Nội dung chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 28 - 31)

1.2 Một số vấn đề chung về thất thu thuế, chống thất thu thuế thu nhập

1.2.5. Nội dung chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.5.1 Chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp qua công tác tuyên truyền

NNT là các chủ thể quan trọng nhất trong việc thực hiện chính sách thuế. Muốn thực hiện chính sách thuế đạt đƣợc kết quả tốt thì đối tƣợng nộp thuế phải hiểu rõ đƣợc các cơ chế phân phối, các nguyên lý, đạo lý của việc họ phải thực hiện nộp thuế; trên cơ sở hiểu đƣợc rõ chính sách thì họ sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ, cụ thể là sẵn sàng nộp vào NSNN số tiền mà họ đã hiểu là phải làm nghĩa vụ vì lợi ích chung của đất nƣớc và của cộng đồng.

Để tránh các vi phạm về thuế, cùng với những hiểu biết về nguyên lý, các đối tƣợng phải biết đƣợc các quy định của luật pháp về quyền, về nghĩa vụ và các trình tự thủ tục mà các DN phải thực hiện. Trên cơ sở đó, các đối tƣợng nộp thuế thực hiện đúng quy định, không trái pháp luật và nhƣ vậy các hành vi vi phạm pháp luật sẽ đƣợc hạn chế.

Việc thực hiện các vấn đề nêu trên phụ thuộc một phần vào công tác tuyên truyền giáo dục về pháp luật nói chung, về pháp luật thuế nói riêng. Cơ quan thuế cũng nhƣ các cơ quan bảo vệ pháp luật khác phải thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật thông qua các biện pháp khác nhau.

Tăng cƣờng công tác giáo dục, tuyên truyền và cung cấp dịch vụ hỗ trợ các DN để nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của NNT. Công tác tuyên truyền thuế phải tiến tới đạt đƣợc mục tiêu là đại bộ phận dân chúng có thể đạt đƣợc những luật thuế cơ bản có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nƣớc.

1.2.5.2 Chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp qua công tác kiểm soát việc đăng ký, kê khai thuế

Thất thu thuế biểu hiện không những thất thu về số lƣợng NNT, mà còn thất thu về cả mức thuế. Nếu nhƣ kiểm soát tốt việc đăng ký thuế sẽ hạn chế

thất thu về số lƣợng NNT thì việc kiểm soát tốt kê khai thuế sẽ hạn chế thất thu về mức thuế.

1.2.5.3 Chống thất thu thuế qua việc thanh tra, kiểm tra thuế

Nhìn chung các DNNNN đều thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cơ quan thuế nhƣng bên cạnh đó vẫn còn một số DN vi phạm pháp luật thuế. Vì vậy cơ quan thuế cần đẩy mạnh hơn nữa thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm. Việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế không chỉ nhằm hạn chế thất thu NSNN mà còn có tác dụng ngăn ngừa các hành vi vi phạm, tạo môi trƣờng bình đẳng trong kinh doanh.

Để thực hiện chống gian lận thuế cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chống thất thu NSNN; đồng thời tổng kết các hành vi vi phạm và nghiên cứu dự báo các hành vi vi phạm về thuế, đề ra các biện pháp phòng ngừa. Lấy công tác thanh kiểm tra làm trọng điểm của cải cách quản lý thu. Coi công tác kiểm tra là gốc, là nền tảng; công tác thanh tra là mũi nhọn trong quản lý thuế. Thực hiện phân loại đối tƣợng nộp thuế để thanh kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro. Xây dựng chƣơng trình tin học hỗ trợ công tác thanh tra thuế.

1.2.5.4 Chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp qua việc đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế

Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế là chức năng hết sức quan trọng của ngành thuế. Nếu thực hiện tốt chức năng này thì quản lý nhà nƣớc về thuế mới có đƣợc hiệu quả trọn vẹn. Khi DN nợ thuế có nghĩa là NSNN chƣa có tiền và nếu không đòi đƣợc nợ thì sẽ không có tiền. Do vậy cần hết sức quan tâm đến việc quản lý nợ và đôn đốc cƣỡng chế nợ thuế.

1.2.5.5 Chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cơ quan khác

- Cơ quan thuế có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế ;

- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phƣơng phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán thu ngân sách nhà nƣớc và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn;

- Các cơ quan khác của Nhà nƣớc có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế; phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế.

- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và thông báo tiến độ, kết quả xử lý vụ việc cho cơ quan quản lý thuế.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức động viên nhân dân, giáo dục hội viên nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về thuế; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

- Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế đến các hội viên.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc cung cấp thông tin liên quan đến việc quản lý thuế.

- Cơ quan thông tin, báo chí có trách nhiệm Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế; Nêu gƣơng tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật về thuế; Phản ánh và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

- Tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm: Cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế; Phối hợp thực hiện các quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về thuế; Yêu cầu ngƣời bán hàng, ngƣời cung cấp dịch vụ phải giao hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ đúng số lƣợng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ.

Vì vậy, cơ quan thuế cần phải sử dụng tốt quyền hạn của mình, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng các cấp, tích cực phối hợp có hiệu quả với các tổ chức cá nhân có liên quan để thực hiện tốt công tác quản lý thuế nói chung và công tác chống thất thu thuế TNDN nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)