Quản lý Nhà nƣớc đối với vốn ODA trên địa bàn Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vốn ODA của thành phố hà nội (Trang 59 - 61)

3 CHƢƠNG : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘ

3.3 Quản lý Nhà nƣớc đối với vốn ODA trên địa bàn Thành phố Hà Nộ

3.3.1 Mục tiêu

Mục tiêu quản lý nợ nƣớc ngoài trong đó có nguồn nợ ODA đã đƣợc Chính phủ xác định một cách cụ thể và rõ ràng. Đó là phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu về huy động vốn với chi phí thấp nhất cho đầu tƣ phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế theo định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quản lý phân bổ và sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế rủi ro và không tăng áp lực đối với nguồn lực quốc gia, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, an toàn khoản nợ công; tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập kinh tế thế giới.

Có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ ngành trung ƣơng với địa phƣơng; quy định rõ trách nhiệm của các cấp các ngành trong hệ thống tham gia quá trình đàm phán vay nợ - sử dụng - hoàn trả.

Rà soát và điều chỉnh các khâu trong quá trình thực hiện, không gây chậm về thủ tục, về triển khai và về giải ngân.

Quản lý chặt chẽ chống thất thoát và lãng phí trong quá trình thực hiện dự án ODA làm mất niềm tin vào các nhà tài trợ.

3.3.2 Nội dung

Phải tạo ra nhận thức sâu rộng từ cấp lãnh đạo đến cán bộ nhân viên thực hiện về bản chất của nguồn vốn ODA thực chất là nguồn vốn vay và sẽ phải trả trong tƣơng lai. Do thời gian vay dài, áp lực trả nợ chỉ phát sinh sau thời gian dài nên dễ dẫn đến tâm lý chủ quan trong quyết định của các cấp.

Xây dựng chiến lƣợc vận động và sử dụng ODA một cách rõ ràng và phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo cơ chế tốt cho việc vận động, huy động, giải ngân các nguồn vốn vay.

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ODA, thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng để tiếp cận các nguồn thông tin cần thiết. Rút ngắn khoảng cách về nhận thức, cũng nhƣ năng lực quản lý của cán bộ cấp trên với cán bộ trực tiếp thực hiện dự án ODA.

3.3.3 Biện pháp

Rà soát, kiện toàn, có thể sát nhập các Ban quản lý dự án (BQLDA) thực hiện kém hiệu quả để tạo thành một số Ban quản lý dự án có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu và có tính chuyên nghiệp trong quản lý các dự án ODA của

Thành phố. Ủy quyền cho Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm về một số hạng mục công việc của dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Nâng cao chất lƣợng, năng lực và trình độ cán bộ của các Ban quản lý dự án ODA ở các cấp (kể cả cán bộ lãnh đạo).

Củng cố và kiện toàn cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ban quản lý dự án để đáp ứng các yêu cầu công việc trong các giai đoạn của dự án. Thƣờng xuyên cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng về các nghiệp vụ quản lý dự án.

Cải tiến cơ chế tiền lƣơng cho các Ban quản lý dự án: Thực hiện cơ chế khoán lƣơng, khoán chi phí ở các Ban quản lý dự án ODA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vốn ODA của thành phố hà nội (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)