CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Đánh giá sự phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Lý Nhân
Nhân trong giai đoạn 2010- 201
3.3.1.1. Thành công
Về góc độ quản lý nhà nước
Trong những năm qua công tác quản lý nhà nƣớc trên địa bàn huyện Lý Nhân đã đƣợc chú ý quan tâm. UBND huyện đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc, chấp hành và triển khai tốt công tác quy hoạch và thực thi quy hoạch cũng nhƣ công tác kiểm tra và điều chỉnh trong từng giai đoạn cụ thể để vừa đảm bảo theo yêu cầu của tỉnh vừa sát hợp với thực tiễn của địa phƣơng trong lĩnh vực nông nghiệp. Chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nhƣ: Những chính sách ruộng đất; Chính sách đầu tƣ; Chính sách đào tạo cho lao động ở nông thôn; Chính sách phát triển thị trƣờng nông thôn; Chính sách cơ sở hạ tầng; Chính sách khoa học - công nghệ ; Chính sách xã hội ...
Đánh giá phát triển kinh tế nông nghiệp theo tiêu chí về kinh tế:
Theo số liệu thống kê ngành nông nghiệp Hà Nam trong 5 năm qua tình hình kinh tế Lý Nhân có những thay đổi quan trọng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế nông nghiệp năm sau cao hơn năm trƣớc và đều tăng cao hơn tốc độ trung bình của tỉnh. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực, đúng hƣớng, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 30,57%. Nhƣ vậy so với năm 2010 nông nghiệp giảm 8,43%. Đối với những khu vực đang phát triển có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tỉ trọng của nông nghiệp thƣờng chiếm từ 20 - 30% GDP nhƣ vậy việc giảm tỷ trọng nông nghiệp ở huyện Lý Nhân là đúng hƣớng và đã xấp xỉ đạt mức thông thƣờng theo tiêu chí đánh giá đối với khu vực thuần nông
Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có những chuyển biến hết sức tích cực, cụ thể là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi : Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng khá, đến năm 2015 chiếm 50,03% trong cơ cấu nông nghiệp, tăng 6,03% so với năm 2010. Nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo hƣớng công nghiệp và bán công nghiệp gắn ứng dụng công nghệ cao đã đem lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt là triển khai Đề án chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng trong khu dân cƣ; mô hình liên kết “ba nhà” trong cung ứng thức ăn chăn nuôi; Đề án chăn nuôi bò sữa, bò thịt, phát triển chăn nuôi lợn siêu nạc... để tạo ra khối lƣợng hàng hoá lớn, chất lƣợng cao. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển đa dạng các loại hình con nuôi, giá trị sản xuất tăng bình quân 8,05%/năm.
Tỷ trọng nông nghiệp giảm nhƣng giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản tăng bình quân 4,58%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2015 đạt 544 tỷ đồng, tăng 109 tỷ đồng so với năm 2010; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đến nay đạt 93 triệu đồng/ha (tăng 23 triệu đồng/ha so với năm 2010). Đây là một trong những tiêu chí hết sức quan
trọng mà kinh tế nông nghiệp của huyện đã đạt đƣợc so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh
Năng suất lao động đã dần dần đƣợc cải thiện do bà con nhân dân đã tích cực áp dụng các biện pháp KHKT, cải tiến kĩ thuật sản xuất, cải tạo đất, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng sản xuất hàng hoá, có giá trị kinh tế cao.
Cơ sở hạ tầng có sự thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn trong toàn huyện thay đổi rõ rệt, tạo ra cho Lý Nhân thế và lực trong phát triển kinh tế xã hội toàn diện ở giai đoạn tiếp theo.
Triển khai thực hiện mô hình liên kết , mô hình sản xuất trong các đề án sản xuất nông nghiệp ngƣời dân đƣợc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến và đã đạt đƣợc nhiều kết quả , bƣớc đầu hình thành quy mô sản xuất lớn , tạo ra khối lƣợng nông sản hàng hoá có giá trị cao , trình độ kỹ thuật sản xuất của ngƣời nông dân ngày càng đƣợc nâng lên ; nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao , ổn định nhƣ mô hình sản xuất nấm ăn , cánh đồng mẫu, cây vụ đông hàng hóa, chăn nuôi trên nền đê ̣m lót sinh ho ̣c…
Đánh giá phát triển kinh tế nông nghiệp theo tiêu chí về xã hội:
Kinh tế nông nghiệp của huyện đã có những bƣớc phát triển tốt góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện cả về vật chất cũng nhƣ tinh thần. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 ƣớc đạt 28,5 triệu đồng/ngƣời. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 45% do huyện đã đặc biệt quan tâm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, hằng năm, Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm mở từ 10 - 15 lớp đào tạo các nghề về may, thêu ren, chăn nuôi, thú y, nấu ăn... các ngành, đoàn thể tổ chức nhiều lớp dạy nghề theo các chƣơng trình, đề án với hàng trăm lớp cho hàng ngàn lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Việc làm này đã làm cho lao
động nông thôn từng bƣớc tiếp cận với những cách làm mới, nâng cao năng suất lao động.
Quan hệ sản xuất trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có nhiều đổi mới. Thông qua thực hiện mô hình trong các đề án trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành phƣơng thức làm ăn mới , dần tạo nên chuỗi sản xuất hàng hóa khép kín, theo hƣớng tập trung gắn với ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Tạo sự gắn kết trách nhiệm của hộ dân, các doanh nghiệp, ngân hàng, các cấp chính quyền trong các khâu sản xuất, tiêu thụ, chế biến nông sản, vay vốn sản xuất.
Các chƣơng trình quốc gia về giải quyết việc làm, giảm nghèo đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả. Hằng năm, bình quân tạo việc làm mới cho 2.745 ngƣời/năm (trong đó có 200 ngƣời/năm đi xuất khẩu lao động). Công tác giảm nghèo đƣợc quan tâm qua việc thực hiện tốt các chƣơng trình dạy học nghề, vay vốn ƣu đãi phát triển sản xuất, kinh doanh nên trong nhiệm kỳ đã có hàng nghìn hộ thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm nhanh, đến nay còn 4,5%, giảm 8,45% so với đầu nhiệm kỳ. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng đến năm 2015 giảm còn 14,5%.
Đánh giá phát triển kinh tế nông nghiệp theo tiêu chí về về môi trường:
Song song với sự tăng trƣởng về giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái đã đƣợc quan tâm thực hiện trong từng bƣớc đi của sự phát triển kinh tế nông nghiệp trong đó chú trọng những vấn đề thiết yếu trong lĩnh vực môi trƣờng nhƣ giảm số lƣợng hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trƣởng…) trên một đơn vị diện tích đất canh tác theo thời gian. Môi trƣờng sống của nhân dân đƣợc quan tâm chú trọng trong giai đoan 2010 – 2015 đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các xã giải tỏa 157/157 lò gạch thủ công trên địa bàn huyện. Tăng cƣờng
công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, hạn chế khai thác tài nguyên trái phép, xử lý nghiêm các trƣờng hợp khai thác cát trái phép trên sông Châu và sông Hồng.
Công tác vệ sinh môi trƣờng đƣợc quan tâm chỉ đạo quyết liệt: tăng cƣờng tuyên truyền và hỗ trợ kinh phí đầu tƣ trang bị, phƣơng tiện thu gom, vận chuyển rác thải, từng bƣớc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. 23/23 xã, thị trấn đã có bể trung chuyển rác thải; toàn huyện đã thành lập đƣợc 292 tổ thu gom rác thải và hoạt động có hiệu quả; các dự án, các cơ sở sản xuất đều đƣợc thẩm định, đƣợc cấp phép và có cam kết bảo vệ môi trƣờng. Tỷ lệ rác thải đƣợc thu gom đến nay đạt 90%, vƣợt 10% đề ra cho giai đoạn 2010 - 2015.
Các chƣơng trình, dự án về nƣớc sạch nông thôn đƣợc tập trung đôn đốc, đảm bảo tiến độ đề ra. Đến nay, đã hoàn thành và đi vào hoạt động nhà máy nƣớc tại các xã: Phú Phúc, Hòa Hậu, Nhân Mỹ, Nhân Bình, Nguyên Lý, Nhân Thịnh, Thị trấn Vĩnh Trụ; hiện đang tích cực triển khai dự án nhà máy nƣớc sạch tập trung tại các xã: Hợp Lý, Chân Lý. Tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh đến nay đạt 95%.
3.3.1.2. Tồn tại, hạn chế
- Dù kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có những kết quả quan trọng song tốc độ tăng của giá trị gia tăng thấp hơn tốc độ gia tăng của giá trị sản xuất, chứng tỏ ngành nông nghiệp hoạt động chƣa hiệu quả. Chi phí trung gian trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao, trung bình 52,8% và nếu xét theo từng năm thì tốc độ tăng giảm của chi phí trung gian không ổn định cả giai đoạn, chi phí trung gian tăng ở mức 3,4%.
- Xuất phát điểm nông nghiệp, nông thôn của huyện thấp, trong khi nguồn lực của Nhà nƣớc và nhân dân còn rất hạn hẹp: Sản xuất trong ngành nông nghiệp đang ngày càng phải khai thác những tài nguyên ít lợi thế, chi
phí trung gian cho sản xuất ngày càng tăng, năng suất lao động của ngành còn thấp chủ yếu là lao động giản đơn, hàm lƣợng tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp chƣa cao, hiệu quả và năng xuất lao động còn thấp. Tuy nông nghiệp phát triển, nhƣng thu nhập và đời sống của nông dân và những ngƣời làm nông nghiệp còn thấp, nông dân vẫn còn nghèo. Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định và dễ bị ảnh hƣởng do thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trƣờng; các hình thức liên kết trong sản xuất còn chƣa chặt chẽ, thiếu tính ràng buộc, quy mô, phạm vi liên kết còn ở dạng mô hình.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tƣ) và nguồn lực tự nhiên. Mô hình tăng trƣởng này mới chỉ tạo ra đƣợc khối lƣợng nhiều và rẻ nhƣng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chƣa cao.
Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, nhƣng nhìn chung vẫn còn mang nặng tính chất của một nền sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ, phân tán; công nghệ, cơ sở hạ tầng lạc hậu; nhân lực đƣợc đào tạo, có tay nghề chiếm tỷ lệ thấp. Mặt khác, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải tuân theo các quy luật sinh học của cây trồng, vật nuôi nên phải có thời gian mới đem lại kết quả.
- Kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn, nhất là hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống đã đƣợc nâng lên một bƣớc, song chƣa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tiến độ thi công các dự án làm đƣờng giao thông và xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là xây dựng nhà văn hóa thôn của một số xã còn chậm.
- Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở một số xã, thôn, hộ gia đình tuy đã đƣợc thực hiện, nhƣng còn chậm và chƣa vững chắc. Một số địa phƣơng chuyển hƣớng cơ cấu kinh tế còn thiếu quy hoạch, manh mún mang tính chất
tự phát, chƣa khai thác hết tiềm năng lao động, việc khôi phục các ngành nghề truyền thống còn hạn chế, chƣa có sản phẩm hàng hoá mang tính chủ lực.
- Công tác quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực đất đai ở một số địa phƣơng còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng làm nhà trên đất nông nghiệp, tự ý chuyển dổi mục đích sử dụng dất nông nghiệp, công tác dồn điền đổi thửa còn chậm.
- Nhận thức và chỉ đạo ứng dụng khoa học kỹ thuật còn chƣa nhanh, chƣa nhiều, một số nơi còn bảo thủ. Lề lối làm việc của một số cán bộ, công chức chƣa đáp ứng yêu cầu chất lƣợng, hiệu quả công tác chƣa cao, công tác tham mƣu theo nhiệm vụ chức năng còn hạn chế. Công tác phối hợp và thông tin báo cáo có lúc, có nơi còn chậm, việc xử lý thông tin chƣa kịp thời làm ảnh hƣởng đến công tác quản lý, điều hành.
- Bên cạnh đó, do biến đổi khí hậu nên thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp khó lƣờng nhƣ bão gây thiệt hại cho sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, nhất là cây vụ Đông và ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân.
- Dịch bệnh lớn nhƣ tai xanh, lở mồm long móng xuất hiện trên trên đàn gia súc, gia cầm; bên cạnh đó dịch hại trên cây lúa, cây màu… ảnh hƣởng lớn đến tiến độ phát triển về số lƣợng, chất lƣợng của các loại cây trồng, vật nuôi.
- Khủng hoảng tài chính, lạm phát kinh tế, suy thoái kinh tế thế giới, trong nƣớc ảnh hƣởng bất lợi cho sản xuất, kinh tế xã hội, tác động đến nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh.
3.3.1.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:
- Ý thức sản xuất của ngƣời dân một số vùng còn mang tính sản xuất nhỏ, phong tục tập quán còn lạc hậu, sớm thỏa mãn về kết quả thu nhập hiện tại và còn có tƣ tƣởng trồng chờ, ỉ lại; phong cách làm việc của một số cán bộ chậm đổi mới.
- Cơ chế, chính sách thiếu đột phá, chậm đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, việc tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém. Nhìn chung, chủ trƣơng chính sách ban hành nhiều nhƣng thực hiện chƣa triệt để do thiếu nguồn lực tài chính, thiếu quyết liệt trong triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc. Trách nhiệm của các cấp uỷ và chính quyền ở cơ sở còn hạn chế.
- Đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, so với vị trí, vai trò và yêu cầu phát triển, hiệu quả đầu tƣ chƣa cao:
+ Đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn thời gian qua còn ít, thấp hơn nhiều so với vị trí, tiềm năng và nhu cầu phát triển trong khi hiệu quả đầu tƣ lại chƣa cao. Việc huy động các nguồn vốn đầu tƣ của các thành phần kinh tế khác vào nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế.
+ Việc phân bổ vốn đầu tƣ công trong nội bộ ngành tập trung chủ yếu cho hạ tầng cơ bản có tính chất phi sản xuất hoặc chậm sinh lời chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi vốn đầu tƣ trực tiếp cho sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và các chƣơng trình, dự án mang tính chất hỗ trợ sản xuất và sinh lợi còn thấp.
+ Chất lƣợng kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn còn thấp. Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, chƣa đảm bảo phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, nhất là giao thông nội đồng, giao thông và thủy lợi ở các vùng nguyên liệu.
- Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm, chƣa tạo bƣớc đột phá trong nâng cao năng suất, chất lƣợng và giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế và chƣa có chính sách “đủ mạnh” để phát triển.
- Chƣa có chế tài đủ mạnh để ràng buộc doanh nghiệp và ngƣời dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Cải cách hành chính diễn ra còn chậm so với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn,...
3.3.2. Một số vấn đề đang đặt ra trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Lý Nhân
3.3.2.1. Nông nghiệp tuy tăng trưởng khá, nhưng thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh thấp; cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển