Ngoài các giải pháp chung trên, Hà Nội cũng cần có những giải pháp cho riêng mình:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vốn ODA của thành phố hà nội (Trang 78 - 82)

4 CHƢƠNG : CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-

4.2.3 Ngoài các giải pháp chung trên, Hà Nội cũng cần có những giải pháp cho riêng mình:

pháp cho riêng mình:

Cần rà soát kế hoạch đầu tƣ trung hạn và kế hoạch đầu tƣ dài hạn để xác định đƣợc những ngành, lĩnh vực, dự án cần đầu tƣ nhằm tránh đầu tƣ không hiệu quả hoặc đầu tƣ dàn trải dẫn đến ngân sách không đủ cân đối ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai.

Việc quản lý và sử dụng vốn ODA cần phải có các đơn vị quản lý có hiệu quả nguồn vốn mang lại lợi ích cho xã hội cho nên cần thành lập các Ban quản lý chuyên ngành, khu vực.

Kêu gọi và thực hiện chính sách cho tƣ nhân đƣợc tiếp cận với các nguồn vốn vay ODA dƣới hình thức kiểm soát và cho vay lại với tỷ lệ 70-30 hoặc 80-20 nhằm thúc đẩy và phát triển thành phần kinh tế tƣ nhân với mục đích chia sẻ lợi nhuận hoặc rủi ro với các thành phần kinh tế.

Áp dụng cơ chế thanh toán phƣơng án bồi thƣờng không phụ thuộc kế hoạch vốn giao cho từng dự án. Hiện nay, hầu hết các dự án trên toàn thành phố đều triển khai rất hiệu quả nhờ vào yếu tố mặt bằng đƣợc giải phóng tốt là nhờ thực hiện cơ chế thanh toán tiền bồi thƣờng, đền bù phƣơng án của dự án không phụ thuộc vào kế hoạch vốn giao cho dự án.

Công tác GPMB cần giao quyền và trách nhiệm cho cơ quan chuyên trách của tỉnh hoặc thành phố thực hiện.

KẾT LUẬN

Vốn ODA là nguồn vốn quan trọng cho việc đầu tƣ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của các nƣớc đang phát triển, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA để đầu tƣ vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng xã hội. Việt Nam với ƣu thế là một quốc gia có nền chính trị ổn định, đang trong quá trình đổi mới kinh tế và duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng ổn định, bền vững. Việt Nam rất tích cực tạo mối quan hệ với các tổ chức, cộng đồng quốc tế và khu vực nhằm thu hút, tăng cƣờng kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng các nhà tài tài trợ quốc tế. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đƣợc cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đánh giá cao, nhƣ một điển hình sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Tuy nhiên, việc thu hút vốn ODA không phải lúc nào cũng dễ dàng vì nguồn vốn tài trợ là hữu hạn, sự cạnh tranh thu hút nguồn vốn ODA giữa các quốc gia ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều kiện của các nhà tài trợ ngày càng đòi hỏi nhiều điều kiện ràng buộc hơn. Bên cạnh đó, thực tế quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, các chính sách mâu thuẫn nhau, chính sách không theo kịp sự thay đổi về các điều kiện cho vay. Chúng ta rất cần các nguồn vốn vay đó cho đầu tƣ nhƣng khi triển khai vốn ODA đƣợc giải ngân rất chậm làm ảnh hƣởng rất nhiều đến tiến độ của dự án, chất lƣợng của công trình và cam kết với các nhà tài trợ.

Toàn bộ nội dung của luận văn này đề cập đến vấn đề quản lý nhà nƣớc về vốn ODA tại Thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Đề tài cũng nêu lên đƣợc những kết quả về sự đóng góp của nguồn vốn ODA đối với kinh tế - xã hội của Thủ đô trong việc đầu tƣ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông, xã

hội và các mặt còn tồn tại hiện nay trong việc quản lý, thu hút và sử dụng vốn ODA.

Các đề xuất giải pháp trong đề tài dựa trên chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội, thực tiễn quản lý, thu hút và sử dụng vốn ODA và xu hƣớng tài trợ của các nhà tài trợ. Tác giả hy vọng với các đề xuất giải pháp này sẽ phù hợp với tình hình hiện nay. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ phân tích cũng nhƣ kinh nghiệm bản thân nên luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô trong Hội đồng và bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

1. Hà Thị Thu, 2014. Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân;

2. Hồ Thị Mai Hƣơng, 2015. Quản lý Nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội. Luận án Tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

3. Lê Thanh Nghĩa, 2009. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;

4. Hồ Hữu Tiến, 2009. Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 2 (31);

5. Nguyễn Ngọc Vũ, 2010. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc huy động và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5 (40);

6. Một số kinh nghiệm về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trên thế giới và Việt Nam đăng trên Tạp chí Xây dựng số 7/2006;

7. Phạm Thị Hồng Điệp, 2012. Giải pháp tăng cường quản lý vốn vay ưu đãi ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị Thế giới số 10 (198);

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Chương trình nâng cao năng lực toàn diện về quản lý ODA tại Việt Nam;

9. Luật Đầu tƣ công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội; 10.Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội; 11.Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ về

12.Thông tƣ số 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/01/2014 của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ về việc hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ;

13.Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

14.Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Chƣơng trình, Chiến lƣợc tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội.

15.Đề án Thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ƣu đãi khác của các nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vốn ODA của thành phố hà nội (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)