3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính
3.2.2.4. Về phân tích khả năng sinh lời
Hiện PGBank đã sử dụng các chỉ tiêu sau trong phân tích khả năng sinh lời: Lợi nhuận trước thuế, ROA, ROE, chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra… Ngoài ra có thể bổ sung tính thêm các tỷ lệ sau:
Thu nhập ròng từ lãi Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên =
(NIM) Tổng tài sản sinh lời
Thu ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên =
Tổng tài sản
Tổng thu từ hoạt động – Tổng chi phí hoạt động Tỷ lệ thu nhập hoạt =
động cận biên Tổng tài sản
Tổng thu nhập – Thu nhập bất thường Thu nhập cận biên trước những =
giao dịch đặc biệt (NRST) Tổng tài sản
Ngoài ra, PGBank cần phân tích thêm về khả năng hoạt động, ví dụ phân tích các chỉ số sau:
Tổng doanh thu hoạt động Hiệu suất sử dụng tài sản (AU) =
Tổng chi phí hoạt động Chi phí hoạt động trên tổng tài sản (ER) =
Tổng tài sản
Chi phí quản lý chung Chi phí quản lý chung trên thu nhập =
hoạt động Thu nhập từ hoạt động
Thuế thu nhập trong kỳ Thuế thu nhập trên tổng tài sản (TAX) =
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
Chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản (AU) phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của tài sản, cho biết một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tương tự như vậy, chỉ số chi phí hoạt động trên tổng tài sản (ER) phản ánh tổng chi phí hoạt động chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản. Để đánh giá về mức độ kiểm soát chi phí của NH, có thể sử dụng chỉ tiêu chi phí quản lý chung trên thu nhập hoạt động, trong đó, chi phí quản lý chung bao gồm các chi phí về nhân sự, chi phí cho các tiện ích (điện, nước, điện thoại…), chi đào tạo, quảng cáo, chi về tài sản…phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu cuối cùng: thuế thu nhập trên tổng tài sản (TAX) phản ánh tỷ trọng thuế chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản.
Trên cơ sở tính toán và phân tích thêm một số chỉ tiêu tài chính, có thể xem xét một cách kỹ lưỡng và đầy đủ hơn về các mặt hoạt động của PGBank. Hệ thống hoá lại các chỉ tiêu tài chính này cũng giúp cho việc phân tích hiệu quả hơn do có thể nhìn một cách tổng thể cả bộ chỉ tiêu, thêm vào đó có thể thấy được sự biến động của các chỉ tiêu theo chuỗi thời gian.
Trên cơ sở Bảng Cân đối kế toán năm 2011
Bảng 3.6: Bảng Cân đối kế toán PGBank năm 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
TÀI SẢN 2011 NGUỒN VỐN 2011
Tiền mặt 228.299 Các khoản nợ CP 400
TGNHNN 748.922 Vay TCTD khác 3.424.171
TGTCTD khác 1.403.467 TG của KH 10.991.779
CCTC phái sinh 120 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 183.683
Cho vay KH 11.928.233 Phát hành GTCG 68.577
Chứng khoán đầu tư 2.022.497 Các khoản trả nợ khác 255.894
Đầu tư dài hạn 55.643 Tổng NPT 14.924.504
TSCĐ 267.484 Vốn và các quỹ 2.657.575
TS Có khác 927.414
Tổng TS 17,582,079 Tổng NPT và VCSH 17,582,079
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011) Dựa vào các chỉ tiêu phân tích như trong chương 2 ta có thể kết luận:
NHTMCP Xăng dầu Petrolimex có đủ điều kiện để hoàn thành sản xuất kinh doanh năm 2012 thuận lợi vì:
- Tài sản đầy đủ có thể hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh năm 2012
- Phân bổ tài sản hợp lý, cân đối giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, phù hợp với
tình hình kinh doanh của NH.
PGBank có tình hình tài chính lành mạnh vì:
- Cơ cấu NPT và VCSH hợp lý, cân đối với lượng cho vay KH
- Sử dụng VCSH đúng mục đích kinh doanh
- Các khoản nợ phải trả có sự đảm bảo, VCSH đảm bảo thanh toán được nghĩa vụ nợ
tiềm ẩn (chỉ tiêu ngoài bảng CĐKT năm 2011 là 825.908 triệu đồng).
- Khả năng thanh khoản nhanh tốt thể hiện khả năng trả nợ tức thời tốt, đảm bảo đủ
Bảng 3.7: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011
Thu nhập lãi thuần 516.801 1.096.361
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 72.719 45.448
Lãi thuần từ hoạt động KD ngoại hối 17.279 22.295
Lãi thuần từ mua bán CKKD - 580
(Lỗ)/Lãi thuần từ mua bán CK đầu tư 9.097 (49.943)
Lãi thuần từ hoạt động khác 40.656 48.696
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 7.764 6.372
Chi phí hoạt động 282.540 453.389
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 381.775 716.418
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 88.904 122.032
Tổng lợi nhuận trước thuế 292.871 594.386
Chi phí thuế TNDN 74.060 148.131
Lợi nhuận sau thuế 218.811 446.255
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011)
Nhìn vào bảng ta có thể thấy năm 2011 PGBank kinh doanh có lãi gấp đôi năm 2010, hoạt động kinh doanh tốt vì luôn tăng chi, luôn luôn tăng thu và luôn luôn tăng lãi. Việc đầu tư mua bán chứng khoán kinh doanh do mới tham gia nên chưa có nhiều kinh nghiệm nên năm 2011 lỗ, nhưng bù lại các thu nhập lãi thuần, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đều tăng gấp đôi so với năm 2010, thể hiện PGBank đầu tư và kinh doanh đúng hướng, hoạt động kinh doanh tốt, có lãi.
Do vậy, ngày 10/4/2011, PGBank đã được năm thứ 3 liên tiếp nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2010”do Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công thương phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.
Để giữ vững thương hiệu này và phát triển thành NH đa năng, thực hiện lộ trình tăng vốn lên 5.000 tỷ đến năm 2015 theo quy định của NHNN, PGBANk cần mở
rộng CN, PGD, mở rộng các sản phẩm thẻ như thẻ VISA, hướng dịch vụ đến nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa.
Và giải pháp cải thiện cụ thể cho năm 2012 tại PGBank như sau:
+ Tiếp tục tăng cường mở rộng mạng lưới trên toàn quốc để đạt điểm lợi thế về quy mô, tăng khả năng phát triển thị trường, khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác… sau khi tăng đủ vốn theo quy định.
+ Tăng doanh số huy động và cho vay đi đôi với tăng trưởng khách hàng về số lượng và chất lượng theo định hướng về nhóm khách hàng mục tiêu của Ngân hàng gồm: Nhóm khách hàng là cổ đông lớn và đối tác, khách hàng của cổ đông lớn, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân.
+ Tăng thu dịch vụ thông qua cung cấp dịch vụ trọn gói, Phát triển huy động vốn và cho vay phải kết hợp với quản lý tốt doanh thu, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Đặc biệt, cần tiếp tục phát huy thế mạnh để duy trì và hướng tới vị trí hàng đầu trong các dịch vụ ngoại hối, phái sinh, thẻ, chuyển tiền nhanh và các dịch vụ gia tăng tại hệ thống CHXD của Petrolimex.
+ Phát triển tín dụng theo kế hoạch nhưng phải chú trọng tới chất lượng tín dụng bao gồm áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả. Có biện pháp xử lý sớm các khoản nợ có vấn đề, khẩn trương xử lý các khoản nợ xấu.
+ Nâng cao kỹ năng quản lý, tiếp thị, chăm sóc và tư vấn cho từng nhóm khách hàng mục tiêu. Nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng dịch vụ tại quầy (phần cứng: không gian PGD; phần mềm: kỹ năng của GDV), chất lượng phục vụ của đội ngũ quan hệ khách hàng. Tiếp tục tăng cường quảng bá để nâng cao vị thế của PGBank.