Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 105 - 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH

4.2.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ

lý tài chính ngân sách

Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý ngân sách từ cấp huyện đến xã và các ban ngành trên địa bàn huyện là giải pháp quan trọng, thƣờng xuyên, đảm bảo nguyên tắc hoạt động của bộ máy tinh gọn hiệu quả, trình độ năng lực của cán bộ đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý ngân sách; Do đó cần thực hiện một số nội dụng sau:

Tiếp tục rà soát lại số lƣợng cán bộ và sắp xếp hợp lý chức năng nhiệm vụ của cơ quan tài chính cấp huyện và kế toán ngân sách các xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính trong giai đoạn mới một cách có hiệu quả. Đối với cán bộ cấp huyện cần thƣờng xuyên bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng nhƣ phẩm chất, quan điểm, lập trƣờng, ý thức trong công tác chi ngân sách tránh đƣợc sai sót, tiêu cực và hoàn thành nhiệm

vụ đƣợc giao, góp phần làm lành mạnh hóa lĩnh vực tài chính, nâng cao hiệu quả công tác chi ngân sách. Đối với cán bộ làm công tác quản lý ngân sách các xã, thị trấn cần phải rà soát, sắp xếp, bố trí một cách hợp lý đảm bảo lựa chọn đƣợc cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức lối sống. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ ngân sách cấp xã, thị trấn đồng thời có chính sách cán bộ một cách thống nhất, tránh tình trạng hụt hửng khi cán bộ nghĩ việc hoặc thay đổi công tác. Cán bộ quản lý ngân sách cấp xã, thị trấn đòi hỏi phải có trình độ cao và khả năng tổng hợp để bao quát toàn bộ hoạt động quản lý ngân sách trên địa bàn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sử dụng ngân sách cấp huyện và các xã, thị trấn để nâng cao hiệu quả tham mƣu điều hành ngân sách. Mở rộng việc ứng dụng các phần quản lý thu chi ngân sách, phần mềm quyết toán chi thƣờng xuyên và vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản. Tăng cƣờng tập huấn, hƣớng dẫn cán bộ làm công tác quản lý ngân sách cấp huyện, xã về việc sử dụng phần mềm quản lý thu chi ngân sách huyện, quyết toán ngân sách địa phƣơng và phần mềm kế toán đối với các đơn vị HCSN. Thời gian tới phải mở rộng sử dụng phần kế toán đối với tất cả các đơn vị HCSN trên địa bàn và đề xuất huyện cho phép hợp đồng xây dựng một số phần mềm liên quan đến quản lý thu chi, quyết toán ngân sách, kế hoạch đầu tƣ, quản lý dự toán các đơn vị HCSN...; tiếp tục xây dựng và áp dụng hệ thống chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lƣợng ISO 9001:2000 đối với cấp giấy phép đầu tƣ và tiến tới áp dụng quy trình quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản. Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ quản lý tài chính, cơ quan tài chính, Thuế, Kho bạc phối hợp thực hiện hoàn chỉnh qui trình xử lý thông tin qua mạng trung tâm, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thông tin của lãnh đạo và cập nhật báo cáo tài chính ngân sách.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng, đảm bảo vận hành tốt cơ chế

một cửa nhằm giảm bớt đầu mối, xóa bỏ các thủ tục phiền hà (nếu có), nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ máy quản lý chi đặc biệt là trong lĩnh vực cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản; Cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ làm công tác quản lý ngân sách. Ban hành những quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và đạo đức cho cán bộ tài chính huyện, đồng thời có chính sách đãi ngộ cho cán bộ quản lý tài chính, kế hoạch, cán bộ kế toán và cán bộ cấp phát quản lý đầu tƣ.

Tăng cƣờng công tác quản lý cán bộ gắn liền với việc thƣờng xuyên chấn chỉnh, siết chặt kỷ cƣơng, kỷ luật trong đơn vị. Tiến hành rà soát lại và kịp thời có biện pháp tăng cƣờng quản lý cán bộ cơ sở. Tổ chức thực hiện chế độ trách nhiệm cán bộ, xây dựng chế độ trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị trong thi hành công vụ. Tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra các biện pháp quản lý cán bộ có hiệu quả. Ngăn ngừa hạn chế đƣợc các hiện tƣợng tiêu cực, thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở từng đơn vị thuộc ngành tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)