2 .Tình hình nghiên cứu
7. Kết cấu của luận văn
1.2. Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch
1.2.3. Các yếu tố tác động tới phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch
du lịch
Trong quá trình phát triển NNL nói chung và phát triển NNL ngành DL nói riêng chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến các yếu tố chính nhƣ sau:
- Phát triển CSHT và khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Sự phát
triển về CSHT sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Nƣớc ta đang tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn với nội dung “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và LĐ các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và LĐ nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, quy hoạch và phát triển nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nông dân nông thôn”, theo đó là quá trình phân công lại LĐ xã hội, góp phần nâng cao chất lƣợng NNL nói chung và chất lƣợng NNL DL nói riêng.
Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển DL và đến lƣợt mình, trình độ phát triển DL sẽ quyết định đến số lƣợng, chất lƣợng và xu thế phát triển của NNL ngành DL.
- Trình độ phát triển của giáo dục ĐT: Giáo dục ĐT là yếu tố cấu thành
quan trọng của phát triển NNL. Chất lƣợng của giáo dục ĐT ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng NNL, thông qua giáo dục ĐT các quốc gia hình thành NNL của mình với trình độ ĐT, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát
triển. Trình độ phát triển của ĐT DL ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của NNL ngành DL.
- Tốc độ gia tăng dân số: Ở những nƣớc đang phát triển, quy mô dân số
lớn, tốc độ gia tăng cao chính là lực cản đối với tốc độ tăng trƣởng kinh tế và phát triển NNL. Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hƣởng đến việc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nƣớc, trong đó có chính sách về giáo dục ĐT và phát triển NNL. Để nâng cao chất lƣợng NNL cần hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số ở mức hợp lý.
- Các chính sách KT - XH, kế hoạch, qui hoạch, liên kết trong phát
triển của địa phương: Các chính sách KT - XH của Nhà nƣớc nhƣ: chính sách
giáo dục ĐT; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, LĐ tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... đều có tác động trực tiếp đến NNL.
Chính sách KT - XH của Nhà nƣớc không chỉ tạo điều kiện phát triển NNL mà còn hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của NNL thông qua những công cụ điều tiết vĩ mô. Chính sách phát triển DL của Nhà nƣớc tác động đến sự phát triển DL, trong đó chính sách ĐT phát triển NNL ngành DL ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển NNL ngành DL.
- Các nhân tố tác động từ bên ngoài:
+ Toàn cầu hoá
Quá trình toàn cầu hoá đó thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển NNL tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa đó làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trƣờng toàn cầu, tƣơng tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau. Khả năng cạnh tranh đƣợc quyết định bởi năng lực tạo ra giá trị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi quốc gia và của từng doanh nghiệp. Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng của lực lƣợng lao động. Trên thực tế, sự nghiệp giáo dục và ĐT và các kỹ năng của
lực lƣợng LĐ là vũ khí cạnh tranh quan trọng trong thế kỷ XXI. Đây cũng chính là sức ép trong việc ĐT và phát triển NNL trong ngành DL.
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông
Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đó tạo ra những thay đổi lớn trong các tổ chức và xuất hiện cách thức thực hiện công việc mới. Nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới và phƣơng thức quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi ngƣời LĐ phải đƣợc trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc mới. Những biến đổi trong các tổ chức cũng làm thay đổi vai trò của ngƣời lao động, họ có nhu cầu trong việc ra quyết định và thực sự cần thiết trong việc mở rộng hơn các kỹ năng làm việc. Ngƣời nhân viên cần bổ sung nhiều hơn các kỹ năng so với trƣớc đây làm việc với cấp bậc tổ chức chậm thay đổi. Những điều này làm thay đổi mạnh mẽ về chất đối với NNL.
+ Xu thế thay đổi về cách thức đi DL và các nhu cầu trong khi đi DL Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đƣợc cải thiện vƣợt bậc cho phép khách DL rút ngắn thời gian đi lại, tiếp cận đến nhiều điểm đến DL, tạo nên xu thế khách DL rút ngắn thời gian lƣu trú tại mỗi điểm DL và thực hiện nhiều chuyến đi DL đến các điểm đến DL khác nhau trong thời gian trong năm.
Các dịch vụ DL đƣợc chia thành 2 nhóm chính là nhóm dịch vụ chính (gồm ăn uống và lƣu trú) và nhóm dịch vụ bổ sung (nghỉ dƣỡng, tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ, tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá - xã hội...). Cộng với xu thế đi DL nhiều lần trong năm thì khách DL ngày càng có nhu cầu nhiều hơn với các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ bổ sung. Những thay đổi của “cầu DL” đó làm thay đổi “cung DL” và qua đó tác động trực tiếp, làm thay đổi sự phát triển của NNL ngành DL.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY