.1 Bảng thông tin về các phòng hội nghị hội thảo

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN mối QUAN hệ GIỮA bộ PHẬN lễ tân và các bộ PHẬN KHÁC tại BAN THACH RIVERSIDE HOTEL RESORT (Trang 33 - 48)

Phòng Kích thước Sức chứa Đặc điểm

Hội trường lớn 556 m2 500 khách - Được thiết kế sang trọng, nội thất và cách bài trí thẩm mỹ với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại: Điều hòa nhiệt độ, âm thanh, micro, ánh sáng, wifi…, đảm bảo các điều kiện để tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

Phòng hội thảo 1 112.5 m2 52 khách

Phòng hội thảo 2 138 m2 60 khách

Nguồn: Bộ phận Sales & Marketing Ban Thach Riverside Hotel & Resort Ảnh 2.3.3.2.1 Phòng hội nghị - hội thảo tại Ban Thach Riverside Hotel & Resort

2.3.3.3. Nhà hàng tiệc cưới

Diện tích 556.2m2, sức chứa 450 khách, được thiết kế sang trọng, không gian lãng mạn, tinh tế với tông màu trắng tím làm chủ đạo; cùng với đội ngũ đầu bếp và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp chắc chắn sẽ mang lại cho quý khách một bữa tiệc thật sự đáng nhớ và hài lòng nhất.

2.3.3.4. Spa

Được thiết kế sang trọng và trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị hiện đại nhất. Đến với Spa của khách sạn ven sông Bàn Thạch, quý khách sẽ tìm được cảm giác thật sự thư giãn và nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau một ngày mệt mỏi với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chu đáo và tận tình.

2.3.3.5. Sân tennis, hồ bơi

Ảnh 2.3.3.5.6 Sân tennisvà hồ bơi tại Ban Thach Riverside Hotel & Resort

Nằm trong khuôn viên của khách sạn, với một không gian rộng rãi, thoáng mát, sân tennis và hồ bơi được thiết kế hiện đại, đầy đủ các trang thiết bị phục vụ theo đúng tiêu chuẩn tập luyện. Là nơi lý tưởng để gặp gỡ, giao lưu, thi đấu và luyện tập sau những giờ làm việc căng thẳng.

2.3.4.Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.3.4.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Ban Thach Riverside Hotel & Resort

Nguồn:Phòng nhân sự Ban Thach Riverside Hotel & Resort

2.4. Ý nghĩa của việc thiết lập mối quan hệ giữa bộ phận Lễ tân với các bộ phậnkhác trong khách sạn khác trong khách sạn

Trong quá trình hoạt động khách sạn, mỗi bộ phận đều có công việc, nhiệm vụ riêng tuy nhiên tất cả đều cùng chung một mục đích là phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng và cống hiến hết sức cho khách sạn. Cho nên sự liên kết giữa các bộ phận là không thể tách rời. Một khách sạn có thành công hay không đều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận. Sự thiết lập và phối hợp ăn ý giữa các bộ phận là yếu tố hàng đầu mà nhà quản trị cần ưu tiên. Nhờ vào mối quan hệ tốt đẹp giữa các bộ phận, khách sạn có thể tối đa hóa công suất và doanh thu, đưa khách sạn ngày càng phát triển. Vì vậy, việc thiết lập mối quan hệ giữa bộ phận Lễ tân với các bộ phận khác trong khách sạn nhằm các mục đích sau:

-Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp

-Đảm bảo chính xác quy trình công việc, chất lượng phục vụ

-Tương tác, hỗ trợ lẫn nhau Bộ Phận Lễ Tân Bộ Phận Buồn g GIÁM ĐỐC (GM) Bộ Phận Nhân Sự (HR) Bộ Phận Sale Bộ Phận IT Bộ Phận Spa Bộ Phận Nhà Hàng Bộ Phận Bảo Trì Bộ Phận An ninh Bộ Phận Bếp Bộ Phận Kế toán

- Hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình làm việc

2.5. Các mô hình nghiên cứu liên quan

2.5.1. Mô hình nghiên cứu của Warren Whisenant và Michael Smucker (2009)

Warren Whisenant và Michael Smucker (2009) đã nghiên cứu về mối

quan hệ giữa công bằng trong tổ chức với sự hài lòng đối với công việc thông qua khảo sát các huấn luyện viên tại trường trung học thể thao.

Sơ đồ 2.5.1.1 Mô hình nghiên cứu của Warren Whisenant và Michael Smucker (2009)

Nguồn: Public Organiz Rev (2009)

2.5.2. Mô hình nghiên cứu của Robinson & cộng sự (2004)

Theo Robinson và cộng sự (2004): Sự gắn kết với tổ chức là một thái độ tích cực của nhân viên đối với tổ chức và các giá trị của nó. Nhân viên gắn kết sẽ nhận thức được tình hình kinh doanh và phối hợp với đồng nghiệp để cải thiện hiệu suất trong công việc vì lợi ích của tổ chức. (Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 25, tháng 10 năm 2020).

2.5.3. Mô hình nghiên cứu Recardo và Jolly (1997)

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên thể hiện qua 8 khía cạnh: (1) giao tiếp trong tổ chức, (2) đào tạo và phát triển, (3) phần thưởng và sự

Sự hài lòng đối với công

việc Công bằng phân phối Công bằng thủ tục Công bằng trong ứng xử giữa

người quản lý và nhân viên

công nhận, (4) hiệu quả của việc ra quyết định (5) chấp nhận rủi ro do bởi sáng tạo và cải tiến, (6) định hướng và kế hoạch tương lai, (7) làm việc nhóm, (8) Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị. (Thông tin và truyền thông, 2015).

2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở các mô hình nghiên cứu và mô hình lý thuyết, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 4 yếu tố: Sự giao tiếp, sự gắn kết, sự công bằng quyền lực, đào tạo và phát triển.

Sơ đồ 2.6.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mối quan hệ giữa bộ phận Lễ tân với các bộ phận khác.

Sự giao tiếp

Sự gắn kết

Đào tạo và phát triển Sự công bằng quyền lực

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tiến trình nghiên cứu

Sơ đồ 3.1.1 Tiến trình nghiên cứu

3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp: phỏng vấn sâu (Dept-interview) và khảo sát.

3.2.1. Khái niệm phỏng vấn sâu và khảo sát

- Khái niệm phỏng vấn sâu

Theo TS. Trần Thị Kim Xuyến và GV.ThS. Trần Thị Bích Liên (2015)

Phỏng vấn sâu là một phương pháp thu thập thông tin trong đó người được phỏng Mục tiêu nghiên cứu và cơ sở

lý thuyết

Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu chính thức

Xây dựng hệ thống câu hỏi

Chỉnh sửa câu hỏi

Bảng câu hỏi chính thức

Phỏng vấn/ Khảo sát

Xử lí dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Kết quả nghiên cứu

vấn sẽ trả lời một số câu hỏi do nhà nghiên cứu đặt ra. Phỏng vấn sâu giúp nhà nghiên cứu cố gắng đi sâu vào một số khía cạnh của những cảm nhận, động cơ, thái độ hoặc lịch sử cuộc đời của người cung cấp thông tin. Các phỏng vấn viên phải biết rõ những gì mà họ muốn người cung cấp thông tin đề cập tới, song họ cần phải rất linh hoạt, mềm dẻo và tạo cơ hội cho người được hỏi có thể thoải mái nói về những điều quan trọng, trong hoàn cảnh của mình.

Phỏng vấn có thể chuyển tiếp thông tin về số liệu thực tế như cấu trúc hộ gia đình, phân công lao động và cách làm ăn sinh sống. Phỏng vấn cũng có thể sử dụng để tìm hiểu về quan niệm, giá trị và cách ứng xử của con người.

- Khái niệm phương pháp khảo sát:

Khảo sát bằng bảng hỏi là một phương pháp khoa học có khả năng cung cấp các câu trả lời khách quan, chính xác, trung thực về những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. Về nguyên tắc mẫu khảo sát phải có tính đại diện cao để từ kết quả khảo sát có thể đưa ra những nhận định đáng tin cậy về toàn bộ cộng đồng (Cách thức thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi, PGS.TS Lê Ngọc Hùng, ThS. Nguyễn Thị Hiền, 2014).

3.2.2. Hình thức phỏng vấn, khảo sát

- Hình thức phỏng vấn:

Theo TS. Trần Thị Kim Xuyến và GV.ThS. Trần Thị Bích Liên (2015)

+ Các phỏng vấn sâu có thể mang tính chất không cơ cấu, bán cơ cấu hoặc cơ cấu hóa chặt chẽ.

+ Phỏng vấn không cơ cấu đôi khi còn được gọi là phỏng vấn “không giới hạn". Phỏng vấn viên không có các câu hỏi thiết kế trước. Người được hỏi sẽ được khích lệ để nói về những lĩnh vực mà phỏng vấn viên mong muốn. Đó là những vùng vấn đề rất tổng quát hoặc thậm chí còn khá mơ hồ vào lúc khởi đầu cuộc chuyện trò. Phỏng vấn viên nên để cho những người được phỏng vấn có thể thoải mái nói về những gì mà họ thấy là quan

trọng. Thông thường, các phỏng vấn sâu không cơ cấu được sử dụng trong quá trình quan sát tham dự.

+ Trong cuộc phỏng vấn sâu bán cơ cấu thì phỏng vấn viên có một bản liệt kê các vùng chủ đề hoặc các câu hỏi. Phỏng vấn kiểu này là tạo điều kiện cho người được phỏng vấn có thể nói lên bằng chính lời ăn tiếng nói của họ, do đó mà các câu hỏi không nên quá chặt chẽ, nhằm cho phép mở ra nhiều khả năng trả lời khác nhau hơn, tuy rằng đây vẫn là một cách phỏng vấn có chủ đề tập trung hơn so với kiểu phỏng vấn không cơ cấu, vốn tính chất tổng quát hơn, rộng mở hơn. Nếu như trong quá trình phỏng vấn, người được phỏng vấn tự động chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác (dù phỏng vấn viên chưa đặt ra câu hỏi cho chủ đề mới này) thì phỏng vấn viên cần đánh dấu để ghi nhận là chủ đề đó đã giải quyết xong, không cần đặt câu hỏi đã dự kiến trong bản liệt kê nữa. Các câu hỏi không đặt ra theo một thứ tự định trước nào, mà phải được đưa ra một cách linh hoạt nhằm phát triển cuộc trò chuyện thật tự nhiên, miễn là mọi chủ đề dự kiến cuối cùng đều được đề cập đầy đủ.

+ Phỏng vấn sâu cơ cấu hóa có phần giống với phỏng vấn bảng hỏi in sẵn. Đối với phương pháp này, phỏng vấn viên có sẵn một danh mục các câu hỏi đặc thù được soạn sẵn. Mục đích của phỏng vấn là tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu thu thập thông tin chi tiết về cách mà những người được phỏng vấn tạo dựng cách làm ăn sinh sống, lối sống, các khó khăn và các vấn đề ưu tiên của họ. Các mô hình và khuynh hướng của toàn bộ cộng đồng có thể được suy ra từ các thông tin này. Việc nắm được các yếu tố về giới, độ tuổi, tầng lớp hoặc các biến số xã hội khác sẽ cho ta một hình ảnh đại diện đích thực hơn về cộng đồng cũng như một phương tiện để so sánh các nhóm.

- Hình thức của khảo sát bằng bảng hỏi:

Câu hỏi khảo sát cần ngắn gọn, tập trung vào vấn đề, rõ nghĩa để tránh việc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Câu hỏi cần thực hiện được mục tiêu của bảng hỏi và không có các

đáp an gây lỗi cho dữ liệu thu thập (Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học, 2016).

3.2.3. Câu hỏi phỏng vấn, khảo sát

- Câu hỏi phỏng vấn

1. Có ý kiến cho rằng: cơ sở vật chất là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng quy trình làm việc giữa bộ phận Lễ tân với các bộ phận khác trong khách sạn. Anh/chị nghĩ gì về quan điểm này?

2. Theo anh/chị, các chương trình giao lưu giữa các bộ phận có cần thiết hay không? Vì sao.

3. Theo anh/chị, công tác đào tạo và phát triển tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa các nhân viên?

4. Anh/chị hãy đề xuất một số giải pháp để cải thiện mối quan hệ giữa bộ phận Lễ tân với các bộ phận khác tại Ban Thach Riverside Hotel & Resort.

- Câu hỏi khảo sát:

1. Anh/chị có cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với các bộ phận khác trong khách sạn không?

2. Quy trình làm việc của các bộ phận luôn hợp nhất, rõ ràng và nhanh chóng. 3. Anh/chị hài lòng với thái độ làm việc của đồng nghiệp không?

4. Đồng nghiệp luôn hỗ trợ anh/chị khi cần thiết?

5. Văn hóa giữa bộ phận Lễ tân và các bộ phận khác luôn hòa hợp, tương đồng. 6. Luôn có sự tin tưởng tuyệt đối giữa các nhân viên

7. Theo anh/chị, cơ sở vật chất có gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các nhân viên không?

8. Nếu có, anh/chị hãy nêu ngắn gọn tác động của cơ sở vật chất đến mối quan hệ giữa các bộ phận.

10. Không có sự ưu tiên dựa trên các yếu tố như ngoại hình, giọng nói,... 11. Anh/chị đã từng xảy ra xung đột với bộ phận khác.

12. Các xung đột luôn được giải quyết nhanh chóng và ổn thỏa 13. Anh/chị luôn cảm thấy được tôn trọng khi các mâu thuẫn xảy ra

14. Các chính sách, quy định hiện có tại khách sạn có tác động tích cực đến mối quan hệ giữa các bộ phận không?

15. Anh/chị mong muốn được cải thiện mối quan hệ với các bộ phận khác

16. Theo anh/chị, nếu mối quan hệ giữa các bộ phận được cải thiện thì anh/chị sẽ nhận được những lợi ích gì?

17. Anh/chị sẵn lòng tham gia các buổi đào tạo, giao lưu với các bộ phận khác không?

3.3. Quy trình lấy mẫu và đại diện mẫu3.3.1. Quy trình lấy mẫu 3.3.1. Quy trình lấy mẫu

Chọn mẫu là một quá trình hoặc kỹ thuật chọn một nhóm nhỏ từ một quần thể để tham gia vào nghiên cứu; nó là quá trình lựa chọn một số cá thể cho một nghiên cứu theo cách mà những cá nhân được chọn đại diện cho một nhóm lớn mà họ được chọn từ đó (Ogula, 2005). Có hai quy trình lấy mẫu chính trong nghiên cứu. Chúng bao gồm lấy mẫu xác suất và không xác suất (Kenpro, 2012).

Ngày 7/2/2022 – ngày đầu tiên thực tập tại Ban Thach Riverside Hotel & Resort, được anh Trương Quốc Sơn (quản lý bộ phận tiền sảnh) giới thiệu chị Đoàn Thị Kiều Thu (Trưởng bộ phận Lễ tân), chị Thu cho biết bộ phận Lễ tân gồm 5 người. Trong tuần đầu thực tập, chị Thu giới thiệu với các anh /chị tại bộ phận Lễ tân gồm: chị Võ Thị Kim Ngân, chị Đoàn Thị Kim Ngân, anh Huỳnh Phát Cổ Mân và anh Hoàng Bùi Anh Nhựt. Sau đó, qua quá trình thực tập được giới thiệu các anh/chị thuộc các bộ phận khác có: chị Trần Thị Thanh Thủy (bộ phận Buồng phòng), anh Nguyễn Ngọc Toàn (bộ phận Bảo trì). Qua đó, các anh/chị đã đồng ý thực hiện phỏng vấn và khảo sát để tác giả thu thập ý kiến và hoàn

thành khóa luận.

3.3.2. Đại diện mẫu

Đại diện mẫu là tập hợp nhỏ những phần tử lấy ra từ một tổng thể lớn, người ta sẽ nghiên cứu những mẫu đó để tìm ra các đặc trưng của mẫu. Các đặc trưng mẫu được sử dụng để suy rộng ra các đặc trưng chung của tổng thể do nó làm đại diện (Nguyễn Nam Phong, 2022).

Đại diện mẫu của bài khóa luận là những nhân viên làm việc tại bộ phận Lễ tân, Buồng phòng và Bảo trì được giới thiệu trong quá trình thực tập.

3.4. Kỹ thuật phân tích dữ liệu3.4.1. Khái niệm phân tích dữ liệu 3.4.1. Khái niệm phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu được định nghĩa là một quá trình làm sạch, chuyển đổi và mô hình hóa dữ liệu để khám phá thông tin hữu ích cho việc ra quyết định kinh doanh. Mục đích của phân tích dữ liệu là trích xuất thông tin hữu ích từ dữ liệu và đưa ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu (Daniel Johnson, 2022).

3.4.2. Quy trình phân tích dữ liệu

Theo Daniel Johnson, 2022:

- Thu thập yêu cầu dữ liệu: quyết định những gì cần phân tích và làm thế nào để đo lường nó, hiểu lý do tại sao điều tra và những biện pháp phải sử dụng để thực hiện phân tích này.

- Thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu dựa trên các yêu cầu. Khi thu thập dữ liệu, hãy nhớ rằng dữ liệu đã thu thập phải được xử lý hoặc tổ chức để phân tích. Khi thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, phải ghi nhật ký với ngày thu thập và nguồn dữ liệu.

- Làm sạch dữ liệu: các dữ liệu được thu thập có thể không hữu ích hoặc không liên quan đến mục đích phân tích, do đó nó cần được làm sạch. Dữ liệu được thu thập có thể chứa các bản ghi trùng lặp, khoảng trắng hoặc lỗi. Dữ liệu phải được làm sạch và không có

lỗi. Giai đoạn này phải được thực hiện trước khi phân tích vì dựa trên việc làm sạch dữ liệu, kết quả phân tích sẽ gần hơn với kết quả mong đợi.

- Phân tích dữ liệu: Sau khi dữ liệu được thu thập, làm sạch và xử lý, dữ liệu đã sẵn sàng để phân tích.Trong giai đoạn này, có thể sử dụng các công cụ và phần mềm phân tích

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN mối QUAN hệ GIỮA bộ PHẬN lễ tân và các bộ PHẬN KHÁC tại BAN THACH RIVERSIDE HOTEL RESORT (Trang 33 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w