Nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 72 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam gia

Nam giai đoạn 2015 - 2020

4.2.1. Lĩnh vực trồng trọt

- Quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn ở khu vực bãi màu ven sông Hồng và sông Châu với các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.

Hình thành các vùng chuyên canh nhƣ vùng lúa chất lƣợng cao, vùng rau an toàn, vùng chăn nuôi tập trung.

Đảm bảo ổn định diện tích đất trồng lúa hai vụ, trong đó diện tích lúa hàng hóa chất lƣợng cao chiếm trên 50%.

Phát triển đất màu chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, củ, quả sạch, có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp thực phẩm. Triển khai vùng trồng cây dƣợc liệu cung ứng cho sản xuất của các nhà máy sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng.

Chuyển diện tích đất bãi, đất trồng lúa kém hiệu quả, đất ven sông sang trồng cỏ, ngô phục vụ chăn nuôi bò sữa.

Chuyển đổi diện tích các loại cây trồng năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn nhƣ trồng rau, màu.

Nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu” với bình quân mỗi xã có ít nhất 01 mô hình. Duy trì và phát huy hiệu quả sản xuất vụ đông.

Bảng 4: Dự kiến diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 Đơn vị: ha Loại hình sử dụng đất Kiểu hình sử dụng đất Diện tích năm 2013 Diện tích năm 2020 Tăng, giảm Tiểu vùng 1:

1. Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa

mùa 528,78 479,18 - 49,6 2. Chuyên rau, màu Lạc - Ngô - Đậu tƣơng 328,05 333,68 + 5,63 Ngô - Đậu tƣơng - Dƣa chuột 302,83 313,04 + 10,21 Chuyên rau 202,07 206,43 + 4,36 3. 2 vụ lúa - 1 vụ màu

Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô Đông

505,17 518,6 + 13,43

mùa - Lạc 4. Nuôi trồng

thủy sản Chuyên cá thịt 315,73 320,93 + 5,2

Tiểu vùng 2:

1.Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa

mùa 1.768,03 1.723,53 - 44,5

2. 2 vụ lúa - 1 vụ màu

Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang

802,04 812,95 + 10,91

Lúa xuân - Lúa

mùa - Khoai tây 818,82 832,40 + 13,58 Lúa xuân - Lúa

mùa - Ngô đông 792,68 801,10 + 8,42

3.Cây ăn quả Vải 70,08 77,58 + 7,50

4. Nuôi trồng thủy sản Chuyên cá thịt 473,74 477,83 + 4,09 Tiểu vùng 3: 1. Chuyên rau, màu

Ngô xuân - Ngô

mùa - Bí xanh 452,50 458,52 + 6,02 Ngô xuân - Đậu

tƣơng - Ngô đông

501,68 512,1 + 10,42

Chuyên rau 528,02 512,22 - 15,8 2. Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa

mùa 937,06 884,36 - 52,70

3. 2 vụ lúa - 1 vụ màu

Lúa xuân - Lúa

mùa - Khoai tây 1.035,38 1083,88 + 48,50 4. Nuôi trồng

thủy sản Chuyên cá thịt 752,83 756,39 + 3,56 Tiểu vùng 1 diện tích đất lúa bị thu hẹp nên để đảm bảo an toàn lƣơng

thực phải chuyển đổi đất chuyên lúa từ 2 vụ sang 3 vụ lúa, đƣa vào gieo trồng các giống lúa cho năng suất cao.

Tiểu vùng 2 chú trọng phát triển loại hình sử dụng đất 2 lúa 1 màu và nuôi trồng thủy sản.

Tiểu vùng 3 tích cực đầu tƣ cho loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu, chuyên rau, màu và nuôi trồng thủy sản, trồng các loại rau củ có giá trị kinh tế cao.

4.2.2. Trong lĩnh vực chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp, bán công nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ và bảo vệ môi trƣờng, phấn đấu có 75% hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; đặc biệt là mở rộng quy mô đàn bò và các loại gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu đến năm 2020: tổng đàn bò đạt 21.000 con (trong đó có 6.000 con); đàn lợn có 130.000con với tổng sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng đạt 21.000 tấn/ năm trở lên; 7000 tấn cá thịt (trong đó có 1000 tấn cá bằng phƣơng pháp nuôi cá lồng), gia cầm, nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng chăn nuôi chiếm 60% trong sản xuất nông nghiệp.

4.2.3. Trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp

Từng bƣớc đẩy mạnh các khâu trong dịch vụ nông nghiệp nhƣ cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, vật tƣ nông nghiệp...

4.2.4. Trong lĩnh vực Thủy sản

Phát triển các con nuôi thủy sản chủ lực nhƣ cá trắm cỏ, cá chép lai, cá rô phi đơn tính,...và thủy đặc sản nhƣ cá trắm đen, cá lăng chấm, ba ba, lƣơn, ếch... nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo hình thức thâm canh, bán thâm canh, đặc biệt tại khu nuôi trồng thủy sản tập trung, các vùng ruộng trũng chuyển đổi và các ao hồ nhỏ có nguồn nƣớc tƣới tiêu thuận lợi. Phát triển nuôi cá lồng trên sông Hồng với các đối tƣợng là con nuôi thủy đặc sản.

4.2.5. Xây dựng nông thôn mới

Thực hiện các chƣơng trình, đề án phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho ngƣời dân. Phấn đấu đến năm 2020 đạt huyện chuẩn nông thôn mới (trong đó có ít nhất 75% số xã đạt chuẩn nông thôn mới).

4.3. Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)