1.1 .Tín dụng và các hình thức tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại
2.4. Đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng TMCP ĐT&PT
2.4.3. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng TMCP
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Môi trƣờng kinh doanh: Kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh những năm qua đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt đã có nhiều dự án đầu tƣ góp phần làm cho nền kinh tế Hà Tĩnh có sự tăng trƣởng khá, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân trên địa bàn ngày càng tăng. Nhƣng nhìn chung Hà Tĩnh vẫn là một tỉnh nghèo so với cả nƣớc, thu nhập của ngƣời dân vẫn ở mức thấp, số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn còn rất ít, qui mô nhỏ, hiệu quả chƣa cao, công nghệ chậm đổi mới, thị trƣờng còn nhỏ bé vì vậy nó đã ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh. Để tăng nền khách hàng và tăng trƣởng tín dụng tốt có hiệu quả chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp, triển khai nhiều chƣơng trình nhiều gói tín dụng có lãi suất phù hợp hấp dẫn để cho vay.
- Môi trƣờng pháp lý: Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động ngân hàng chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chậm sửa đổi đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng, cụ thể:
+ Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và việc thực thi có sự mâu thuẫn nhau dẫn đến khó khăn cho ngân hàng khi thực hiện quyền lợi của mình.
+ Thực tế việc tìm kiếm khách hàng vốn dĩ là điều rất khó khăn thì việc tìm kiếm những doanh nghiệp đủ điều kiện cho vay lại là một vấn đề hết sức khó khăn. Do có những ràng buộc về điều kiện vay vốn, đó là các doanh nghiệp mới thành lập có dự án tốt, ngành nghề kinh doanh có tính cạnh tranh nhƣng do vừa mới thành lập nên chƣa có thƣơng hiệu, tài sản đảm bảo chƣa đủ để có thể thế chấp vay vốn, chính vì vậy rất nhiều doanhnghiệp có nhu cầu vay vốn chƣa thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn của ngân hàng.
+ Vấn đề phát mại tài sản thế chấp còn gặp rất nhiều vấn đề về thủ tục hành chính nhƣ thủ tục rờm rà, thời gian xử lý kéo dài, chí phí cao điều này ảnh hƣởng đến thời gian thu hồi nợ của ngân hàng.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn thiếu khả năng tài chính, thiếu kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh, số liệu cung cấp không trung thực khiến cho Cán bộ tín dụng không thể nắm bắt đƣợc khả năng thực sự của khách hàng vay vốn. Mặt khác còn tồn tại một số khách hàng vay vốn cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng, phƣơng án kinh doanh không trung thực do đó ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ, gây thất thoát vốn cho ngân hàng.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất, Công tác dự báo, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng từ nền kinh tế, từ khách hàng chƣa đƣợc chú trọng, việc lƣu giữ, tổng hợp các dữ liệu, các số liệu lịch sử có đƣợc trong quá trình cung cấp tín dụng cho khách hàng, lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền chƣa bài bản nên việc khai thác dữ liệu, đánh giá tình hình và đƣa ra định hƣớng kế hoạch tín dụng cho từng thời kỳ chƣa thực sự khoa học và hợp lý. Đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng dẫn tới tiềm ẩn rủi ro rất lớn, còn có hiện tƣợng che đậy thông tin, đánh giá khách hàng chỉ thông qua các thông tin do
khách hàng cung cấp mà thiếu các thông tin tự thu thập đƣợc thông qua các kênh thông tin khác nhau.
- Thứ 2, Chất lƣợng cán bộ làm công tác tín dụng còn nhiều hạn chế, thiếu cán bộ quản lý có khả năng hoạch định kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh và điều hành kinh doanh, thiếu cán bộ tác nghiệp hiểu việc, lành nghề và tâm huyết với nghề nghiệp. Năng lực phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích khoản vay, dự án vay vốn, nắm chắc luật để phục vụ cho việc phát mại tài sản thế chấp thu hồi nợ vay đang là những yếu kém của các Cán bộ tín dụng chi nhánh. Do đó nhận thức và tƣ duy kinh doanh tín dụng đôi lúc, đôi chỗ còn chƣa theo kịp với yêu cầu quản lý. Ý thức trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác tín dụng chƣa cao, việc chấp hành kỷ cƣơng, kỷ luật, chỉ đạo của cấp trên chƣa nghiêm trong khi đó lại chƣa có chế tài cụ thể, đồng bộ hay các biện pháp chế tài chƣa đủ mạnh để xử lý, ngăn chặn các cá nhân vi phạm.
- Thứ 3, Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chƣa đƣợc coi trọng, việc kiểm tra đột xuất các hoạt động tín dụng chƣa đƣợc quan tâm, và kiểm tra chỉ mang tính định kỳ, chƣa bố trí đƣợc những cán bộ có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm nằm trong tổ kiểm tra.
- Thứ 4, Chi nhánh chƣa khai thác, sử dụng hết các tính năng tác dụng của công nghệ thông tin, công nghệ thông tin chƣa thực sự hỗ trợ nhiều cho công tác quản lý, quản trị rủi ro cũng nhƣ việc thu thập các thông tin tín dụng.
- Thứ 5, Mạng lƣới hoạt động của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn còn quá hẹp, điều này ảnh hƣởng đến thị phần tín dụng cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Qua phân tích thực trạng tín dụng tại chi nhánh, những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những tồn tại và nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng, đòi hỏi phải có những biện pháp cơ bản, đồng bộ để từ đó mở rộng qui
mô tín dụng và nâng cao chất lƣợng tín dụng góp phần đƣa Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh tồn tại và phát triển một cách bền vững và ngày càng khẳng định đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng.
CHƢƠNG 3
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH