một số gợi ý về chính sách phát triển
3.2.1. Bối cảnh phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Mặc dù còn tồn tại một số quan điểm bất đồng, nhưng thực tế ngày càng thể hiện rõ, đã và đang hình thành thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần nhận định chính xác đặc điểm tình hình để có chính sách phát triển phù hợp. Để đánh giá khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm phát triển thị trường giáo dục đại học của Mỹ và Nhật Bản, trước hết chúng ta phải đối chiếu những điều kiện khách quan chi phối sự phát triển của thị trường này giữa Việt Nam với Mỹ và Nhật.
3.2.1.1. Những điều kiện tương đồng so với Mỹ và Nhật Bản ở giai đoạn đầu phát triển thị trường giáo dục đại học
Một là, sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã tạo dựng được những tiền đề của một nền kinh tế thị trường theo hướng hiện đại. Nhu cầu về một nguồn nhân lực trình độ cao nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và chuẩn bị xây dựng nền kinh tế tri thức đòi hỏi một quy mô đại chúng và trình độ ngang tầm quốc tế cho nền giáo dục đại học Việt Nam. Các loại thị trường
hiện đại làm tiền đề cho sự ra đời của thị trường giáo dục đại học cũng đã được tạo lập như thị trường sức lao động, thị trường khoa học công nghệ, ...
Hai là, môi trường chính trị pháp lý đang dần đổi mới theo hướng từng bước hoàn thiện và đề cao vai trò quản lý xã hội của nhà nước bằng hiến pháp và pháp luật, có sự tách biệt giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước đã hạn chế dần sự can thiệp trực tiếp vào các đơn vị sự nghiệp công, trong đó có hệ thống các trường đại học.
Ba là, nền văn hóa Việt Nam đang dần thoát khỏi những ảnh hưởng lạc hậu mang tính bảo thủ của tư tưởng Nho giáo truyền thống, xã hội Việt Nam đã gỡ bỏ sự phân biệt đẳng cấp, địa vị và tư tưởng phân biệt nghề nghiệp, người Việt Nam ngày càng cởi mở trong việc tiếp thu những giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại.
3.2.1.2. Những điều kiện khác biệt tác động tới phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam
Thứ nhất, Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang chủ trương xây dựng có nhiều điểm khác biệt so với mô hình kinh tế thị trường tự do của Mỹ và mô hình kinh tế thị trường nhà nước phát triển của Nhật Bản. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người, lĩnh vực giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng vẫn bị chi phối bởi quan hệ bao cấp và coi đó là phúc lợi xã hội. Quan điểm nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế, thành phần kinh tế nhà nước phải đủ khả năng, điều tiết, dẫn dắt, thậm chí chi phối sự phát triển của nền kinh tế cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển giáo dục đại học. Nhìn chung, xã hội Việt Nam
luôn e ngại sự lấn át của khu vực tư đối với khu vực công, trong đó có cả quan hệ giữa khu vực đại học tư và đại học công.
Thứ hai, nền văn hóa Việt Nam đề cao tính cộng đồng, thận trọng trước cái mới và ít ủng hộ sự khác biệt. Người Việt Nam cởi mở nhưng không dễ dãi trong việc tiếp biến những giá trị mới. Cũng như Nhật Bản thời đại Edo, một bộ phận không nhỏ người Việt Nam lo ngại trước sự du nhập quá nhanh của văn hóa phương Tây mà thiếu một màng lọc cần thiết, điều đó có thể làm mai một các gía trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được tạo dựng qua nhiều đời.
Thứ ba, Việt Nam là quốc gia phát triển thị trường giáo dục đại học muộn. Đặc điểm này vừa là lợi thế, lại vừa là thách thức lớn đối với nền nước ta. Là quốc gia phát triển sau, Việt Nam có điều kiện tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, tránh được một số sai lầm mà các quốc gia khác đã vấp phải trong giai đoạn đầu phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam chúng ta cũng phải đối mặt với thách thức lớn, đó là sự cạnh tranh không cân sức giữa các trường đại học non trẻ trong nước với các trường đại học có truyền thống và kinh nghiệm lâu đời trong việc cung cấp các dịch vụ giáo dục đại học ngay trên chính thị trường nội địa.
Thứ tư, Việt Nam phát triển thị trường giáo dục đại học trong xu thế toàn cầu hóa. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển các dịch vụ giáo dục đại học. Nếu các quốc gia đi trước buộc phải có một cơ cấu dịch vụ giáo dục đại học đa ngành mới đáp ứng được nhu cầu phong phú, đa dạng về một nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ sự phát triển kinh tế, thì cơ cấu này không nhất thiết và không hẳn là sự lựa chọn phù hợp của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Sự phân công lao động quốc tế không loại trừ lĩnh vực cung cấp dịch vụ giáo dục đại học, và khi Việt Nam
đã mở cửa thị trường này theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì một loạt các quốc gia có thế mạnh về giáo dục đại học sẽ xuất khẩu loại dịch vụ này sang thị trường Việt Nam.
3.2.2. Một số gợi ý về chính sách phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam
Trên cơ sở những bài học kinh nghiện rút ra khi nghiên cứu sự phát triển thị trường giáo dục đại học của Mỹ và Nhật Bản, đối chiếu với điều kiện thực tế và mục tiêu phát triển của Việt Nam, chúng ta có thể xác định một số vấn đề về chính sách như sau:
Thứ nhất, nhà nước cần thống nhất nhận thức và tạo sự đồng thuận xã hội trong việc thừa nhận sự tồn tại và chủ động phát triển thị trường giáo dục đại học. Việc có tồn tại hay không một thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam là đề tài nghiên cứu và tiêu điểm tranh luận của nhiều nhà khoa học hàng đầu trong thời gian gần đây. Dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng vấn đề đang ngày càng sáng tỏ, và những người bảo thủ nhất cũng không thể phủ nhận đã và đang tự phát hình thành một thị trường giáo dục đại học, thậm chí là một thị trường mở, bao hàm cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu loại hình dịch vụ này ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam. Vấn đề đặt ra là khi chưa có một quan điểm chính thống và chưa có sự thừa nhận rộng rãi ở phạm vi toàn xã hội, chúng ta rất khó quản lý, điều tiết và phát triển nó một cách chủ động. Để thống nhất nhận thức và tạo ra sự đồng thuận xã hội, trên cơ sở đạt được của các hội thảo khoa học cấp quốc gia, cần phát huy vai trò của lực lượng truyền thông, tích cực tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thức đúng và bày tỏ quan điểm đồng thuận, cùng tham gia phát triển thị trường giáo dục đại học.
Thứ hai, nhà nước cần xác định, phát triển thị trường giáo dục đại học là một quá trình lâu dài, cần xây dựng kế hoạch chiến lược, với lộ trình và bước đi phù hợp, tránh tư tưởng đơn giản, nóng vội, chủ quan. Thực tế ở Mỹ, dịch vụ giáo dục đại học được cung cấp theo quan hệ thị trường từ cuối thế kỷ XVIII, nhưng phải đến nửa sau thế kỷ XX, nước Mỹ mới có một thị trường giáo dục đại học lớn mạnh. Như vậy, Mỹ mất gần 200 năm để phát triển thị trường giáo dục đại học, quá trình này ở Nhật Bản cũng diễn ra trong vòng trên dưới 1 thế kỷ. Việt Nam hiện nay bắt đầu mới bàn tới việc phát triển thị trường mới mẻ này, dù có được lợi thế của nước đi sau và khai thác tốt bối cảnh quốc tế thuận lợi, thì ít nhất chúng ta cũng phải mất vài chục năm để phát triển thị trường giáo dục đại học. Nhận thức điều này sẽ tránh tư tưởng ham làm nhanh, làm ẩu, trái lại cần có một kế hoạch chiến lược để chủ động phát triển thị trường này. Mục tiêu mà Việt Nam cần hướng tới cũng chính là cái mà Mỹ và Nhật Bản đã làm được: xây dựng một thị trường giáo dục đại học lớn mạnh về quy mô (thực hiện đại chúng hóa, tiến tới phổ cập giáo dục đại học), đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho nền kinh tế tri thức. Để thực hiện mục tiêu chiến lược này, chúng ta cần xây dựng các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn, xác định những việc cần làm trong từng giai đoạn và thực hiện nó theo một lộ trình thống nhất.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về giáo dục đại học. Bài học từ nước Mỹ cho thấy, chính quyền tuyệt đối không nên can thiệp vào công việc của các trường đại học, ngoài phạm vi những quy định có trong hiến pháp và pháp luật. Nhật Bản cũng dần phải học Mỹ về vấn đề này, từ những năm 80 của thế kỷ XX, mọi chính sách phát triển giáo dục đại học của quốc gia này đều được luật hóa. Cách làm này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, khi quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục được bảo đảm, mọi năng lực sáng tạo của
họ cũng được giải phóng. Hơn thế nữa, Việt Nam phát triển thị trường giáo dục đại học trong bối cảnh toàn cầu hóa, điều đó càng đòi hỏi chúng ta phải có một hệ thống quy phạm pháp luật phù hợp với những cam kết gia nhập WTO và các định chế toàn cầu, có như vậy chúng ta mới quản lý được các nhà đầu tư nước ngoài, tham gia cung cấp dịch vụ giáo dục đại học trên thị trường Việt Nam.
Thứ tư, xây dựng cơ chế kiểm định chất lượng và công khai minh bạch thông tin về hoạt động của các trường đại học, coi đây là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ giáo dục đại học và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể cung cấp dịch vụ. Kiểm định chất lượng hàng hóa và dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng đang là một khâu yếu không chỉ của riêng lĩnh vực giáo dục đại học, mà của lĩnh vực quản lý thị trường trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung. Trong khi nhu cầu học tập của sinh viên tăng nhanh, quy mô của hệ thống các trường đại học chưa đáp ứng được nhu cầu này, thì không tránh khỏi việc một số cơ sở giáo dục đại học kém chất lượng tranh thủ trục lợi. Hậu quả cuối cùng chính sinh viên là người phải gánh chịu, họ phải bỏ chi phí đắt để được hưởng loại dịch vụ chất lượng kém. Những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều các cơ ở giáo dục đại học nước ngoài ở Việt Nam, một số cơ sở thậm chí không được công nhận kiểm định chất lượng và không được phép cấp bằng khi đào tạo ở trong nước, nhưng lại ngang nhiên tham gia đào tạo và cấp bằng quốc tế ở Việt Nam dưới hình thức "du học tại chổ" để thu lợi nhuận lớn. Thực trạng này chỉ được khắc phục khi chúng ta xây dựng được một hệ thống kiểm định chất lượng hoạt động hiệu quả. Thực tế hiện nay, cơ quan thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các sở giáo dục địa phương là đơn vị duy nhất đảm nhiệm chức năng này, dễ dàng nhận thấy là họ không thể đảm đương nổi nhiệm vụ quá lớn, chưa nói tới sự độc quyền kiểm định cũng dễ nảy sinh tiêu
cực, thiếu khách quan trong quá trình đánh giá chất lượng dịch vụ. Bài học của nước Mỹ là phát triển các cơ quan kiểm định chất lượng độc lập với chính phủ. Thay vì phải kiểm định chất lượng của hơn 7.000 trường đại học và 18.000 chương trình đào tạo các loại (điều không thể làm), Bộ giáo dục (USDE) và Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục đại học (CHEA) chỉ phải kiểm định hoạt động của 11 tổ chức kiểm định cấp quốc gia, 8 cơ quan kiểm định cấp vùng (Mỗi cơ quan chịu trách nhiệm ở một số bang) và 66 tổ chức kiểm định chuyên ngành (mỗi tổ chức chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng một ngành đào tạo nhất định). [27]
Thứ năm, đổi mới cơ chế quản lý và đầu tư đối với các trường đại học công lập. Tình trạng suy giảm chất lượng giáo dục đại học khu vực công lập thời gian vừa qua có nguyên nhân chính xuất phát từ việc nhà nước bao cấp tài chính và can thiệp trực tiếp vào khâu tổ chức quản lý, thậm chí cả hoạt động cụ thể của nhà trường. Người đứng đầu các trường đại học không thể (và trên thực tế là không phải) chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, khi mà họ không có quyền tự chủ trong tuyển sinh và không có quyền tự chủ ngay cả việc tuyển đội ngũ giảng viên và cán bộ của nhà trường. Việc hưởng mức lương thấp (và gần như cào bằng) theo ngạch bậc, khiến đội ngũ giảng viên không toàn tâm với công việc theo nghĩa vụ của mình, thay vào đó, họ tìm cách ký các hợp đồng thỉnh giảng với các trường đại học tư để nâng cao thu nhập. Một số trường công lập còn sử dụng cơ sở hạ tầng của mình (tài sản nhà nước) sai mục đích, như cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập hoặc các đơn vị kinh tế khác thuê lại. Như vậy việc bao cấp tài chính cùng với bộ máy quản lý yếu đã làm thất thoát tài sản nhà nước và nguồn nhân lực chất lượng tốt trong các trường đại học công, sự đầu tư của nhà nước không mang lại hiệu quả như mong muốn. Những năm gần đây, nhà nước đã từng bước hạn chế bao cấp và đổi mới cơ chế quản lý đối với các trường đại học công theo
hướng mở rộng quyền tự chủ, tuy nhiên quá trình này diễn ra chậm chạp và không dứt khoát. Để khắc phục hạn chế này, ta có thể học tập kinh nghiệm quản lý của nước Nhật. Nhật Bản cũng đầu tư tài chính lớn để phát triển một số đại học quốc lập đạt trình độ quốc tế, nhưng thay vì cấp vốn theo kiểu bao cấp, nhà nước Nhật trao quyền tự chủ và yêu cầu các đại học quốc lập thực hiện hạch toán kinh tế theo mô hình doanh nghiệp. Cách quản lý của nhà nước Nhật đã mang lại hiệu quả cao, khi các đại học quốc lập của họ như Tokyo và Kyoto lần lượt vươn lên xếp hạng thứ 11 và 28 trong danh mục các trường đại học hàng đầu thế giới.
Thứ sáu, xây dựng cơ chế hỗ trợ sinh viên trên cơ sở tạo điều kiện phát huy năng lực của chính họ. Có một thực tế cần thừa nhận, ngoài quyết tâm học đại học, sinh viên Việt Nam yếu về nhiều mặt từ khả năng tài chính, bản lĩnh xã hội, thái độ tự chủ trong lĩnh hội tri thức, tìm kiếm thông tin, ... Để biến các sinh viên Việt Nam từ thụ động tham gia thị trường giáo dục đại học tới chỗ hoàn toàn chủ động như những người tiêu dùng hiểu biết, họ cần được hỗ trợ. Bài học của nước Mỹ là ngân sách nhà nước cho phát triển giáo dục đại học được cấp theo đầu sinh viên, chứ không phải bao cấp cho các trường đại học theo cơ chế "xin - cho". Khi việc nhận trợ cấp tài chính từ nhà nước không lệ thuộc vào các trường đại học, sinh viên sẽ có quyền tự chủ cao hơn khi đưa ra quyết định lựa chọn nơi học tập của mình. Cũng là bài học từ nước Mỹ, mọi sinh viên đều có thể kiếm thu nhập để trang trải cho việc học bằng cách làm thêm bán thời gian ngay trong trường học của mình, sinh viên cũng