Những cơ hội thách thức, điểm mạnh, điểm yếu đối với quản lý vốn ODA trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vốn ODA của thành phố hà nội (Trang 71 - 75)

4 CHƢƠNG : CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-

4.1.2 Những cơ hội thách thức, điểm mạnh, điểm yếu đối với quản lý vốn ODA trên địa bàn thành phố Hà Nộ

ODA trên địa bàn thành phố Hà Nội

4.1.2.1 Những cơ hội và điểm mạnh của thành phố Hà Nội

ra khỏi nhóm các nƣớc kém phát triển thu nhập thấp. bƣớc vào nhóm các nƣớc đang phát triển có mức thu nhập trung bình, tạo ra nhiều tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới.

Diện mạo của đất nƣớc có nhiều thay đổi. Chính trị, xã hội ổn định, vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đƣợc củng cố và nâng cao. Việt Nam đã tạo đƣợc niềm tin và sự tin cậy của cộng đồng các nhà tài trợ. Sự thẳng thắn trong đối thoại, sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn vay ƣu đãi.

Thành quả của công cuộc đổi mới đã tạo tiền đề cho Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, những bài học kinh nghiệm của việc vận hành kinh tế thị trƣờng để hoàn thiện cơ chế, chính sách của nhà nƣớc, các quyết sách của thủ đô trong việc xác định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập môi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ hấp dẫn cho các doanh nghiệp vào đầu tƣ. Mặt khác, nguồn lực nội tại của Thủ đô về vốn đầu tƣ, nhân lực có trình độ cao, cũng nhƣ khả năng khai thác nguồn lực từ các địa phƣơng khác và từ nƣớc ngoài tăng lên rất nhiều so với thời kỳ trƣớc đổi mới.

Bối cảnh quốc tế cơ bản là thuận lợi cho Hà Nội phát triển với việc chủ động tiếp nhận, có giải pháp phù hợp và hữu hiệu trong từng giai đoạn, từng thời điểm. Trên thế giới, hòa bình và hợp tác cùng phát triển đang là xu thế chủ đạo của các quốc gia có mối quan hệ hợp tác với nhau. Toàn cầu hóa đang tạo ra các mối quan hệ hợp tác quốc tế có xu hƣớng đa dạng hơn, dân chủ hơn, các định chế quốc tế đang đƣợc cấu trúc lại theo hƣớng tiến bộ, cùng có lợi và không can thiệp vào nội bộ của nhau, cùng hội nhập vào kinh tế toàn cầu, hợp tác khu vực mà các nƣớc ASEAN đang hƣớng tới hoạt động cộng đồng.

Việc điều chỉnh chiến lƣợc đối ngoại và cấu trúc lại nền kinh tế của các nƣớc sau khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của nƣớc ta cũng nhƣ của Thủ đô. Thông qua các định chế đa phƣơng và khu vực, Việt Nam, mà cụ thể là Hà Nội cần lựa chọn các đối tác tin cậy, tạo đƣợc thế và lực trong quan hệ quốc tế, hạn chế đƣợc tình trạng lệ thuộc vào một số nƣớc lớn. Là nƣớc công nghiệp hóa muộn, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có điều kiện chọn lọc, tiếp thu những kinh nghiệm của nƣớc đi trƣớc, có thể tránh đƣợc những sai lầm mà các nƣớc đi trƣớc đã mắc phải. Hà Nội và các thành phố lớn có cơ hội nhiều hơn các địa phƣơng khác trong việc tiếp thu các công nghệ tiên tiến, công nghệ mới của thế giới. Việc nắm chắc và áp dụng khoa học, công nghệ sẽ làm thay đổi căn bản phƣơng thức sản xuất, tổ chức lao động và tập quán tiêu dùng của con ngƣời. Có chính sách khuyến khích thích hợp việc chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực tiễn.

Kinh tế Thành phố Hà Nội duy trì mức tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng tăng cao. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ cấp thành phố đến cấp địa phƣơng tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động nhằm nâng cao hiệu quả của công việc.

4.1.2.2 Những thách thức và điểm yếu của thành phố Hà Nội.

Môi trƣờng quốc tế đang biến động phức tạp, khó lƣờng, các tranh chấp quốc tế và khu vực, xung đột cục bộ, khủng bố quốc tế, mẫu thuẫn sắc tộc, tôn giáo có xu hƣớng gia tăng, gây bất ổn ở nhiều quốc gia.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang làm cho nền kinh tế toàn cầu và của các nƣớc lâm vào cảnh suy thoái, hiện đang phục hồi nhƣng còn tiềm

ẩn nhiều bất ổn, các nƣớc đang phát triển vốn đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn.

Các vấn đề mang tính toàn cầu nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiếu thốn năng lƣợng, nghèo đói, khủng hoảng lƣơng thực,... sẽ trở nên gay gắt hơn và tác động mạnh đến các nƣớc đang phát triển.

Sau gần 25 năm đổi mới, kinh tế Thủ đô vẫn ở trình độ thấp, thiếu bền vững. Sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp còn kém, dễ bị tổn thƣơng khi có những biến động trên thị trƣờng quốc tế.

Từ khi Hà Nội đƣợc mở rộng, khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa Hà Nội (chƣa mở rộng) và Hà Nội (sau khi đã mở rộng) chênh lệch khá lớn. Trình độ phát triển của kinh tế thủ đô nƣớc ta chƣa theo kịp thủ đô nhiều nƣớc trong khu vực. Nhiều vấn đề bức xúc dân sinh chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng dẫn đến phát sinh khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Là Thủ đô của một nƣớc nên những yếu kém của đất nƣớc cũng tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân thủ đô.

Bên cạnh đó, Việt Nam trở thành nƣớc có thu nhập trung bình, cho nên xu thế nguồn vốn ODA giảm dần và vốn vay kém ƣu đãi tăng lên là thay đổi chính trong chính sách viện trợ. Tuy nhiên, sự gia tăng quy mô vốn vay kém ƣu đãi tùy thuộc vào năng lực hấp thụ nguồn vốn này của phía Việt Nam. Đây là một thách thức đòi hỏi các cơ quan thụ hƣởng Việt Nam phải tăng cƣờng năng lực và cải tiến mạnh mẽ tình hình thực hiện dự án để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

ODA viện trợ không hoàn lại giảm dần. Để bù đắp cho sự sụt giảm viện trợ không hoàn lại cần thiết phải có chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ theo hƣớng xã hội hóa, nhất là có chính sách thỏa đáng thu hút đầu tƣ từ khu vực tƣ nhân trong và ngoài nƣớc, huy động sự tham gia và đóng góp

của các tổ chức xã hội nhân dân và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nƣớc cho sự phát triển y tế, giáo dục và đào tạo.

Theo các điều kiện của vốn vay kém ƣu đãi thì đây là nguồn vốn vay đắt và khó sử dụng so với vốn vay ƣu đãi. Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay này đòi hỏi ngƣời thụ hƣởng phải có trình độ và chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vốn ODA của thành phố hà nội (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)