Về phân tích cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của NHTMCP xăng dầu petrolimex (Trang 87 - 88)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính

3.2.2.1.Về phân tích cơ cấu nguồn vốn

Thứ nhất, bổ sung chỉ tiêu tỉ lệ vốn huy động so với vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này

giúp các nhà quản trị NH thấy được khả năng thu hút vốn của một đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:

Vốn huy động Tỷ lệ vốn huy động so với vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

Để minh hoạ tính hữu ích của việc phân tích các chỉ tiêu trên, có thể áp dụng tính toán số liệu thực tế của PGBank qua 3 năm như sau:

Bảng 3.1: Tỷ lệ vốn huy động trên vốn chủ sở hữu của PGBank qua các năm Đơn vị tính: lần

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tỷ lệ vốn huy động/Vốn chủ sở hữu 6.37 4.92 5.08

( Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)

Chỉ số vốn huy động trên vốn chủ sở hữu của PGBbank có chiều hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng này vẫn còn thấp so với các NHTMCP khác. Do đó, PGBank cần chú trọng hơn nữa trong công tác huy động vốn và phát triển đa dạng hơn nữa các sản phẩm dịch vụ để thu hút lượng khách hàng lớn hơn.

Thứ hai, bổ sung tỷ lệ huy động tiền gửi ngắn hạn so với tiền gửi trung, dài hạn. Chỉ

số này phản ánh cơ cấu nguồn huy động của NH theo kỳ hạn, cho biết mức độ chênh lệch giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và nguồn huy động trung, dài hạn của NH. Thông tin này giúp ban điều hành trong việc sử dụng vốn cũng như trong việc áp dụng các chính sách huy động khác nhau nhằm điều chỉnh cơ cấu tiền gửi theo đúng định hướng và có lợi nhất cho NH.

Số dư tiền gửi ngắn hạn Tỷ lệ huy động tiền gửi ngắn hạn =

so với tiền gửi trung, dài hạn Số dư tiền gửi trung, dài hạn

Bảng 3.2: Tỷ lệ huy động tiền gửi ngắn hạn so với tiền gửi trung và dài hạn của PGBank qua các năm

Đơn vị tính: lần

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tỷ lệ huy động tiền gửi ngắn hạn so với tiền gửi trung và dài hạn

1.85 1.98 2.33

(Nguồn: Bản cáo bạch PGBank năm 2011)

Bảng số liệu cho thấy, huy động tiền gửi ngắn hạn của PGBank lớn hơn so với huy động tiền gửi trung và dài hạn, và chỉ số này tăng dần theo thời gian tuy không nhiều, trung bình nguồn vốn ngắn hạn huy động được chỉ gấp 2 lần nguồn vốn trung và dài hạn. Nếu xem xét thêm về dư nợ cho vay, PGBank có dư nợ cho vay ngắn hạn nhiều trung bình gấp 2 lần dư nợ cho vay trung và dài hạn. Cơ cấu này tạo cho PG Bank chủ động hơn về nguồn cho việc giải ngân các hợp đồng tín dụng, quản lý thanh khoản dễ dàng, tránh được rủi ro về chênh lệch kỳ hạn và rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, PGBank cần thúc đẩy hoạt động huy động vốn, để đạt được doanh số cao hơn, có thể kết hợp với việc sử dụng một phần vốn ngắn hạn kinh doanh trên thị trường II (gửi NH khác hoặc sử dụng trong kinh doanh ngoại tệ kiếm lời). Việc sử dụng vốn như vậy cũng không gây rủi ro về kỳ hạn vì bản thân các hoạt động trên thị trường II cũng mang tính ngắn hạn. Tuy nhiên, huy động tiền gửi ở thị trường I thường có lãi suất cao hơn thị trường II nên việc sử dụng vốn này cần phải được tính toán kỹ để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của NHTMCP xăng dầu petrolimex (Trang 87 - 88)