Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh (Trang 75 - 79)

1.1 .Tín dụng và các hình thức tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại

3.3. Một số kiến nghị

Để đạt đƣợc mục tiêu nâng cao chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân ngân hàng, cần có sự phối hợp và hỗ trợ của các bên liên quan đó là NHNN, Chính phủ, các cơ quan Nhà nƣớc và BIDV.

3.3.1. Kiến nghị với BIDV

- Hoạch định một chiến lƣợc về thị trƣờng, khách hàng một cách rõ ràng và cụ thể, bổ sung hoàn thiện qui chế, quy trình cho vay theo hƣớng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, phù hợp với đối tƣợng vay vốn.

- Cần có một qui chế về xử lý trách nhiệm đối với cán bộ nhằm tăng cƣờng khả năng quản trị, hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Đồng thời tăng cƣờng trách nhiệm của cá nhân, tập thể, nâng cao ý thức tuân thủ qui định trong các hoạt động, góp phần thực hiện quản lý rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.

- Tăng cƣờng công tác thông tin và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống, điều này sẽ giúp cho chi nhánh có những thông tin cần thiết và kịp thời về khách hàng vay vốn và tình hình biến động của nền kinh tế để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

3.3.2. Kiến nghị với NHNN

- Tăng cƣờng sức mạnh nội lực và khả năng tự bảo vệ của hệ thống ngân hàng, trong đó chú trọng chủ động áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, trong xu thế hội nhập nhiều ngân hàng nƣớc ngoài với nhiều sản phẩm áp dụng công nghệ hiện đại, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam, vì vậy cần tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nƣớc để có thể tồn tại và phát triển bền vững.

- Chú trọng cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), NHNN Việt Nam cần ban hành quy chế bắt buộc các tổ chức tín dụng và Doanh nghiệp có quan hệ tín dụng cung cấp các thông tin tín dụng cho CIC, phải có quy định, chế tài khi các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin tín dụng không đầy đủ, kịp thời, chính xác.

KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh, luận văn đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

1. Khái quát hoá đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, qui mô, chất lƣợng tín dụng ngân hàng, về ảnh hƣởng của các nhân tố đến qui mô và chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng ngân hàng.

2. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh qua đó thấy đƣợc những mặt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

3. Trên cơ sở những luận cứ khoa học và thực tế hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh, cùng với định hƣớng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn Hà Tĩnh, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp chủ yếu đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh, cũng nhƣ những kiến nghị đối với các bên liên quan nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Với những kiến thức đã đƣợc trang bị tại trƣờng học, cùng với những nhận thức thu nhận đƣợc về lý luận và thực tiễn từ hoạt động của ngân hàng nói chung, hoạt động Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh nói riêng, hy vọng những giải pháp, kiến nghị mà tác giả đƣa ra sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Dƣơng Đăng Chinh (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

2. Huỳnh Thế Du, Xử lý nợ xấu trong quá trình cải cách hệ thống ngân hàng

Trung Quốc và bài học cho Việt Nam, Chƣơng trình giảng dạy kinh tế

Fubright.

3. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng

thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

4. Đặng Hữu Mân (2008), “Cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ và những kiến nghị đối với Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đã Nẵng, số 4(27).2008.

5. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

6. Ngân hàng Nhà nƣớc Hà Tĩnh (2011, 2012, 2013), Báo cáo thường niên. 7. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Hà Tĩnh (2011, 2012, 2013), Báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh.

8. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Hà Tĩnh (2011, 2012, 2013), Báo cáo tổng kết.1. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/ QH X.

9. Quốc hội nƣớc Cộng hoã xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.

10.Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005, Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

11. Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

12. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN ngày 03/02/2005 về việc sữa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số

1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.

13. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Tài chính tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

Website

14. Http://bidv.com.vn 15. Http://sbv.gov.vn 16. Http://vneconomy.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)