Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở hà nội hiện nay (Trang 30 - 35)

2 .Tình hình nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch

1.2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch

Phát triển nguồn lực con ngƣời, hoặc phát triển NNL, hoặc phát triển nguồn tài nguyên con ngƣời cùng với phát triển ngƣời là những khái niệm hình thành và phát triển trên thế giới, chủ yếu trong thập niên 70, dựa trên quan điểm mới về phát triển và về vị trí con ngƣời trong sự phát triển.

Phát triển NNL theo nghĩa rộng là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức đƣợc tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để tạo ra sự thay đổi về hành vi nghề nghiệp cho ngƣời LĐ đƣợc thực hiện bởi doanh nghiệp [18].

Tổ chức LĐ quốc tế (ILO) cho rằng: “phát triển NNL bao gồm phạm vi rộng hơn. Nó không chỉ là trình độ hay rộng hơn là ĐT mà còn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện không chỉ nhờ quá trình ĐT, bồi dưỡng mà còn cả sự tích lũy

kinh nghiệm trong cuộc sống và quá trình làm việc của người lao động”. [15 ]

Phát triển NNL đƣợc hiểu cơ bản là gia tăng giá trị cho con ngƣời trên các mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực,...làm cho con ngƣời trở thành những ngƣời LĐ có những năng lực mới và cao, đáp ứng đƣợc những yêu cầu to lớn của sự phát triển KT – XH, của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc [35].

Khái niệm phát triển NNL cần đƣợc hiểu đầy đủ hơn trong quản lý NNL, bao gồm 3 mặt phải quản lý: phát triển NNL (PTNNL); sử dụng NNL (SDNNL); nuôi dƣỡng môi trƣờng NNL (MTNNL) theo sơ đồ dƣới đây: [35]

QLNNL PTNNL SDNNL MTNNLL - Giáo dục - ĐT - Bồi dƣỡng - Phát triển (nghiên cứu phục vụ) - Tuyển dụng - Sàng lọc - Bố trí - Đánh giá - Đãi ngộ - Kế hoạch hóa sức lao động - Mở rộng chủng loại việc làm. - Mở rộng quy mô làm việc. - Phát triển tổ chức.

- Quan niệm của Đảng và Nhà nƣớc ta về phát triển NNL:

Kế thừa có chọn lọc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm của các nhà nghiên cứu quốc tế, Đảng ta đã xác định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con ngƣời và cho con ngƣời. Điều này đƣợc khẳng định trong Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng: “CNH, HĐH đất nước lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Cùng với GD – ĐT là quốc sách hàng đầu

1.2.2.1. Phát triển về quy mô nguồn nhân lực du lịch

Số lƣợng LĐ trong các DN kinh doanh DL thƣờng chịu sự tác động của số lƣợng các đơn vị kinh doanh. Trong đó có nhóm lao động trực tiếp và nhóm lao động gián tiếp trong các cơ sở du lịch.

Lực lƣợng LĐ trong ngành DL với 3 nhóm là: Nhóm LĐ chức năng QLNN về DL, Nhóm LĐ chức năng sự nghiệp ngành DL, Nhóm LĐ chức năng kinh doanh.

Lực lƣợng lao động trực tiếp làm trong các cơ sở du lịch bao gồm: nhóm lao động có chức năng quản lý chung, nhóm lao động có chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế, nhóm lao động chức năng đảo bảo điều kiện hoạt động du lịch, nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách.

Vì vậy, để phát triển về số lƣợng lao động du lịch đòi hỏi phát triển các cơ sở du lịch, tăng cƣờng các cơ sở lƣu trú và dịch vụ ăn uống, các sản phẩm du lịch ...

1.2.2.2. Phát triển về cơ cấu nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực ngành du lịch chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong các ngành của nền kinh tế. Với cơ cấu lao động phân theo ngành nghề và cơ cấu lao động theo vị trí công tác thì cơ cấu nguồn nhân lực du lịch bao gồm:

Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề gồm: trong cơ sở lƣu trú, vận chuyển khách và lữ hành. Tùy thuộc vào ngành nghề mà lao động du lịch chiếm tỉ trọng cao hay thấp. Nó ảnh hƣởng đến cơ cấu nguồn nhân lực du

lịch. Bởi hầu hết lao động tập trung trong các cơ sở lƣu trú, ở đó nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn.

Cơ cấu lao động phân theo vị trí công tác bao gồm: Quản lý kinh tế, nghiệp vụ kỹ thuật, nghiệp vụ du lịch. Căn cứ vào trình độ chuyên môn mà xây dựng các vị trí công tác hợp lý. Mỗi lĩnh vực có những đặc trƣng riêng làm cho cơ cấu nhân lực du lịch không đồng đều.

Vì vậy, phát triển cơ cấu nguồn nhân lực du lịch cần phối hợp chặt chẽ các đơn vị kinh doanh DL trong việc xây dựng và kế hoạch đào tạo nhân lực,nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển KT – XH .

1.2.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Có quan niệm cho rằng: “Chất lƣợng NNL là trạng thái nhất định của NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL. Chất lƣợng NNL không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ kinh tế mà còn là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội, bởi lẽ chất lƣợng NNL cao sẽ tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ hơn với tƣ cách không chỉ là một nguồn lực của sự phát triển, mà còn thể hiện mức độ văn minh của một xã hội nhất định”.[17]

Chất lƣợng NNL đƣợc thể hiện qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Tình trạng sức khỏe của dân cư:

Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần.

Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khỏe chia thành: thể lực tốt, loại không có bệnh tật gì, thể lực trung bình, thể lực yếu, không có khả năng lao động.

Bên cạnh các chỉ tiêu về trạng thái sức khỏe của ngƣời LĐ còn có chỉ tiêu đánh giá tình trạng sức khỏe của một quốc gia nhƣ: tỷ lệ sinh thô, tỷ lệ chết thô, tỷ lệ tăng tự nhiên, tuổi thọ trung bình, cơ cấu giới tính, tuổi tác,…

- Trình độ văn hóa của người lao động:

Trình độ văn hóa của ngƣời LĐ là sự hiểu biết của ngƣời LĐ đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội, biểu hiện thông qua: số lƣợng ngƣời biết chữ và chƣa biết chữ; số ngƣời có trình độ tiểu học; số ngƣời có trình độ phổ thông cơ sở; số ngƣời có trình độ phổ thông trung học; số ngƣời có trình độ Đại học – Cao đẳng;…

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của ngƣời LĐ là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó. Trình độ chuyên môn của ngƣời LĐ đƣợc đo bằng: tỷ lệ cán bộ trung cấp, tỷ lệ cán bộ Cao đẳng, Đại học, trên Đại học.

Trình độ kỹ thuật của ngƣời LĐ thƣờng đƣợc dùng để chỉ trình độ của ngƣời đƣợc ĐT ở các trƣờng kỹ thuật, đƣợc trang bị kiến thức nhất định, những khả năng thực hành về công việc nhất định, trình độ kỹ thuật đƣợc biểu hiện thông qua các chỉ tiêu: số lƣợng ĐT và LĐ phổ thông; số ngƣời có bằng kỹ thuật và không có bằng; trình độ tay nghề theo bậc thợ;…

- Chỉ số phát triển con người (HDI):

Chỉ số này đƣợc tính bằng 3 chỉ tiêu chủ yếu: tuổi thọ bình quân; thu nhập bình quân đầu ngƣời và trình độ học vấn. Nhƣ vậy, chỉ số HDI không chỉ đánh giá sự phát triển của con ngƣời về mặt kinh tế, còn nhấn mạnh đến chất lƣợng cuộc sống và sự công bằng, tiến bộ xã hội.

Ngoài những chỉ tiêu có thể lƣợng hóa đƣợc, ngƣời ta còn xem xét chỉ tiêu năng lực phẩm chất của LĐ phản ánh mặt định tính của NNL.

Ngoài ra, còn có cách tiếp cận khác về chất lƣợng NNL. Chất lƣợng NNL đƣợc đánh giá thông qua các tiêu thức:

- Sức khỏe: thể lực và trí lực.

- Trình độ học vấn; trình độ chuyên môn; trình độ lành nghề.

- Các năng lực phẩm chất cá nhân nhƣ: ý thức kỷ luật, tính hợp tác, ý thức trách nhiệm, sự chuyên tâm,…

Tóm lại, để nâng cao chất lƣợng NNL đòi hỏi các yếu tố sau: có lòng tự trọng và tự tôn dân tộc; có tinh thần trách nhiệm và ý thức cộng đồng; có trình độ chuyên môn vững vàng; có phƣơng pháp và kỹ năng thực hành; sự năng động sáng tạo trong công việc; có ý thức tự giác học hỏi nâng cao trình độ, biết tận dụng mọi cơ hội để mở rộng sự hiểu biết; có sức khỏe tốt để hoàn thành các công việc đƣợc giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở hà nội hiện nay (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)