Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng đại học quốc gia hà nội tại hòa lạc (Trang 38 - 41)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của dự án

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Địa điểm quy hoạch và xây dựng mới ĐHQGHN nằm trên đất huyện Thạch Thất, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km về phía Tây.

Theo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 đã đƣợc Bộ Xây dựng phê duyệt tại quyết định số 234/QĐ-BXD ngày 11/03/2011, phạm vi ranh giới của khu đất lập Đề án quy hoạch tổng thể xây dựng tổng thể đƣợc xác định cụ thể nhƣ sau:

- Phía Đông: giáp quốc lộ 21 (không bao gồm hành lang bảo vệ và cây xanh cách ly khoảng 150m).

- Phía Tây: giáp khu vực núi Thằn Lằn.

- Phía Nam: giáp đƣờng Láng - Hoà Lạc kéo dài (không bao gồm hành lang bảo vệ và cây xanh cách ly khoảng 150m).

- Phía Bắc: cách sân bay quân sự Hoà Lạc khoảng 1000m.

3.1.1.1. Địa hình, địa mạo

Đặc trƣng của khu đất quy hoạch là vùng bán sơn địa. Địa hình có dạng gò đồi thấp, xen lẫn các dải ruộng trũng và khe suối. Hƣớng dốc dần từ Tây sang Đông, từ Tây Nam xuống Đông Bắc, độ dốc bình quân 50-100, cao độ thấp nhất là +12, cao độ cao nhất là +43 (trừ núi Múc có cao độ +99,81m, sƣờn có độ dốc > 20%). Cao độ bình quân của khu vực quy hoạch này là + 25m.

Ngoài cao độ địa hình các vùng đồi diễn biến trong khoảng 30 đến 80m, còn lại địa hình các thung lũng có cao độ từ 12.5 đến 21.0m. Vị trí thấp nhất là khu vực thung lũng phía thƣợng lƣu của cầu Hòa Lạc ở phía Đông Bắc khu vực dự án (Giáp đƣờng QL 21A).

Phần trung tâm khu vực dự án là một thung lũng nông nằm giữa hai dải địa hình cao song song trải dài theo hƣớng từ Tây Nam sang Đông Bắc.

3.1.1.2. Khí hậu, thủy v n

a. Khí hậu

Khu vực Hòa Lạc nằm trong vùng khí hậu đồng bằng - trung du Bắc Bộ, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và ít mƣa, cuối mùa ẩm ƣớt với hiện tƣợng mƣa phùn và mùa hè nóng ẩm, nhiều mƣa.

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 210C-22,80C. Hàng năm có 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) nhiệt độ trung bình dƣới 200C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình trên dƣới 160C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ trung bình trên 250C. Tháng 7 là tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình trên dƣới 290C.

Khu vực dự án có lƣợng mƣa khá lớn so với nhiều tỉnh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tổng lƣợng mƣa trung bình năm đạt gần 2100mm. Số ngày mƣa trung bình hàng năm khoảng 130 đến 140 ngày. Lƣợng mƣa lớn nhất năm thƣờng xảy ra vào các tháng 7, 8, 9. Lƣợng mƣa 24h lớn nhất đƣợc ghi lại là 400 - 500mm.

Độ ẩm trung bình hằng năm xấp xỉ 83-86%. Từ tháng 2 đến tháng 4 có độ ẩm cao nhất với mức trung bình 90%. Đầu mùa Đông (tháng 11 - tháng 1) có độ ẩm thấp nhất, nhƣng độ ẩm trung bình vẫn trên 80%.

Hƣớng gió thịnh hành trong mùa hè là gió Nam, Đông Nam với tần suất 60-70% và tốc độ cực đại khoảng 30-40 m/s. Mùa đông thƣờng có gió Bắc, Đông Bắc song yếu hơn, với tốc độ gió trung bình từ 1,5 đến 1,8m/s, lớn nhất thƣờng không vƣợt quá 20m/s. Tốc độ gió trung bình khoảng 2-3m/s. Tốc độ gió lớn nhất trong cơn bão có thể lên tới trên 50m/s.

Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.600 đến 1.700 giờ. Các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiều nắng nhất khoảng 200 giờ mỗi tháng.

Các tháng 2, 3 rất ít nắng chỉ đạt khoảng 30 đến 40 giờ mỗi tháng.

b. Thuỷ văn

Khu vực dự án nằm trong lƣu vực sông Tích, một nhánh của sông Hồng, bắt nguồn từ núi Tản Viên thuộc dãy núi Ba Vì. Độ dốc của sông rất thấp chỉ khoảng 1/20.000 đến 1/30.000, nhƣng độ dốc của các nhánh suối lại khá cao, trung bình từ 10m đến 20m/km, có suối tới 30m/km nên nƣớc lũ sông Tích tập trung khá nhanh. Tuy nhiên do đặc điểm lƣu vực nhỏ và lòng sông quanh co, bãi và thềm sông rộng nên lũ trên các sông nhánh thƣờng lệch pha nhau. Lòng sông Tích bé nhƣng thềm sông khá rộng, trung bình khoảng 2-3km, nơi rộng nhất có thể lên tới 5-6km.

Ngoài ra khu ĐHQGHN còn nhiều ao, hồ nhỏ khác.

3.1.1.3. Địa chất công trình

Đa phần là các đồi đất cao cấu trúc bởi các lớp sa thạch và diệp thạch phong hóa. Tại các lớp đất ruộng thấp là các lớp đất màu, đất thị pha sét, sỏi. Hệ số thấm từ 10-4 đến 10-6 cm3/s. Cƣờng độ chịu tải trung bình của đất trong khu vực đạt khoảng 2-3kg/cm3.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Dự án xây dựng ĐHQGHN thuộc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc giai đoạn I năm 2008 nằm trong địa bàn các xã Thạch Hòa, Tân Xã và Hạ Bằng.

Xã Thạch Hòa có số dân đông nhất (8714 ngƣời) và xã có số dân ít nhất là xã tân Xã có số dân là 4200 ngƣời. Nhìn chung, quy mô của các hộ gia đình ở mức trung bình khoảng 3.89 ngƣời/hộ, sự chênh lệch về qui mô hộ giữa các xã không lớn.

Các xã khu vực nhà máy này có đặc điểm chính là đất gò đồi điển hình của huyện Thạch Thất. Do đặc điểm đất đai, nên cơ cấu sử dụng cũng đa dạng, hầu hết các xã đều có đất dành cho nông nghiệp và cho lâm nghiệp. Tổng diện tích đất của Thạch Hòa chiếm tỷ lệ cao nhất: 3291,44 ha, tiếp đến

Tân Xã: 834,85 ha và ít nhất là xã Hạ Bằng với diện tích đất tự nhiên là 699,99 ha.

Với 3 xã Thạch Hòa, Hạ Bằng và Tân Xã cơ cấu sử dụng đất tƣơng đối giống nhau. Tỷ lệ đất dành cho nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm trên 70% tổng diện tích đất tự nhiên của các xã. Kinh tế trong khu vực còn kém phát triển, hạ tầng cơ sở nghèo nàn. Diện tích đất dành cho các cơ quan, xí nghiệp, công trình công cộng nhƣ trƣờng học, nhà văn hóa..., chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Giao thông đi lại chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ, mạng lƣới đƣờng giao thông nối liền các thôn trong xã chủ yếu là đƣờng đất, tỷ lệ đƣờng đất ở các xã này chiếm trên 65%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu trong cơ cấu đất, nên sản xuất nông nghiệp ở đây đóng vai trò chính. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều làm nông nghiệp nhƣ trồng lúa, trồng sắn, các loại hoa màu và cây ăn quả khác. Tuy nhiên, trình độ canh tác còn thấp, đất đai kém màu mỡ... nên năng suất chƣa cao… Do vị trí địa lý không thuận tiện, nên các hộ gia đình ở 3 xã này tại thời điểm năm 2008 khó có điều kiện để phát triển kinh doanh, buôn bán.

Điều kiện tự nhiên, đặc biệt là vị trí địa lý của các xã thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng. Quỹ đất hạn chế nên việc quy hoạch sử dụng phải tính toán hết sức cẩn thận nhằm vừa đạt hiệu quả sử dụng đất đai cao, vừa phù hợp với định hƣớng lâu dài và cảnh quan trung của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng đại học quốc gia hà nội tại hòa lạc (Trang 38 - 41)