CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP CỤ THỂ ĐƢỢC SỬ DỤNG ĐỂ THỰC HIỆN
2.2.3. Phương pháp gắn liền logic với lịch sử
Quan hệ logic là quan hệ tất nhiên, có nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử đó là những hiện thực của logic ở một đối tƣợng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp, trong đó chứa đựng những ngẩu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.
Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phƣơng pháp logic và lịch sử, đề tài sử dụng phƣơng pháp này nhằm đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu sau:
- Xác định đƣợc một giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn 5 năm từ năm 2009-2013). Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu vừa là giai đoạn có tính biến động cao đối với tình hình chi NSNN nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng.
- Tìm ra đƣợc tính logic của thực trạng chi ngân sách của huyện Lệ Thủy cũng nhƣ cơ cấu nội tại chi ngân sách để phát triển kinh tế của huyện Lệ Thủy.
- Xác định những nhân tố ảnh hƣởng hay những tiền đề chi ngân sách để phát triển kinh tế huyện Lệ Thủy giai đoạn nghiên cứu và của thời gian tới.