1.1 .Tín dụng và các hình thức tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng Cán bộ quản lý tín dụng
Con ngƣời luôn là nhân tố quan trọng trong mọi tổ chức, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi Doanh nghiệp cũng nhƣ nền kinh. Đối với lĩnh vực ngân hàng, đội ngũ Cán bộ tín dụng là bộ phận cốt yếu trong quá trình mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng, vì vậy chi nhánh cần rà soát, lựa chọn những cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ, cụ thể nhƣ sau:
- Tập trung và chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo cán bộ làm công tác tín dụng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỷ năng phân tích, dự báo về các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế nhằm phát huy hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo kiểm soát an toàn hoạt động tín dụng.
- Xây dựng chính sách động lực đối với cán bộ kết hợp với xác định qui chuẩn, tiêu chuẩn chức danh, mô tả chức trách nhiệm vụ để xác định rõ trách nhiệm của từng Cán bộ tín dụng, gắn liền lợi ích của các Cán bộ tín dụng với hiệu quả công tác tín dụng nhằm nâng cao trách nhiệm cũng nhƣ tinh thần làm việc trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng.
- Cần phải có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực lâu dài, cần có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đảm bảo trong mọi thời điểm đều có Cán bộ tín dụng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Thông qua các hình thức đào tạo tại nƣớc ngoài cũng nhƣ tham gia các lớp đào tạo trong nƣớc, thƣờng xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề phổ biến, trao đổi về các văn bản, chế độ mới trong và ngoài ngành để các Cán bộ tín dụng có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.