiện nay phải tiếp tục hoàn thiện các dịch vụ công chưa được điện tử hóa theo bộ thủ tục hành chính áp dụng cho quận Long Biên. Đồng thời áp dụng triệt để hệ thống dịch vụ công trực tuyến tích hợp Một cửa điện tử liên thông đang được triển khai trên toàn tỉnh để tiến tới cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, 4 các dịch vụ hành chính công ưu tiên, tạo điều kiện phục vụ người dân và doanh nghiệp đăng ký dịch vụ công qua mạng nhanh chóng, thuận lợi.

Tăng cường tổ chức các cuộc đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo với nhân dân về các lĩnh vực như: Đất đai, đăng ký kinh doanh, xây dựng, giáo dục... thông qua Cổng Thông tin điện tử về những vấn đề mà nhân dân và dư luận quan tâm. Cổng Thông tin điện tử của UBND quận Long Biên phải được cập nhật thông tin thường xuyên, khẳng định được vị trí, vai trò trong việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền.

Trong thời gian đến cần tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực CNTT cụ thể như sau:

Tổng kết, đánh giá và nhân rộng mô hình dịch vụ công trực tuyến tích hợp Một Cửa điện tử đang được thí điểm tại thành phố Buôn Ma thuột, tiến tới nhân rộng mô hình trên tất cả các đơn vị trên địa bàn quận, đảm bảo 100% các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại UBND quận Long Biên đều được cung cấp trực tuyến ở mức độ 2 và đảm bảo cung cấp ở mức độ 3 và 4 nhóm các thủ tục hành chính ưu tiên. Cùng với đó xây dựng cơ chế phối hợp giữa Văn phòng UBND thành phố với UBND quận Long Biên để thường xuyên cập nhật các thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính được sửa đổi, thay thế, bãi bỏ, đảm bảo tính chính xác và kịp thời của các thủ tục hành chính được điện tử hóa.

Tăng cường sử dụng Phần mềm quản lý văn bản và điều hành trực tuyến (Idesk), hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh, giao tiếp, gửi nhận văn bản, báo cáo giữa các cơ quan thông qua môi trường mạng. Đồng thời, phải đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ tính riêng tư và nâng cao độ tin cậy dịch vụ. Xây dựng những giải pháp có tính pháp lý, giảm thiểu lo ngại về thiếu tính minh bạch trong việc sử dụng và trao đổi thông tin cá nhân trên các trang thông tin điện tử, theo dõi và quản lý

hoạt động của người sử dụng trên trang thông tin điện tử cũng như lo ngại về thất thoát dữ liệu, tính an toàn thông tin trên môi trường Internet.

Ngoài ra phải chú trọng những vấn đề sau trong công tác triển khai dịch vụ công trực tuyến ở quận Long Biên:

Chú trọng liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung trong toàn tỉnh nói chung và các đơn vị quận Long Biên nói riêng. Đảm bảo việc truy cập và trích xuất các thông tin của người dân, doanh nghiệp đều giống nhau ở mọi đơn vị, người dân chỉ cần cung cấp các thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến lần đầu.

Khuyến khích việc xây dựng các dịch vụ công trực tuyến sử dụng công nghệ phần mềm nguồn mở, hạn chế việc sử dụng phần mềm nguồn đóng để giảm thiểu chi phí bản quyền phần mềm.

Tăng cường việc lưu ký và lưu trữ dữ liệu của các dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh, phát triển theo mô hình điện toán đám mây.

Tăng cường đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn an ninh thông tin của các dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm cung cấp dịch vụ cho tổ chức công dân thông suốt, ổn định, và an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến của quận long biên, hà nội (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)