Petrolimex
Công tác phân tích tình hình tài chính tại PGBank đạt được một số kết quả sau: + Về mô hình tổ chức và phân công công việc phân tích
PGBank đã có được một bộ phận chuyên trách thực hiện công tác phân tích tình hình tài chính. Nhờ có bộ phận chuyên trách về phân tích tình hình tài chính tại Phòng Kế toán tài chính thuộc Hội sở chính, mà công tác phân tích tình hình tài chính đã được triển khai thống nhất trong toàn hệ thống, và tổ chức có quy trình, phần nào đáp ứng yêu cầu của Ban lãnh đạo PGBank.
Mô hình tổ chức phân tích tình hình tài chính tại PGBank là mô hình kết hợp, công tác phân tích tình hình tài chính được thực hiện tại Hội sở chính PGBank, với sự phối hợp của các Khối phòng ban cùng các Chi nhánh trực thuộc, giúp cho Ban lãnh đạo từng cấp trong hệ thống PGBank nắm được tình hình tài chính của Ngân hàng mình một cách kịp thời. Việc phân công công việc phân tích tình hình tài chính tại PGBank cũng đã được quy định khá rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ của từng Khối, phòng ban, Chi nhánh trực thuộc có liên quan.
+ Về tổ chức lựa chọn nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích
Việc phân tích tình hình tài chính của PGBank đã đề cập tới các mặt hoạt động tài chính của PGBank như: quy mô, cơ cấu tài sản, tăng trưởng nguồn vốn, cơ cấu dư nợ cho vay, chất lượng tín dụng… đến khả năng sinh lời, thu nhập và chi phí của hoạt động kinh doanh.
Việc phân tích các nội dung không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu mà đã phần nào đi sâu phân tích cả về mặt chất lượng. Vì vậy, các kết luận phân tích đưa ra có tính khoa học và sát thực với thực tiễn hoạt động. Từ đó, đưa ra được những đề xuất, đáp ứng yêu cầu của công tác quản trị Ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho PGBank và Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát các quy định của Nhà nước trong an toàn hoạt động Ngân hàng được dễ dàng hơn.
Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích không quá phức tạp, nguồn thông tin làm cơ sở để tính toán không đòi hỏi quá chi tiết, cặn kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng.
PGBank đã sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, phương pháp phân chia và phương pháp tỷ lệ trong công tác phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng mình. Các phương pháp này giúp cho người phân tích đánh giá được toàn bộ nội dung và tình hình tài chính của PGBank, cũng như giúp người phân tích xác định được xu hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu cần phân tích.
+ Về tổ chức thực hiện quy trình phân tích
Việc phân tích tình hình tài chính tại PGBank về cơ bản đã thực hiện theo quy trình phân tích. Phòng Kế toán Tài chính đã tiến hành phân công công việc cho từng cán bộ đảm nhận việc phân tích cũng như thực hiện các bước trong quy trình phân tích: sưu tầm, thu thập tài liệu, tính toán, so sánh các chỉ tiêu phân tích giữa kỳ này với kỳ gốc, rút ra nhận xét và tổng hợp, viết báo cáo phân tích. PGBank cũng đã có quy định về việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu phân tích.
Hiện tại, PGBank đã ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích tình hình tài chính, đó là chương trình phân tích báo cáo tài chính. Chương trình này đã trợ giúp rất nhiều cho các cán bộ phân tích trong việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của PGBank qua các kỳ.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
+ Mô hình tổ chức và phân công công việc phân tích
Theo nhiệm vụ được giao, công tác phân tích tình hình tài chính của PGBank chủ yếu do phòng Kế toán Tài chính đảm nhiệm. Trong khi đó, quy mô và địa bàn hoạt động của PGBank lại rộng khắp, thực hiện nhiều hoạt động và cung cấp loại hình dịch vụ khá đa dạng, tổ chức bộ máy quản lý theo các Khối, phòng ban chức năng quản lý từng mặt hoạt động. Do đó, mô hình tổ chức phân tích tình hình tài chính hiện tại của PGBank chưa thực sự phù hợp, việc phân công công việc phân tích tình hình tài chính chưa thực sự hợp lý, bởi vì nhân sự chỉ gồm 2 cán bộ, phòng Kế toán Tài chính khó có thể đáp ứng nhu cầu thông tin về toàn bộ các hoạt động tài chính của Ngân hàng, một cách thường xuyên, cụ thể và chi tiết. Các Khối, phòng ban chức năng tại PGBank, theo nhiệm vụ được giao, có thực hiện phân tích các
mặt hoạt động mà Khối phòng mình quản lý. Tuy nhiên, công việc này chủ yếu là báo cáo kết quả thực hiện, nếu có phân tích thì không đầy đủ và không theo quy trình, do được phân công phân tích theo chức năng nhiệm vụ gây ra nhiều hạn chế.
+ Tổ chức lựa chọn nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích
Mặc dù đã đề cập tới các nội dung phân tích tình hình tài chính trên các mặt của hoạt động tài chính, nhưng công tác phân tích tình hình tài chính tại PGBank chủ yếu tập trung vào phân tích kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời, chưa chú trọng nhiều tới các nội dung còn lại.
Việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích mới chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và một số chỉ tiêu cơ bản khác như lãi suất và chi phí vốn, phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất, khe hở kỳ hạn và các phân tích đối với từng dòng sản phẩm. Do đó, chưa thấy được một cách chi tiết, cụ thể tình hình tài chính của Ngân hàng mình. Bên cạnh đó, mặc dù đã có một hệ thống các báo cáo nội bộ phục vụ cho mục đích quản trị, tuy nhiên, PGbank chưa xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính đầy đủ và có hệ thống. Vẫn còn có rất nhiều các chỉ tiêu tài chính chưa được tính toán trong khi các chỉ tiêu hiện có thì đang nằm rải rác trong rất nhiều báo cáo khác nhau mà chưa được tập hợp lại.
Phương pháp phân tích thường sử dụng là phương pháp so sánh, phương pháp phân chia và phương pháp tỷ lệ. Các phương pháp này cho thấy sự biến động của các chỉ tiêu qua các kỳ nhưng chưa cho biết các nhân tố ảnh hưởng, cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích.
+ Tổ chức thực hiện quy trình phân tích
Việc phân tích tình hình tài chính tại PGBank chưa thực hiện đúng theo quy trình phân tích. Cụ thể chưa chú trọng khâu lập kế hoạch phân tích, việc tiến hành phân tích mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm tài liệu, tính toán và so sánh các chỉ tiêu của kỳ phân tích với kỳ gốc, mà chưa tiến hành xác định các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích. Báo cáo phân tích chưa thực sự cô đọng, nhiều chỗ còn dài dòng hoặc sa đà vào việc phân tích
quá chi tiết. Việc sắp xếp và lưu trữ hồ sơ phân tích chưa được thực hiện một cách có hệ thống và khoa học.
Chương trình phân tích báo cáo tài chính của PGBank đã được xây dựng và đi vào hoạt động, nhằm trợ giúp cho công tác phân tích tình hình tài chính. Tuy nhiên, chương trình chưa hoạt động ổn định, mới chỉ tính toán được một số chỉ tiêu cơ bản, và chưa đảm bảo tính đúng đắn cho kết quả tính toán.
Nguyên nhân
Trong thời gian trước đây, ban lãnh đạo PGBank chưa thực sự quan tâm đến phân tích tình hình tài chính và công tác tổ chức phân tích tình hình tài chính trong Ngân hàng. Do vậy, công tác phân tích tình hình tài chính được thực hiện chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu hội họp, báo cáo. Phân tích tình hình tài chính chưa thực sự trở thành công cụ quản lý cho các nhà quản trị Ngân hàng trong việc hoạch định chính sách kinh doanh, chưa đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng quan tâm.
Công việc phân tích được thực hiện chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tiễn tích lũy trong quá trình công tác, chưa có phương pháp phân tích tài chính đầy đủ, đảm bảo tính khoa học trong phân tích.
Hơn nữa, hiện tại còn có ít tài liệu về tổ chức phân tích tình hình tài chính trong Ngân hàng thương mại. Công tác tổ chức phân tích tình hình tài chính tại các Ngân hàng thương mại Việt nam hiện nay hầu hết đều do các Ngân hàng tự xây dựng và quyết định. Ngân hàng Nhà nước mới chỉ có các văn bản hướng dẫn về một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, hoặc các chỉ tiêu về giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Do đó, các Ngân hàng thương mại còn lúng túng trong công tác tổ chức phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng mình.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG
DẦU PETROLIMEX